C/O là gì? Điều kiện, thủ tục cấp C/O với hàng xuất, nhập khẩu

C/O là thuật ngữ quen thuộc với trong ngành xuất nhập khẩu. C/O là gì? C/O có tác dụng như thế nào? C/O có bắt buộc không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp tất cả câu hỏi trên bằng bài viết dưới đây.

1. C/O là gì? 

C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin mang ý nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một loại chứng từ có vai trò vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu.

Định nghĩa C/O theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP là một văn bản pháp lý hoặc các hình thức có giá trị tương đương được cấp phép bởi các cơ quan thuộc một nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ,.. nhằm mục đích xác nhận hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc công đoạn chế biến, lắp ghép cuối cùng được thực hiện tại quốc gia đó.

định nghĩa C/O là gì?
Định nghĩa C/O là gì? (Ảnh minh hoạ)

Theo Điều 34 của Luật Quản lý ngoại thương tại Việt Nam, C/O do Bộ Công Thương cấp phép hoặc các tổ chức khác được ủy quyền để cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bộ Công Thương có thể ủy quyền cho các bên để cấp văn bản này, như:

  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

  • Phòng quản lý xuất nhập khẩu bộ Công thương

  • Ban quản lý các khu Công nghiệp, khu chế xuất hàng hóa.

2. C/O đóng vai trò gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Vai trò quan trọng của C/O trong kinh doanh quốc tế là điều không thể phủ nhận. Đây là giấy tờ mang giá trị pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thuộc nước xuất khẩu. Ngoài việc xác định nguồn gốc, C/O còn mang những ý nghĩa khác.

lợi ích của C/O

Vai trò khác của C/O được thể hiện dưới đây:

  • Thống kê thương mại: Vì mỗi loại hàng hóa sẽ có lượng giới hạn kim ngạch nhất định, nên nhờ vào C/O mà các quốc gia có thể xác định được lượng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa. Từ đó mà đề ra các chính sách phát triển, chính sách xúc tiến thương mại hiệu quả hơn.

  • Đảm bảo quy chuẩn quốc tế về nhãn mác, bao bì.

  • Hưởng ưu đãi thuế quan: Các doanh nghiệp có thể xác định được các ưu đãi sẽ được hưởng khi xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Từ đó mà có thể đưa ra giá cả, chi phí, giấy tờ, phương án đàm phán phù hợp.

  • Giảm tình trạng bán phá giá và đội giá: Nhờ việc xác định được xuất xứ của từng mặt hàng, mà nhà nước có thể xác định chính xác nơi đã sản xuất hàng hóa đó. Đi kèm đó, nhà nước cũng có thể tìm hiểu các chính sách về giá cả, các quy định liên quan khi nhập khẩu. Nhờ vậy, thị trường trong nước có thể tránh trường hợp hàng hóa có giá cả quá cao hoặc quá thấp, giảm thiểu tổn thất với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

  • Thúc đẩy thương mại giữa các nước.

3. Các loại C/O phổ biến hiện nay

C/O được chia ra 02 loại. Đó là C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. Với mỗi loại C/O đều sẽ có những trường hợp áp dụng khác nhau.

3.1 C/O ưu đãi

C/O ưu đãi được hiểu là khi các loại hàng hóa sử dụng các form C/O này sẽ được giảm hoặc miễn thuế quan nhập khẩu. Tùy vào các loại hàng và các nước khác nhau mà mức hưởng ưu đãi thuế quan cũng khác nhau.

C/O ưu đãi thường được sử dụng dựa trên các hiệp định thương mại mà các nước hoặc các nhóm nước ký kết với nhau. Hiện nay, Việt Nam đã có đến 15 Hiệp định thương mại đã ký kết và 2 Hiệp định khác đang được đàm phán.

Các form C/O được hưởng ưu đãi đó là:

  • C/O form E: Là C/O được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Bởi lẽ Trung Quốc là thị trường to lớn và là nguồn cung hàng hóa khổng lồ, nên quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc là thường xuyên. Đây là C/O quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Mẫu C/O form E
Mẫu C/O form E (Ảnh minh hoạ)
  • C/O form D: Là C/O được ký kết giữa các nước ASEAN theo hiệp định thương mại CEPT. ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Phần lớn các loại hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước ASEAN đều được hưởng thuế suất 0%.

  • C/O form AK: Dựa trên hiệp định thương mại giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, C/O form AK có thể giúp Việt Nam hưởng các ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hoạt động kinh doanh với nước này.

  • C/O form AJ: Hiệp Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản.

  • C/O form AANZ: Là mẫu form cho các nước ASEAN, Australia, New Zealand.

  • C/O form AHK: Thuộc hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kong.

  • C/O form AI: Thuộc hiệp định thương mại giữa ASEAN và Ấn độ.

  • C/O form A: C/O này được hưởng ưu đãi phổ cập đối với các nước sau: 28 nước thành viên của EU, Nhật Bản, Norway, Canada, Nga, Belarus và New Zealand. Hàng hóa của Việt Nam khi xuất vào các nước này phải đảm bảo đủ điều kiện và sẽ hưởng ưu đãi thấp hơn so với các loại C/O khác.

