Cách tính múi giờ đơn giản, chuẩn xác nhất

Ngày nay, cách tính múi giờ đã được nghiên cứu với công thức tính chuẩn xác. Sự ra đời của công thức tính đã giúp con người canh chuẩn thời gian, thuận tiện trong sinh hoạt. Cùng tìm hiểu về cách thức tính múi giờ trong bài viết dưới đây.
Cách tính múi giờ đã được nghiên cứu với công thức chuẩn xác
Cách tính múi giờ đã được nghiên cứu với công thức chuẩn xác (Ảnh minh hoạ)

1. Múi giờ là gì?

Múi giờ hay còn gọi là giờ địa phương. Mỗi múi giờ tương ứng với một vùng trên Trái Đất mà con người sẽ quy ước chung một tiêu chuẩn thời gian. Về lý thuyết, trong phạm vi một múi giờ, toàn bộ đồng hồ trong vùng này đều sẽ được căn chỉnh về chung 1 giờ nhất định.

Theo hiệp định quốc tế, múi giờ sẽ được phân chia dựa trên các đường kinh tuyến trên Trái Đất.

Đài thiên văn Hoàng gia Anh (Greenwich - London) là nơi kinh tuyến 0 chạy qua. Vì vậy, nơi đây sẽ được quy ước là giờ chuẩn hay giờ quốc tế. Từ đó, Trái Đất sẽ phân thành 24 đường kinh tuyến ứng với 24 múi giờ. Mỗi múi giờ sẽ cách nhau tới 1 tiếng (1 giờ).

Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời sinh ra các vị trí khác nhau. Vì thế, múi giờ tại mỗi nước cũng khác nhau. Tuy nhiên, tại một số quốc gia và lãnh thổ, thời gian sẽ phân thành ½ theo địa lý.

Múi giờ GMT và múi giờ UTC là hai định nghĩa liên quan đến mốc thời gian trên thế giới.

Múi giờ GMT (Greenwich Mean Time) còn gọi là giờ mặt trời/giờ trái đất. GMT là một giờ trung bình hằng năm được tính dựa trên thời gian mặt trời di chuyển qua đường kinh tuyến gốc tại Đài thiên văn Hoàng gia.

Múi giờ UTC (Coordinated Universal Time) còn gọi là giờ phối hợp quốc tế/giờ thế giới. Đây là múi giờ được cục Cân đo Quốc tế (BIPM) kiến nghị làm cơ sở pháp lý để chọn mốc thời gian chuẩn. Múi giờ UTC được xem là chuẩn quốc tế về thời gian khi thực hiện bằng phương pháp nguyên tử.

Múi giờ UTC còn gọi là giờ phối hợp quốc tế/giờ thế giới
Múi giờ UTC còn gọi là giờ phối hợp quốc tế/giờ thế giới (Ảnh minh hoạ)

Múi giờ UTC được định vị qua giờ quốc tế (UT) và giờ nguyên tử quốc tế (TAI):

  • UT (Universal Time) được định vị theo số vòng quay của Trái đất. Không phải khi nào giờ của thế giới cũng bằng nhau. Bởi Trái đất sẽ quay với tốc độ không ổn định quanh trục của nó.

  • TAI (International Atomic Time) là kết quả của hơn 200 đồng hồ nguyên tử quốc tế.  Vậy nên nó có tính chính xác cao, gần như tuyệt đối.

Vì vậy so với GMT, UTC được coi là múi giờ chuẩn xác hơn. Hiện nay, UTC đã dần thay thế múi giờ GMT trên nhiều ứng dụng và hệ thống. Một số lĩnh vực áp dụng múi giờ UTC như hàng không - vũ trụ, viễn thông và kỹ thuật.

2. Cách tính múi giờ đơn giản nhất

Sau đây là cách tính múi giờ đơn giản và chuẩn xác nhất mà bạn có thể áp dụng:

2.1 Công thức tính múi giờ chung cho toàn thế giới

Trái Đất có hình cầu và chuyển động theo chiều từ Đông sang Tây nên có sự lệch múi giờ. Một nửa bên bán cầu là ngày, còn nửa bên còn lại là đêm. Do đó, con người đã sáng tạo nên công thức tính giờ chung cho toàn thế giới như sau:

Tm = To + M

Trong đó:

  • Tm là múi giờ;

  • To là giờ GMT;

  • M là ký hiệu số của múi giờ kinh tuyến.

Khi biết múi giờ kinh độ, ta sẽ tính được giờ khu vực địa phương và ngược lại.

Công thức tính:

TM = Tm ± Dt.

Trong đó:

  • Dt là khoảng chênh lệch về thời gian kinh độ giữa múi giờ và kinh độ cần xác định giờ;

  • +Dt là bán cầu đông;

  • -Dt là tây bán cầu.

Khi đó, chúng ta có công thức tính giờ Trái Đất tại cả 2 bán cầu sẽ là:

  • Giờ ở phía Đông bán cầu = Giờ khu vực địa phương + Giờ GMT

  • Giờ ở phía Tây bán cầu = Giờ khu vực địa phương – Giờ GMT

Lưu ý: Khi tính toán, điểm trên cùng một bán cầu không thay đổi theo ngày. Bên cạnh đó, bán cầu không chỉ thay đổi giờ mà còn đổi cả ngày.

