Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát là gì?

Hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn đã trở thành một vấn đề toàn cầu, đe dọa không chỉ môi trường mà còn sức khỏe con người. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn chính là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Vậy các chất làm suy giảm tầng ôzôn là gì?

1. Hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn là gì? Nguyên nhân suy giảm tầng ô-dôn

Theo định nghĩa tại khoản 34 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.

Hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn là gì?
Hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn là gì? (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn xảy ra khi lớp ô-dôn trong tầng bình lưu của khí quyển bị mỏng đi, làm tăng lượng tia UV-B từ mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Hiện tượng này lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1970 và trở nên nghiêm trọng hơn trong những thập kỷ sau đó.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn là sự phát thải vào khí quyển của các hợp chất hóa học chứa clo và brom. Các hợp chất này thường được gọi là các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Ngoài các chất hóa học, các yếu tố tự nhiên như phun trào núi lửa cũng có thể ảnh hưởng đến tầng ô-dôn. Tuy nhiên, các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ô-dôn

2. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn là gì?

các chất làm suy giảm tầng ôzôn là gì
(Ảnh minh hoạ)

Khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định kiểm soát 08 chất làm suy giảm tầng ô-dôn sau đây:

- Chất Bromochloromethane;

- Chất Carbon tetrachloride (CTC);

- Chất Chlorofluorocarbon (CFC);

- Chất Halon;

- Chất Hydrobromofluorocarbon (HBFC);

- Chất Hydrochlorofluorocarbon (HCFC);

- Chất Methyl bromide;

- Chất Methyl chloroform.

Cụ thể về Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát (gồm mã hàng hoá, mã hoá chất, mô tả, tên tiền tố và ký hiệu, tên hoá học, tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn…) hiện đang được quy định tại Phụ lục III.2 kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.

3. Hậu quả của suy giảm tầng ô-dôn

Hậu quả của suy giảm tầng ô-dôn là rất nghiêm trọng và mang tính vĩ mô; gây tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người:

Thứ nhất, suy giảm tầng ô-dôn làm gia tăng bức xạ UV-B: Tầng ô-dôn suy giảm dẫn đến lượng tia UV-B chiếu xuống bề mặt Trái Đất tăng cao, gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư da, đục thủy tinh thể và suy giảm hệ miễn dịch.

Thứ hai, suy giảm tầng ô-dôn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Tăng cường bức xạ UV-B ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái, làm suy giảm sự phát triển của thực vật, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và đa dạng sinh học.

Thứ ba, suy giảm tầng ô-dôn gây tác động đến động vật: Đặc biệt là các loài sinh vật biển như plankton, các sinh vật này rất nhạy cảm với tia UV-B, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của nhiều loài khác.

Thứ tư, suy giảm tầng ô-dôn làm biến đổi khí hậu, tăng cường hiệu ứng nhà kính: Một số chất làm suy giảm tầng ô-dôn, như CFCs và HCFCs, cũng là các chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh, góp phần vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Vì vậy, việc bảo vệ tầng ô-dôn là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác của cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia trong việc kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Theo đó, một trong ba biện pháp bảo vệ tầng ô-dôn được quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, việc sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2020.

4. Lộ trình quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát tại Việt Nam

Việt Nam đã cam kết và tham gia vào các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ tầng ô-dôn, trong đó bao gồm việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Lộ trình quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn tại Việt Nam được thể hiện qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (Từ 01/01/2022 đến 31/12/2024): tổng mức tiêu thụ quốc gia không được vượt quá 65% mức tiêu thụ cơ sở.

- Giai đoạn 2 (Từ 01/01/2025 đến 31/12/2029): tổng mức tiêu thụ quốc gia không được vượt quá 32,5% mức tiêu thụ cơ sở.

- Giai đoạn 3 (Từ 01/01/2030 đến 31/12/2039): tổng mức tiêu thụ quốc gia trung bình hàng năm không được vượt quá 2,5% mức tiêu thụ cơ sở.

Giai đoạn 4 (Từ 01/01/2040 trở đi): cấm hoàn toàn việc nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.

Tóm lại, tại Việt Nam thì các nỗ lực thiết lập khung pháp lý, giám sát, kiểm soát, thực hiện các dự án thay thế, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế đã đóng góp tích cực vào bảo vệ tầng ô-dôn. Tuy nhiên, cần sự chung tay của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế để bảo vệ môi trường sống hiện tại và tương lai.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi các chất làm suy giảm tầng ôzôn là gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Việc nắm được Lịch nghỉ Tết của học sinh sẽ giúp các gia đình lên kế hoạch, phương án nghỉ tết phù hợp mà không ảnh hưởng đến việc học của con em mình. Dưới đây là thông tin về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành