Hướng dẫn cách tra cứu thông tin mộ liệt sĩ online

Trước đây, việc tìm thông tin mộ liệt sĩ phải thông qua giấy báo tử, cơ quan quản lý… Hiện nay chỉ cần một vài thao tác đơn giản là có thể tra cứu thông tin mộ liệt sĩ online.

Cách tra cứu thông tin mộ liệt sĩ online

Bước 1: Truy cập vào trang web: http://thongtinlietsi.gov.vn/tra-cuu

Bước 2: Trang được chia thành các phần thông tin tìm kiếm gồm:

- Tên liệt sĩ, năm sinh, năm hi sinh;

- Quê quán (Tỉnh/thành phố, Quận/huyện, Xã/phường)

- Nghĩa trang yên nghỉ (Tỉnh/Thành phố, Quận/huyện, Xã/phường, Nghĩa trang, Lô mộ, Khu mộ).

Cách tra cứu thông tin mộ liệt sĩ online (Ảnh minh họa)

Có thể tìm kiểm thông tin liệt sĩ theo các thông tin trên. Cụ thể:

Tìm mộ liệt sĩ theo tên

Trường hợp chỉ nhớ tên liệt sĩ, không nhớ bất kỳ thông tin nào khác thì trang web sẽ liệt kê toàn bộ những liệt sĩ có tên trong cơ sở dữ liệu để người tra cứu tham khảo.



Tìm mộ liệt sĩ theo tên, năm sinh/năm hi sinh

Tương tự như trường hợp trên, trang web sẽ liệt kê tất cả những liệt sĩ có tên trong cơ sở dữ liệu có cùng tên, cùng năm sinh/năm hi sinh để người tìm tham khảo.

Tìm mộ liệt sĩ theo tên, nghĩa trang yên nghỉ

Nếu người tìm nhớ tên và nơi chôn cất của liệt sĩ thì nhập thông tin vào các ô “Tên”, “Nghĩa trang yên nghỉ” rồi nhấn vào ô Tìm kiếm. Ở phần “Nghĩa trang yên nghỉ” không cần điền thông tin “Lô mộ” và “Số mộ”.

Tuy nhiên, các thông tin khác cần được nhớ chính xác để có thể tìm được đúng vị trí của mộ liệt sĩ tại nghĩa trang.

Người tìm kiếm có thể xem được ảnh chụp mộ liệt sĩ, tiểu sử của liệt sĩ (một số thông tin chưa đầy đủ), vị trí cụ thể của mộ liệt sĩ trên sơ đồ (khu, lô, hàng, số mộ).

Trên đây là cách tìm mộ liệt sĩ online trên khắp cả nước thông qua trang thongtinlietsi.gov.vn. Trang web hiện vẫn liên tục được cập nhật thêm cơ sở dữ liệu, giúp các thân nhân đi tìm mộ liệt sĩ được thuận tiện và chính xác hơn.

Chế độ thăm viếng mộ liệt sĩ mới nhất

Điều 155, 156, 157, 158 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, hồ sơ, thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ như sau:

Đối tượng: Thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người kể cả người đang hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ)/người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ.

Nguyên tắc: Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ 01 lần/năm/mộ liệt sĩ.

Điều kiện thăm viếng mộ liệt sĩ:

- Liệt sĩ có tên trong danh sách liệt sĩ của nghĩa trang liệt sĩ trong nước.

- Liệt sĩ có thông tin địa danh nơi hi sinh trong nước căn cứ một trong các giấy tờ sau:

  • Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc cấp;

  • Bản sao được chứng thực từ giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh.

Hồ sơ, thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ

Bước 1: Người đi thăm viếng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ theo Mẫu số 31 Phụ lục I Nghị định 131/2021.

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận gia đình hoặc thân nhân liệt sĩ; quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

- Một trong các giấy tờ sau:

Đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ.

Đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ:

  • Giấy xác nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ về việc có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
  • Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc cấp;
  • Bản sao được chứng thực từ giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hi sinh.

Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ kiểm tra và cấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý mộ hoặc thuộc địa phương nơi liệt sĩ hi sinh trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ.

Bước 4: Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ đã được xác nhận đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ để nhận hỗ trợ.

Bước 5: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ thực hiện chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận giấy giới thiệu có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thăm viếng mộ/địa phương nơi liệt sĩ hy sinh.

Trường hợp thân nhân/người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng thì có thể di chuyển hài cốt liệt sĩ.

Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu thông tin mộ liệt sĩ online, nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.