Khi tính múi giờ, lưu ý điểm trên cùng một bán cầu không đổi theo ngày
Khi tính múi giờ, lưu ý điểm trên cùng một bán cầu không đổi theo ngày (Ảnh minh hoạ)

Nguyên tắc thay đổi ngày được tính từ kinh tuyến 180 độ. Nếu vòng quay đi từ Tây sang Đông (qua kinh tuyến 180 độ) thì lùi 1 ngày. Còn đi từ Đông sang Tây (qua kinh tuyến 180 độ) thì tăng lại 1 ngày.

2.2 Công thức tính múi giờ tại Việt Nam

Việt Nam nằm trên kinh tuyến số 7. Vì vậy nước ta có múi giờ số 7, ký hiệu GMT +7, tức giờ sẽ đi trước giờ GMT là 7 giờ.

Sau đây là cách tính múi giờ Việt Nam:

  • Ví dụ To hiện tại là 4 giờ 30 phút;

  • M của Việt Nam là +7;

  • Vậy ta sẽ có Tm = 4 giờ 30 phút + 7 giờ. Vậy nên nếu tại Anh là 4 giờ 30 phút, thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 11 giờ 30 phút.

Cách tính múi giờ Việt Nam vô cùng đơn giản, dễ áp dụng
Cách tính múi giờ Việt Nam vô cùng đơn giản, dễ áp dụng (Ảnh minh hoạ)

Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Indonesia cũng đều có múi giờ số 7. So với nhiều nước trên thế giới, múi giờ Việt Nam cũng có sự chênh lệch cụ thể như:

  • Mỹ là đất nước có GMT -5, còn Việt Nam có GMT +7. Vì thế, giờ Việt Nam sẽ nhanh hơn giờ Mỹ 12 giờ.

  • Còn đối với Nga, giờ Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn giờ Nga tới 4 giờ. Bởi Nga có múi giờ là GMT +3. Ví dụ giờ Nga đang là 6 giờ sáng thì giờ Việt Nam sẽ là 10 giờ sáng.

  • Giờ Anh được xem là giờ gốc theo thang đo Greenwich, tức GMT +00. So với Việt Nam là GMT +7, thì giờ Việt Nam sẽ nhanh hơn giờ Anh 7 giờ. Đức là nơi sử dụng múi giờ GMT +1, nên Việt Nam và Đức có sự lệch thời gian tới 6 giờ.

  • Còn tại Nhật Bản, múi giờ của thủ đô Tokyo là GMT +9. Do đó, giờ tại Nhật Bản sẽ luôn nhanh hơn giờ Việt Nam 2 giờ. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là nơi có GMT +9. Vậy nên giờ Hàn Quốc và Việt Nam cũng chênh lệch nhau 2 giờ.

  • Mặc dù Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn nhưng tại Trung thực tế chỉ sử dụng 1 múi giờ là GMT +8, nghĩa là nhanh hơn giờ Việt Nam 1 giờ.

3. Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về múi giờ trên trái đất

Thế giới luôn tồn tại nhiều điều thú vị về múi giờ
Thế giới luôn tồn tại nhiều điều thú vị về múi giờ (Ảnh minh hoạ)

Múi giờ trên Trái Đất ẩn chứa nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết. Sau đây là một số điểm thú vị tiêu biểu nhất:

  • Quốc gia có múi giờ nhỏ nhất trên thế giới: Đó là một hòn đảo nhỏ nằm ở bờ biển Baltic thuộc sở hữu của hai nước Thụy Điển và Phần Lan. Vì thuộc sở hữu của hai quốc gia nên múi giờ của đảo bị chia hai. Mặc dù có diện tích cực nhỏ nhưng hòn đảo vẫn phải bắt buộc sử dụng 2 múi giờ theo ranh giới giữa hai quốc gia.

  • Quốc gia đầu tiên đón năm mới: Nhiều người nhầm tưởng Sydney (Australia) là nơi đón năm mới đầu tiên. Tuy nhiên, sự thật là Tonga (trên Thái Bình Dương) và đảo Christmas thuộc Cộng hòa Kiribati là hai nơi đón năm mới sớm nhất thế giới.

  • Quốc gia cuối cùng đón năm mới: Trong khi tất cả quốc gia khác đã qua giao thừa và đón năm mới thì thành phố Honolulu (Hawaii, Mỹ) mới bắt đầu bước qua giao thừa.

  • Tuy ở gần nhưng hai đất nước này lệch nhau tới 24 giờ: Đó là Samoa, thuộc một phần lãnh thổ Mỹ tại Thái Bình Dương và quần đảo Lines. Tuy chỉ cách nhau khoảng 2000km nhưng lại lệch nhau tới 24 giờ.

  • Pháp là nơi có nhiều múi giờ nhất: Dù trên thực tế, Pháp chỉ đang sử dụng múi giờ UTC +1 và UTC +2. Tuy nhiên trong đất nước Pháp, các tỉnh/lãnh thổ hải ngoại vào bất cứ thời điểm nào cũng đều trôi qua 12 múi giờ. Lý do là vì các tỉnh/lãnh thổ do Pháp quản lý có thể nằm ngoài ranh giới Châu Âu. Những nơi này rải rác khắp thế giới.

Tóm lại, cách tính múi giờ đã giúp cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn. Dựa vào công thức, bạn sẽ dễ dàng tính được múi giờ của tất cả quốc gia trên thế giới. Mong rằng qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(21 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Nhằm tăng chất lượng học tập và giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến tiến hành đổi mới chương trình với sự cải tiến của sách giáo khoa lớp 10 mới. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu về những cải cách trong sách giáo khoa lớp 10 mới.