Các đô thị nước ta hiện nay và những đặc điểm nổi bật

Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sâu rộng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đô thị, các đô thị nước ta hiện nay và những đặc điểm nổi bật, hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Đô thị là gì?

Theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009:

“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đô thị lớn của nước ta (Ảnh minh hoạ)

Ngắn gọn hơn, đô thị là khu vực tập trung đông dân cư, nơi các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra sôi động.

Đô thị có mật độ dân số cao hơn vùng nông thôn, cùng với đó là  nhiều công trình kiến trúc và dịch vụ công cộng phát triển.

Đô thị đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội và là động lực phát triển của một quốc gia.

Đô thị như một động lực không ngừng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và dịch vụ công đa dạng, đô thị không chỉ đóng góp lớn vào GDP mà còn tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư và trở thành trung tâm kết nối, thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận.

2. Tiêu chí để phân loại đô thị

Hiện nay, các tiêu chí để phân loại các đô thị nước ta hiện nay bao gồm:

  • Quy mô dân số: Đây là tiêu chí cơ bản nhất để phân loại đô thị. Tùy thuộc vào số lượng dân cư, các đô thị được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau.

  • Mật độ dân số: Chỉ số này thể hiện mức độ tập trung dân cư trên một đơn vị diện tích. Đô thị có mật độ dân số cao thường có các vấn đề về giao thông, môi trường.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Tỷ lệ này cho biết mức độ phát triển kinh tế của đô thị. Đô thị có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao thường có nền kinh tế phát triển hơn.

  • Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của đô thị bao gồm các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Cấu trúc này ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ phát triển của đô thị.

  • Cơ sở hạ tầng: Mức độ phát triển của hệ thống giao thông, điện nước, viễn thông... cũng là một tiêu chí quan trọng để phân loại đô thị.

  • Chức năng: Đô thị có thể có nhiều chức năng khác nhau như công nghiệp, thương mại, du lịch... Chức năng chính của đô thị ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển của đô thị.

Bên cạnh đó, mỗi loại đô thị sẽ có các tiêu chí riêng để phân loại. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

3. Các đô thị nước ta hiện nay

Phân loại đô thị ở Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, với sự hình thành và phát triển của nhiều đô thị lớn nhỏ trên cả nước. Các đô thị ở nước ta hiện nay được chia thành 6 loại:  Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V. Mỗi loại đô thị có bao gồm các đặc điểm và tiêu chí khác nhau.

3.1 Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

Theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại đặc biệt là:

  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 triệu người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000  người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH 15 (Đã được sửa đổi, bổ sung cho Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13)

  • Đô thị loại đặc biệt có vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

3.2 Đô thị loại I

Đô thị loại I bao gồm: Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Biên Hòa, Huế.

Theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại I là:

  • Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1 triệu người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;

  • Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH 15 (Đã được sửa đổi, bổ sung cho Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13).

Đô thị loại I có vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.

3.3 Đô thị loại II

Đô thị loại II bao gồm: Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nam Định, Thái Nguyên, Quy Nhơn

Theo nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại II là:

  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH 15 (Đã được sửa đổi, bổ sung cho Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13).

Đô thị loại II có vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh.

3.4 Đô thị loại III

Đô thị loại III bao gồm: Bắc Ninh, Phan Thiết, Rạch Giá, Pleiku, Bến Tre

Theo nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại III là:

  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Đô thị loại III có vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.

3.5 Đô thị loại IV

Đô thị loại IV bao gồm: Long Khánh, Sa Đéc, Bạc Liêu, Tân An, Cao Bằng

Theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại IV là:

  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH 15 (Đã được sửa đổi, bổ sung cho Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13).

Đô thị loại IV có vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.

3.6 Đô thị loại V

Đô thị loại V bao gồm: Long Khánh, Sa Đéc, Bạc Liêu, Tân An, Cao Bằng

Theo nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí của đô thị loại V là:

  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.

  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.

  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (Đã được sửa đổi, bổ sung cho Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13).

Đô thị loại V có vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã.

Đô thị loại V có vai trò là trung tâm hành chính (Ảnh minh họa)

4. Đặc điểm của đô thị Việt Nam hiện nay

Đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Các đô thị ở nước ta hiện nay có các đặc điểm như:

  • Tốc độ đô thị hóa nhanh: Sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đã khiến cho một lượng lớn người dân rời bỏ nông thôn để đổ về thành thị.

  • Phân bố đô thị không đồng đều: Trong khi Trung du và miền núi Bắc Bộ sở hữu một mạng lưới đô thị tương đối dày đặc, chủ yếu là các đô thị quy mô nhỏ và vừa, thì Đông Nam Bộ là nơi quy tụ nhiều đô thị lớn nhất cả nước. Các vùng còn lại có sự phân bố đô thị không đồng đều

  • Vấn đề môi trường: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh: ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn. Khó khăn trong việc khắc phục ô nhiễm do hạn chế về tài chính và nhận thức.

  • Áp lực dân số: Tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng gây ra nhiều áp lực lên hạ tầng xã hội và môi trường. Các dịch vụ công như nhà ở, giao thông, giáo dục và y tế đang bị quá tải nghiêm trọng.

  • Mối quan hệ đô thị - nông thôn: Sự phát triển của đô thị và nông thôn luôn gắn bó mật thiết, đô thị tác động đến nông thôn và ngược lại.

  • Đô thị là một thị trường lao động và tiêu thụ lớn: Tập trung nhiều cơ hội việc làm, thu hút lao động từ các vùng khác. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn có thêm kiến thức về các đô thị nước ta hiện nay và những đặc điểm nổi bật cũng như phân biệt được các loại đô thị khác nhau, từ đó hiểu được tầm quan trọng của các loại đô thị đối với sự phát triển của đất nước.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế trong nhiều thập kỷ và hiện đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hiểu rõ về Incoterms là gì, hay chi tiết các điều khoản, tài khoản Incoterms, hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Tệ nạn xã hội là gì? Mức phạt các hành vi tệ nạn xã hội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại.Vậy tệ nạn xã hội là gì? Mức phạt dành cho các hành vi tệ nạn xã hội ra sao? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu hỏi trả lời cho những thắc mắc trên.

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn một trong những nghi lễ thường thấy trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ bao đời nay. Vậy đính hôn là gì? Sau khi thực hiện nghi lễ này, nam nữ có được xem vợ chồng hợp pháp hay chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi lý giải trong bài viết dưới đây.