Buồng hạnh phúc của phạm nhân: Khi nào được sử dụng?

Dù đã bị hạn chế một số quyền công dân, tuy nhiên pháp luật vẫn có những chế độ dành riêng cho phạm nhân cải tạo tốt. Buồng hạnh phúc của phạm nhân là một trong những chế độ đó.

1. Buồng hạnh phúc là gì?

Buồng hạnh phúc là tên gọi chỉ một không gian riêng tại các trại giam, được bố trí để phạm nhân cải tạo tốt gặp vợ/chồng của mình.

Ở các trại giam khác nhau, buồng hạnh phúc có thể có các tên gọi khác nhau, như: “Nhà 24h”, “Phòng hạnh phúc”, “Buồng vợ chồng”…

Buồng hạnh phúc là một trong những chính sách thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật cũng như thể hiện sự ghi nhận với quá trình cải tạo, tu dưỡng tích cực của phạm nhân.

Buồng hạnh phúc là chế độ dành cho các phạm nhân cải tạo tốt (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện phạm nhân được gặp vợ/chồng tại buồng hạnh phúc

Phạm nhân được gặp vợ, chồng ở buồng hạnh phúc khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

Trường hợp

Điều kiện

Thời gian gặp

1

- Có ít nhất 06 tháng liền kề thời điểm gặp vợ/chồng được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên;

- Thời gian từ khi xếp loại 03 tháng gần nhất đến thời điểm gặp vợ/chồng được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên

Không quá 03 giờ

2

- Có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt

- Thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt

Từ trên 03 giờ đến không quá 24h

* Căn cứ: Điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCA

Ngoài ra, khoản 7 Điều 3 của Thông tư trên cũng quy định, khi phạm nhân được gặp vợ/chồng ở buồng hạnh phúc thì tùy theo điều kiện cụ thể, phạm nhân có thể được ăn cơm cùng vợ/chồng tại căng tin Nhà gặp phạm nhân, thời gian ăn cơm không quá 01 giờ.


3. Thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc

Để được gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc, vợ/chồng cần phải làm các thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA.

Vợ/chồng của phạm nhân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

1. Đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của UBND cấp xã/công an cấp xã nơi vợ/chồng đang sinh sống hoặc làm việc (trong trường hợp vợ/chồng không có tên trong Sổ gặp phạm nhân)

2. Có một trong các loại giấy tờ tùy thân:

  • Chứng minh nhân dân hoặc
  • Căn cước công dân hoặc
  • Hộ chiếu hoặc
  • Giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

3. Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân.

4. Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.

Phạm nhân phải chuẩn bị giấy tờ sau:

  1. Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành
  2. Giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù (trong trường hợp là phạm nhân nữ)

Đặc biệt, phạm nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai khi gặp chồng tại buồng hạnh phúc.

4. Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc

Khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc, khoản 2 Điều 6 của Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định các vật dụng vợ/chồng được mang theo như sau:

  • Quần áo
  • Khăn mặt
  • Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
  • Lược nhựa
  • Nước uống
  • Dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến chế độ phạm nhân gặp vợ/chồng tại buồng hạnh phúc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các quy định của luật hình sự, tố tụng hình sự, vui lòng liên hệ ngay với LuatVietnam theo số: 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.