  • C/O form CPTPP: Thuộc Hiệp định của các nước Châu Á- Thái Bình Dương.

  • C/O form EAV: C/O được hình thành dựa trên kí kết giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- Âu.

  • C/O form S: Thuộc hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, do Hiệp định giữa các nước ASEAN toàn diện hơn, nên hiên tại C/O này đã ít được sử dụng.

  • C/O form VC: Là kết quả cho việc kí kết giữa Việt Nam và Chi lê.

  • C/O form VJ: Được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản.

  • C/O form VK: Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

  • C/O form X: Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia.

  • C/O form EUR.1: Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EU.

  • C/O form VNCU: Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba.

3.2 C/O không ưu đãi

C/O không ưu đãi sẽ được tính theo các mức thuế thông thường. Đây là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa.

Các loại C/O không ưu đãi bao gồm:

  • C/O form B: Là C/O dành cho tất cả các nước.Khi áp dụng C/O này sẽ không được hưởng các ưu đãi về mặt thuế quan.

Mẫu C/O form B
Mẫu C/O form B (Ảnh minh hoạ)
  • C/O cà phê: Dành riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu đi các nước.

  • C/O dệt may( C/O form T): Sử dụng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu đi các nước EU.

  • Các loại C/O khác.

4. Điều kiện để được cấp C/O

Các loại C/O sẽ được lựa chọn áp dụng tùy thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu và nước xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể tham khảo về các loại thuế ưu đãi đối với từng mặt hàng theo từng mẫu C/O. Form C/O nào được hưởng ưu đãi nhiều hơn thì sử dụng.

Điều kiện xin cấp C/O đã được quy định trong Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Theo đó, hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau:

  • 100% hàng hóa xuất xứ thuần túy phải được thu hoạch hoặc sản xuất tại quốc gia, nhóm nước hay một vùng lãnh thổ đó

  • Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy nhưng đảm bảo các điều kiện sau:

ĐK1: Hàng hóa có các chỉ số RVC và LVC phải đạt chỉ số thỏa mãn theo Danh mục Quy tắc cụ thể do Bộ Công thương quy định

ĐK2: Mã HS code của các nguyên vật liệu đầu vào phải có sự thay đổi so với mã HS code của thành phẩm đầu ra ở cấp độ 4 số. Điều này cũng đã được quy định theo Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương cấp phép.

Hồ sơ xin cấp C/O gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp C/O gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

Điều 16 của Nghị Định 31/2015/NĐ-CP đã đề cập về quy trình để được xin cấp C/O:

B1: Thực hiện khai báo theo mẫu điện tử hồ sơ đăng kí cấp giấy chứng nhận hàng hóa

Sau khi đã xác nhận hàng hóa của doanh nghiệp thỏa mãn các yêu cầu về chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện khai báo theo mẫu điện tử hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại trang web www.ecosys.gov.vn thuộc Bộ Công Thương hoặc trang web của các bên mà Bộ Công thương đã ủy quyền.

Nếu trường hợp doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận hàng hóa lần đầu tiên thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân. Chỉ khi hồ sơ thương nhân hợp lệ, doanh nghiệp mới được xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

B2: Lập hồ sơ xin cấp C/O bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp C/O

  • Commercial Invoice

  • Packing List

  • B/L hoặc AWB

  • Bản in tờ khai đã khai xuất khẩu

  • Phiếu ghi chép

  • Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh

  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa bao gồm bản kê khai nguyên vật liệu hàng hóa xuất khẩu, bảng khai xuất xứ của nhà sản xuất, tờ khai hải quan của nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa.

Các giấy tờ này được quy định theo Điều 15 Nghị Định 31/2015/NĐ-CP.

B3: Đợi hồ sơ được xét duyệt và nhận giấy chứng nhận hàng hóa

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và đính kèm các chứng từ trên trang web  www.ecosys.gov.vn thuộc Bộ Công thương hoặc trang web của các bên mà Bộ Công thương đã ủy quyền:

  • Các chứng từ trên phải có chữ ký số của doanh nghiệp.

  • Nếu hồ sơ cấp giấy chứng nhận hàng hóa đầy đủ và hợp lệ, sau 6 tiếng, cơ quan cấp giấy chứng nhận hàng hóa sẽ trả kết quả xét duyệt.

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng, trụ sở cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

  • Các chứng từ trên được nộp dưới dạng bản giấy.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận hàng hóa sẽ trả kết quả xét duyệt trong vòng 8 tiếng.

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ qua bưu điện, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ trả kết quả xét duyệt sau 24 giờ.

Câu hỏi “C/O là gì? Lợi ích của C/O trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa? C/O được phân chia thành mấy loại? Điều kiện và thủ tục để xin cấp C/O" đã được chúng tôi giải đáp. Có thể bài viết có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được phản hồi tích cực từ mọi người. Xin chân thành cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?