Các phong cách ngôn ngữ phổ biến và cách phân biệt đơn giản

Các phong cách ngôn ngữ là phương tiện giúp quá trình giao tiếp thông qua văn bản và lời nói diễn ra hiệu quả.Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những phong cách ngôn ngữ này qua bài viết dưới đây.

1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt ngôn ngữ thông qua việc nói hoặc viết để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và mục đích giao tiếp. Những điểm đặc thù về phương pháp diễn đạt đã chia ra 6 loại phong cách ngôn ngữ phổ biến.

các phong cách ngôn ngữ
(Ảnh minh hoạ)

2. 6 phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất

các phong cách ngôn ngữ có nhiều sự đa dạng nhưng nhìn chung, chúng có 6 loại phổ biến. Đó là: Sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí, hành chính, khoa học.

2.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là hình thức diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mang những nét đặc trưng trong giao tiếp giữa bạn bè, hàng xóm, gia đình,...

Ngoài giao tiếp hàng ngày, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt còn được dùng trong các dạng văn bản như: Nhật ký, bản ghi chép, thư, tin nhắn văn bản,...

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Cụ thể về những yếu tố như: Không gian, thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung, cách thức. Cụ thể là trong nội dung được đề cập, các yếu tố trên có thể dễ dàng xác định do nội dung được trình bày đơn giản, dễ hiểu.

  • Cảm xúc của người diễn đạt được thể hiện rõ ràng qua giọng điệu (khi nói) hay dùng các trợ từ (giúp nhấn mạnh nội dung), thán từ (biểu hiện tâm trạng), dùng linh hoạt các kiểu câu,..

  • Mang dấu ấn cá nhân của mỗi người trong mỗi lời nói và câu chữ.

2.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là hình thức diễn đạt  có sự sắp xếp, lựa chọn và mài giũa ngôn ngữ, cấu trúc nhằm tạo nên giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. Phong cách này được dùng trong các tác phẩm nghệ thuật: truyện, thơ, kịch,...  Mang đến ấn tượng và cảm xúc cao cho người tiếp nhận.

các phong cách ngôn ngữ
(Ảnh minh hoạ)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Hình tượng hóa nhân vật để tạo ra sự liên tưởng cho độc giả. Tác giả thường sử dụng các biện pháp ẩn dụ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...

  • Tính truyền cảm cao ở vai trò tạo ra cảm xúc và ấn tượng mãnh liệt đến người đọc và người nghe.

  • Tương tự như phong cách ngôn ngữ sinh hoat, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng mang dấu ấn cá nhân riêng của người nói hay người viết (tác giả).

2.3 Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận là hình thức diễn đạt dùng trong văn bản chính luận hay phát biểu trong các hội nghị, cuộc họp, hội thảo,... Dạng phong cách này thường để trình bày, bàn luận, đưa ra đánh giá về sự kiện, vấn đề mang tính thời sự như chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng.

Phong cách ngôn ngữ chính luận sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Chỉ được dùng trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị và xã hội.

  • Thể hiện công khai và rõ ràng quan điểm của người nói hay viết về các vấn đề thời sự. Vì thể sẽ không sử dụng các từ ngữ mơ hồ, thiếu mạch lạc hay dùng các câu cú phức tạp dẫn đến hiểu sai ý nghĩa.

  • Lời nói, văn bản phải mang tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. Điều này được thể hiện ở việc văn bản/lời nói có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng. Bên cạnh đó trong văn bản chính luận, các câu từ được liên kết chặt chẽ với nhau (tuy/nhưng, để, do đó, vì vậy,...)

  • Lời nói, văn bản có tính thuyết phục và truyền cảm cao. Điều này được thể hiện thông qua giọng văn hùng hồn, lý lẽ thuyết phục, thể hiện thái độ của người viết/nói.

2.4 Phong cách ngôn ngữ báo chí 

Phong cách ngôn ngữ chính luận là hình thức diễn đạt dùng trong trong các dạng văn bản báo chí hay thời sự cả trong nước và ngoài nước. Mục đích của dạng ngôn ngữ này là để cung cấp thông tin, tin tức về các vấn đề xã hội hay thể hiện chính kiến của tờ báo và nhóm đông độc giả từ đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Phong cách báo chí tồn tại ở 02 dạng là dạng nói (phỏng vấn, phát thanh, thời sự, thuyết minh,..) hay dạng viết (bài báo).

các phong cách ngôn ngữ
(Ảnh minh hoạ)

Phong cách ngôn ngữ báo chí sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Mang tính chính xác, cập nhật mới nhất về sự kiện, sự việt, nhân vật, địa điểm, thời gian diễn ra,..

  • Khối lượng thông tin mang đến cao nhưng được thể hiện bằng lời văn ngắn gọn, súc tích.

