Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất [2023]

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất hiện nay được quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết.

Chế độ dành cho người nhiễm chất độc da cam

Theo Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 quy định các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

1. Trợ cấp hằng tháng:

- Người mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học: Hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% - 40%, từ 41% - 60%, từ 61% - 80% hoặc từ 81% trở lên;

- Người bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học:

  • Có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%: Hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%;

  • Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: Hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% - 80% hoặc từ 81% trở lên;

- Bệnh binh mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể;

- Bệnh binh bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%;

- Bệnh binh mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học do nhiễm chất độc hóa học và bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể hoặc hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%.

2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.

3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

4. Bảo hiểm y tế.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Chế độ ưu đãi khác:

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất
Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất (Ảnh minh họa)

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam

Đối chiếu với quy định tại Phụ lục I Nghị định 75/2021/NĐ-CP, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người nhiễm chất độc da cam được quy định như sau:

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Trợ cấp

(đồng/tháng)

Phụ cấp

(đồng/tháng)

Từ 21 % - 40%

1.234.000

Từ 41% - 60%

2.062.000

Từ 61% - 80%

2.891.000

Từ 81 % trở lên

3.703.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên

815.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

1.624.000

Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình

1.624.000


Theo đó, mức trợ cấp, phụ cấp của người nhiễm chất độc da cam dao động từ 1.234.000 đồng/tháng - 5.327.000 đồng/tháng.

Trên đây là các mức hưởng chế độ chất độc da cam, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để đòi hỏi chủ thể gây vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý và hậu quả tương ứng. Quá trình này được gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý. Vậy cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? và đâu là mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý?