Cách tính điểm thi đánh giá năng lực mới nhất

Bên cạnh kỳ thi THPT quốc gia thì xét tuyển đại học thông qua các kỳ thi đánh giá năng lực cũng rất được quan tâm. Vậy cách tính điểm đánh giá năng lực thế nào?

1. Thi đánh giá năng lực là gì? Gồm những nội dung gì?

Thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Kỳ thi đánh giá năng lực được xem là một bài kiểm tra để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện.

Thi đánh giá năng lực là gì
Thi đánh giá năng lực là gì? (Ảnh minh họa)

Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh sẽ có thêm cơ hội được trúng tuyển vào trường mong muốn đồng thời đây cũng là cơ hội để kiểm tra, ôn tập lại lượng kiến thức đã học ở cấp trung học phổ thông trước khi bước vào ngưỡng đại học.

Nội dung bài thi đánh giá năng lực sẽ tích hợp giữa kiến thức và tư duy, thông qua hình hình thức trả lời câu hỏi. Thông thường, các kỹ nội dung giá năng lực sẽ bao gồm các môn liên quan đến việc tư duy logic, phân tích số liệu, khả năng sử dụng ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề.

2. Cách tính điểm đánh giá năng lực mới nhất

Mỗi trường đại học sẽ có cách tính điểm đánh giá năng lực khác nhau. Vì vậy thí sinh cần quan tâm đến cách tính điểm của cơ sở mình dự định thi.

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực
Cách tính điểm thi đánh giá năng lực (Ảnh minh họa)

2.1. Cách tính điểm của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được tính theo thang điểm 1200 gồm 120 câu hỏi. Tuy nhiên, mỗi câu hỏi sẽ có điểm số khác nhau thay vì mỗi câu đều được 10 điểm.

Tùy vào độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi, mỗi câu hỏi và từng phần thi sẽ có mức điểm khác nhau. Trong đó mức điểm tối đa của từng phần thi được quy định lần lượt là:

  • Phần ngôn ngữ: 400/1200 điểm

  • Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: 300/1200 điểm

  • Phần giải quyết vấn đề: 500/1200 điểm

Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được tính theo công thức sau:

Điểm thi đánh giá năng lực = Tổng điểm 3 phần thi + Điểm ưu tiên (nếu có)

Nếu tính  theo thang điểm 30 thì áp dụng công thức quy đổi như sau:

Điểm thang 30 = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

2.2. Cách tính điểm của trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội được tính theo thang điểm 150 điểm. Điểm số được tính bằng tổng số đáp án trả lời đúng của thí sinh, trong đó:

  • Phần tư duy định lượng: 50 câu hỏi toán học/75 phút;

  • Phần tư duy định tính:  50 câu hỏi ngữ văn và ngôn ngữ/60 phút;

  • Phần khoa học: 50 câu hỏi (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội)/ 60 phút.

Trong bài thi sẽ xuất hiện 01 - 04 câu hỏi thử nghiệm và không tính điểm, xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Thời gian làm bài của thí sinh sẽ kéo dài thêm 02 - 04 phút nếu có câu hỏi thử nghiệm.

Nếu thí sinh trả lời đúng, thí sinh sẽ nhận được +1 điểm, nếu trả lời sai hoặc không trả lời thì thí sinh không được tính điểm.

Điểm thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội được tính theo công thức sau:

Điểm thi đánh giá năng lực = Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy định tính + Điểm Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội

Nếu tính  theo thang điểm 30 thì áp dụng công thức quy đổi như sau:

Điểm thang 30 = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

2.3. Cách tính điểm của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Bách Khoa Hà Nội được tính theo thang điểm 100 thực hiện trong thời gian 150 phút.

Nội dung câu hỏi sẽ bao gồm các kiến thức: tư duy toán học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề.

Bài thi sẽ thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm với cấu trúc như sau::

  • Phần Toán học: 40 điểm/60 phút

  • Phần Đọc hiểu: 20 điểm/30 phút

  • Phần Giải quyết vấn đề: 40 điểm/60 phút

3. Lệ phí thi Đánh giá năng lực

Do mỗi trường có tổ chức thi đánh giá năng lực riêng nên lệ phí tại mỗi trường cũng sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là lệ phí thi tại một số trường để thí sinh tham khảo:

3.1. Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Lệ phí đăng ký dự thi: 300.000 đồng/lượt thi.

Thí sinh có thể nộp lệ phí bằng các phương thức thanh toán sau:

  • Ví Viettel Money;

  • Ví Momo;

  • Ví Payoo;

  • Chuyển khoản qua ngân hàng.

3.1. Bài thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Lệ phí đăng ký dự thi: 500.000 đồng/lượt thi.

Thí sinh có thể nộp lệ phí bằng các phương thức thanh toán sau:

  • Viettel Money;

  • Chuyển khoản qua ngân hàng.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Cách tính điểm thi đánh giá năng lực mới nhất?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?