2.5 Phong cách ngôn ngữ hành chính

Phong cách ngôn ngữ hành chính là hình thức diễn đạt chủ yếu trong các văn bản hành chính (Văn bản dùng trong hoạt động quản lý của nhà nước để truyền đạt thông tin, yêu cầu, quyết định,... giữa cơ quan có thẩm quyền đến cơ quan khác, điển hình như luật).

Phong cách ngôn ngữ hành chính sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Các văn bản hành chính đều tuân thủ 01 khuôn mẫu.

  • Trong văn bản hành chính không dùng các biện pháp tu từ, ẩn ý, hàm ý. Các nội dung bên trong không thể tùy tiện thay đổi hay xóa bỏ. Do đó, văn bản này mang tính chính xác cao ở từng chữ, từng câu.

  • Văn bản hành chính không thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa cá nhân mà hướng đến tầng lớp toàn dân (Có thể mang tính ước lệ như kính gửi, kính mong,...). Không dùng từ địa phương hay khẩu ngữ trong dạng văn bản này.

2.6 Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ hành chính là hình thức diễn đạt chủ yếu trong các lĩnh vực khoa học như văn bản về khoa học, bài giảng, thuyết trình về nội dung khoa học.

các phong cách ngôn ngữ
(Ảnh minh hoạ)

Phong cách ngôn ngữ khoa học sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Ngôn ngữ dùng trong dạng văn bản này mang tính khái quát, trừu tượng. Từ ngữ trong văn bản khoa học là các từ chuyên ngành và chỉ được dùng trong các khái niệm khoa học. Cách trình bày văn bản từ khái quát đến cụ thể.

  • Tính lý trí, logic của phong cách này đặc trưng bởi cách sử dụng từ ngữ chính xác, không dùng các biện pháp tu từ. Các câu văn mạch lạc, biểu thị thông tin rõ ràng. Cả văn bản thể hiện sự logic trong lập luận.

  • Sắc thái ngôn ngữ trung hòa, ít cảm xúc. Sắc thái cá nhân cũng không được biểu đạt ở dạng văn bản này.

3. Tổng hợp cách phân biệt các phong cách ngôn ngữ

Phong cách

Nhận biết

Đặc điểm

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Dạng nói (Sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và không mang quá nhiều nghi thức.

Dạng viết (nhật ký, thư từ, tin nhắn,...)

Tính cụ thể;

Tính cảm xúc;

Dấu ấn cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Văn bản tự sự như truyện, hồi ký, phê bình văn học,..

Văn bản trữ tình như thơ, ca dao, vè,..

Kịch, chèo, tuồng,..

Hình tượng bằng ngôn ngữ và biện pháp tu từ;

Tính truyền cảm;

Dấu ấn cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Nghị quyết, nghị định, thông báo Nhà nước,...

- Các bài phát biểu của lãnh đạo, các tổ chức liên quan đến chính trị, xã hội,..

Liên quan đến chính trị và xã hội;

Không sử dụng từ ngữ mơ hồ, phức tạp;

Mang tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận;

Tính thuyết phục và truyền cảm cao.

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Bài báo điện tử/báo in  (Báo tuổi trẻ, báo người lao động,...)

Ngôn ngữ đài phát thanh, đài truyền hình.

Thông tin chính xác và cập nhật mới nhất;

Lời văn súc tích.

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định, thông tư, chỉ thị, luật,...

Văn bản hành chính: đơn từ, công văn, hợp đồng, báo cáo,...

Các văn bản hành chính chuyên ngành.

Tuân theo khuôn mẫu;

Không dùng biện pháp tu từ, ẩn ý, không tùy ý thay đổi nội dung. Chính xác ở từng câu chữ;

Không thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dạng viết: luận án, tiểu luận, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo khoa học,...

Dạng nói: ngôn ngữ giảng bài, thảo luận khoa học, phát biểu về chuyên đề khoa học,...

Ngôn ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, sử dụng từ ngữ chuyên ngành;

Tính lý trí logic cao;

Sắc thái ngôn ngữ trung hòa, ít cảm xúc.

4. Kết luận

Biết cách phân biệt và sử dụng đúng các phong cách ngôn ngữ là điều cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Có 06 phong cách ngôn ngữ chính, mỗi phong cách đều được sử dụng trong phạm vi cụ thể và mang những đặc trưng khác nhau. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn tư liệu học tập và nguồn tham khảo bổ ích.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Exp là gì? Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Exp là gì?  Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Exp là gì? Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Các thông số được in trên bao bì luôn là các thông tin được người tiêu dùng xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua một sản phẩm, một trong số đó là exp. Vậy hãy cùng tìm hiểu exp là gì và các quy định liên quan tới việc ghi thông tin này trên nhãn sản phẩm qua bài viết dưới đây.