Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Tùy vào mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau. Cụ thể, các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị phạt:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền tối đa 01 tỷ đồng (đối với cá nhân) và 02 tỷ đồng (đối với tổ chức).

Bên cạnh đó, tùy từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:

- Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng/đấu thầu.

Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một/nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:

- Buộc phải khôi phục lại tình trạng/trạng thái môi trường ban đầu/phục hồi môi trường;

- Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;

- Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

- Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học…

Xử lý hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường ở mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm tương ứng.

Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành riêng Chương XIX để quy định về các tội phạm môi trường gồm các tội danh:

- Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235);

- Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236);

- Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237);

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238);

- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239);

- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242);

- Tội hủy hoại rừng (Điều 243);

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244);

- Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245);

- Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246).

Trên đây là các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn miễn phí, nhanh chóng.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?