Các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC

Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy được sử dụng trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để mọi người có thể nhận biết.

1. Các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC

Các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC gồm có:

- Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng bật lửa, diêm, thiết bị thu phát sóng, điện thoại di động, các thiết bị, vật dụng và chất có khả năng phát sinh tia lửa, nhiệt hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng các vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và các hóa chất dễ gây ra cháy, nổ.

Biển cấm lửa (Ảnh minh hoạ)
Biển cấm hút thuốc (Ảnh minh hoạ)

- Biển báo khu vực nơi có nguy hiểm về cháy nổ.

Biển báo khu vực nơi có nguy hiểm về cháy nổ (Ảnh minh hoạ)

- Biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, gồm có: Biển chỉ hướng thoát hạn, cửa thoát nạn, biển chỉ vị trí của trụ, cột, bể, bến để lấy nước chữa cháy.

Biển chỉ dẫn hướng thoát nạn (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, hiện nay pháp luật quy định có các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy cụ thể nêu trên.

2. Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn PCCC

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 về phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yên cầu thiết kế, lắp đặt, có quy định về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn PCCC cụ thể như sau:

- Lắp đặt biển báo chỉ dẫn về lối ra thoát nạn tại tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn và các đường thoát nạn trên tầng nhà, tất cả các lối ra của gian phòng mà có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên.

- Có thể không cần bố trí biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với gian phòng đã có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo đáp ứng theo một trong các điều kiện sau đây:

+ Chỉ có 01 lối ra vào;

+ Có lối ra trực tiếp ra hành lang bên hoặc ở không gian ở bên ngoài nhà.

  • Đối với gian phòng không có trang bị chiếu sáng sự cố thì phải đảm bảo đáp ứng theo một trong các điều kiện sau đây:

+ Chỉ có 01 lối ra vào và có khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 7m.

+ Khoảng cách từ một điểm bất kỳ của gian phòng đến cửa ra vào không được lớn hơn 13m, đồng thời diện tích tối thiểu của phần tường tiếp giáp với hành lang phải đạt 50% là kính và phải đảm bảo một trong các điều kiện dưới đây:

(i) Cửa mở vào hành lang phải có bố trí chiếu sáng sự cố; hoặc

(ii) Cửa mở hàng lang bên/trực tiếp ra bên ngoài nhà.

  • Đối với nhà 01 tầng mà có diện tích sàn không vượt quá 200m2 và diện tích của lỗ hở ở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu là 80%.

Như vậy, việc thiết kế và lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn PCCC phải đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn nêu trên.

Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn PCCC (Ảnh minh hoạ)

3. Vi phạm quy định về niêm yết biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn PCCC bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến, thực hiện nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ về phòng cháy chữa cháy, cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Có một trong các hành vi dưới đây:

- Chấp hành không đầy đủ các nội quy về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của người/cơ quan có thẩm quyền.

- Niêm yết nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ về phòng cháy chữa cháy ở nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc để bị là mất tác dụng của chúng.

- Niêm yết biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy không đúng với quy cách và mẫu theo quy định.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 100.000 - 300.000 đồng.

Có một trong các hành vi dưới đây:

- Không niêm yết biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ về phòng cháy chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo ở các khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định pháp luật.

- Không chấp hành theo nội quy về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ của người/cơ quan có thẩm quyền.

- Không phổ biến các nội quy về phòng cháy chữa cháy cho những người thuộc phạm vi quản lý của mình.

- Ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không phù hợp với các đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở đó.

Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Không thực hiện niêm yết nội quy về phòng cháy chữa cháy.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

hông có hoặc có nội quy về phòng cháy chữa cháy nhưng trái với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì các vi phạm liên quan đến việc niêm yết biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng tuỳ theo từng hành vi vi phạm.

Trên đây là những thông tin về Các loại biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?