Cách tính cán cân xuất nhập khẩu chuẩn nhất hiện nay

Khi toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, việc hiểu và áp dụng đúng cách tính cán cân xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Bài viết sẽ giải thích cách tính cán cân xuất nhập khẩu đến năm 2024 chính xác nhất.

1. Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

1.1 Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu hay còn gọi là cán cân thương mại, là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) của một quốc gia tại một giai đoạn nhất định, hay còn được hiểu là mức chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu

Trong trường hợp:

  • Tổng giá trị xuất khẩu bé hơn nhập khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là nhập siêu. Cho thấy kinh tế đang tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.

  • Tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi nhập khẩu để xem tình tình sức khoẻ kinh tế quốc gia. Nếu:

  • Kết quả > 0 => thặng dư

  • Kết quả > 0 => thâm hụt

  • Kết quả = 0 => cán cân xuất nhập khẩu đang thăng bằng

cách tính cán cân xuất nhập khẩu
Khái niệm và cách tính cán cân xuất nhập khẩu (Ảnh minh hoạ)

1.2 Tác động của cán cân xuất nhập khẩu tới nền kinh tế

Cán cân xuất nhập khẩu đóng vai trò như một cán cân thương mại trong nền kinh tế quốc gia và có những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Chỉ số này đóng vai trò then chốt trong việc phản ánh sức khỏe kinh tế của một quốc gia.

Tác động tới tỷ giá hối đoái:

Khi cán cân xuất nhập khẩu thâm hụt, lượng hàng xuất khẩu thấp hơn lượng hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp buộc phải sử dụng ngoại tệ của quốc gia khác để mua hàng hoá. Nhu cầu ngoại tệ tăng có thể làm giá trị đồng nội tệ  giảm.

Tuỳ vào xuất siêu hay nhập siêu mà nhu cầu dự trữ ngoại hối của một quốc gia cũng sẽ biến động không ngừng.

Nền kinh tế vĩ mô:

Cán cân xuất nhập khẩu hay nói cách khác là cán cân thương mại tác động trực tiếp đến nền kinh tế vĩ mô của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế: Xuất siêu đóng góp tích cực vào GDP của một quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khẳng định tầm vóc quốc gia trên trường quốc tế, thể hiện đẳng cấp sản xuất và kinh doanh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu.

Ngược lại, nhập siêu làm suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia hiện đang thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

- Lạm phát: Cán cân xuất nhập khẩu thâm hụt có thể dẫn đến lạm phát. Khi đó, nhiều nguyên liệu trong nước không sản xuất được mà phải nhập từ nước ngoài khiến giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước tăng cao.

- Mức độ đầu tư và cơ hội việc làm: Xuất siêu làm tăng dòng vốn đầu tư vào nội địa, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, đặc biệt là trong các ngành xuất khẩu mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển và năng suất lao động quốc gia. Thu nhập của người lao động tăng lên và mức sống của người dân được cải thiện.

2. Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu kèm ví dụ cụ thể

Cách tính cụ thể như sau:

Cán cân XNK = Giá trị XK - Giá trị NK

Trong đó:

  • Giá trị XK: Tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định (một quý hoặc một năm).

  • Giá trị NK: Tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào trong nước có cùng khoảng thời gian với xuất khẩu.

Ví dụ: Năm 2024, một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu đạt 550 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 400 tỷ USD.

Áp dụng công thức tính cán cân xuất nhập khẩu ta tính được:

550 tỷ USD - 400 tỷ USD = 150 tỷ USD

Như vậy cán cân thương mại dương, đồng nghĩa rằng quốc gia đó đang xuất siêu 150 tỷ USD

cách tính cán cân xuất nhập khẩu
Tính cán cân xuất nhập khẩu là giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu (Ảnh minh hoạ)

3. Những yếu tố góp phần vào sự thay đổi của cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia chịu tác động đa chiều từ nhiều nhân tố khác nhau như tình hình chính trị xã hội có ổn định hay không, tài nguyên, nguồn nhân lực… Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho quốc gia. Một số yếu tố tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Tỷ giá hối đoái

Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu trong nước. Ngược lại, hàng nhập khẩu đắt đỏ thì lượng nhập khẩu trong nước có thể giảm đi. Xu hướng này có thể đi ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá.

Thu nhập người dân và sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ sẽ khiến người có thu nhập cao, người tiêu dùng và doanh nghiệp chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm nhập khẩu. Nhập khẩu tăng nếu nhu cầu sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân lúc này.

Chính sách thương mại và thuế quan

Tuỳ vào cán cân xuất nhập khẩu hiện tại xuất siêu hay nhập siêu. Chính phủ sẽ ban hành những chính sách điều chỉnh về thương mại và thuế tương ứng nhằm đảm bảo tình hình kinh tế được ổn định lâu dài.

Lượng nhu cầu và xu hướng của thị trường quốc tế

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ, xu hướng tiêu dùng và tiêu chuẩn sản phẩm trên thị trường quốc tế cũng thay đổi liên tục. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và chính phủ phải linh hoạt trong việc xác định xu hướng một cách kịp thời, tăng số lượng sản phẩm theo xu hướng.

Tài nguyên quốc gia

Các điều kiện tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, đất đai và khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu của một quốc gia. Biến đổi khí hậu và thiên tai có thể làm gián đoạn chuỗi sản xuất, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân xuất nhập khẩu.

Tình hình chính trị 

Sự bất ổn trong chính trị, và các vấn đề tồn đọng trong xã hội có thể làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và đối tác thương mại quốc tế, từ đó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền xuất nhập khẩu nước nhà.

Chiến lược và năng lực marketing quốc tế

Khả năng tiếp thị và mở rộng thị trường quốc tế của một công ty ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp các công ty thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài, từ đó tăng doanh thu xuất khẩu.

Các hiệp định thương mại và liên kết quốc tế

Các hiệp định thương mại tự do, liên minh kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế tạo ra cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu. Các hiệp định này có thể giảm bớt các rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

Nhìn chung, việc hiểu rõ và quản lý các yếu tố này sẽ giúp chính phủ và doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược phù hợp nhằm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày một phát triển.

Lời kết

Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên về cách tính cũng như phân tích cán cân xuất nhập khẩu trên sẽ giúp bạn có được bức tranh rõ ràng hơn về tình hình thương mại của nước nhà và áp dụng kiến thức để đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình học tập hoặc làm việc.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?