Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Có được đi làm khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú không?

Cấm đi khỏi nơi cư trú cũng là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến. Vậy, cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Trường hợp bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?

1. Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Đối tượng áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú

Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn các mối nguy hiểm cho xã hội, ngăn chặn tội phạm tiếp tục xảy ra. Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự, cấm đi khỏi nơi cư trú là việc yêu cầu bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng không được đi ra khỏi nơi cư trú nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Theo đó, biện pháp chăn chặn này được áp dụng đối với trường hợp:

-  Phạm tội ít nghiêm trọng;

- Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu nhưng đối tượng phải có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn với cơ quan điều tra.

Khi áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành lập giấy cam đoan bị can, bị cáo không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền nếu có giấy triệu tập.

Trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng để tạm thời rời khỏi nơi cư trú thì phải có sự đồng ý, xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong các biện pháp ngăn chặn phổ biến (Ảnh minh họa)

2. Ai có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

- Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng.

3. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

“Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”.

Theo đó, có thể thấy thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại mỗi giai đoạn được quy định như sau:

- Giai đoạn điều tra: Do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra;

- Giai đoạn truy tố: Do Viện kiểm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố;

- Giai đoạn xét xử: Do Toà án quyết định nhưng không được quá thời hạn xét xử.

- Người bị kết án phạt tù: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

4. Bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?

Điểm a khoản 1 Điều 123 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 nêu rõ, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự thì:

“Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, để tiếp tục được đi làm cần liên hệ, xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý để được sự đồng ý và cấp giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú.

Trên đây là giải đáp về các nội dung liên quan đến cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu còn vướng mắc liên quan đến bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.