Bóng cười là gì? Bóng cười có phải là ma tuý không?

Những năm trở lại đây, phổ biến tình trạng sử dụng và buôn bán bóng cười trong khu vực quán bar, pub, club,... Vậy, bóng cười là gì? Pháp luật quy định thế nào về bóng cười?

Bóng cười - hay còn gọi là “funky ball” - là loại bóng sử dụng hợp chất hóa học dinitơ monoxide (khí N2O) để bơm đầy. Khí N2O còn gọi là khí gây cười hay khí vui. Loại khí này không có vị, tuy nhiên lại được kích thích não bộ một cách nhanh chóng khi hít vào.

Hợp chất hóa học N2O có khả năng tác động mạnh và trực tiếp tới hệ thần kinh tại điểm gây cười của con người. Vì vậy, chỉ sau vài phút hít bóng cười, người sử dụng sẽ lập tức có cảm giác “trên mây”, người lâng lâng, sảng khoái và luôn thích thú cười.

Bản chất của bóng cười là mang theo loại khí gây cười
Bản chất của bóng cười là mang theo loại khí gây cười (Ảnh minh họa)

Bóng cười tuy không phải một dạng ma túy, nhưng khí N2O - loại khí duy nhất nằm trong danh sách là khí độc hại, chất gây nghiện. Do đó, việc sử dụng loại khí N2O này được kiểm soát nghiêm ngặt và chặt chẽ. Hầu như chỉ trong chuyên ngành y tế mới được phép sử dụng theo liều lượng phù hợp.

  • Khí N2O (Đinitơ monoxit) thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công thương quy định tại số thứ tự 125 Phụ lục số 02 Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Khí N2O chỉ được phép để mua bán, sản xuất với mục đích sản xuất công nghiệp, không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sử dụng cho người (theo Công văn số 2954/BYT - KCB ngày 29/5/2019 của Bộ Y tế).

3. ​Việc buôn bán và sử dụng bóng cười có bị phạt không?

Tại Công văn 2954, Bộ Y tế quy định không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, quy định xử phạt đối với người sử dụng vẫn còn đang được bỏ ngỏ.

Sử dụng khí N2O trong bóng cười để vui chơi, giải trí bị cấm

Sử dụng khí N2O trong bóng cười để vui chơi, giải trí bị cấm (Ảnh minh họa)

Riêng việc sản xuất và buôn bán khí N2O trái quy định sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:

Theo Nghị định 71/2019/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép.

Sử dụng bóng cười liên tục sẽ gây nghiện và mắc những căn bệnh tương tự việc sử dụng heroin. Hợp chất N2O có trong bóng cười sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chức năng, sau đó hủy hoại dần dần.

Bóng cười - vui trong chốc lát, hậu quả lâu dài
Những tác hại nghiêm trọng mà bóng cười gây ra (Ảnh minh họa)

4.1 Gây ảo giác, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ

Khi hít bóng cười, N2O sẽ trực tiếp tác động đến não bộ tại điểm gây cười. Với liều lượng được bơm vào quá nhiều, não bộ bị ức chế và có phản ứng gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đầu tiên sẽ có cảm giác sảng khoái, thích thú và lâng lâng. Tiếp tục sử dụng, cơ thể xuất hiện những triệu chứng ngộ độc khí N2O như mất kiểm soát hành vi, mắt dần mờ đi, có cảm giác buồn nôn và các cơ bắp dần yếu đi.

Lúc này, não bộ của người sử dụng không còn đủ tỉnh táo để có thể giúp đứng vững hay lái xe. Sử dụng càng nhiều, tình trạng lưu lại càng lâu và khó tỉnh táo trở lại. Đối với người sử dụng liên tục, não bộ sẽ dần bị kiểm soát và gây mất trí nhớ.

4.2 Làm tổn thương trực tiếp đến phổi

Theo khoa học, khí N2O khi được sử dụng hít trực tiếp sẽ rất lạnh (khoảng -40°C). Do đó, việc hít khí này gây ra tình trạng tê cóng sống mũi và phần cổ họng. Hơn nữa, loại khí này có áp suất cao nên khi đưa vào cơ thể sẽ có thể làm vỡ các nhu mô phổi.

Phổi không còn được lành như trước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập nhiều hơn và gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Triệu chứng dễ thấy nhất chính là viêm họng do khí lạnh, thường xuyên ho khan, khó thở và hít vào không còn được dài hơi như người khỏe mạnh.

4.3 Có thể bị đột quỵ nếu sử dụng quá nhiều

Hiện nay, tình trạng đột quỵ, đột tử không còn dừng lại ở độ tuổi già. Mà kể cả ở thanh thiếu niên cũng có nguy cơ bị những căn bệnh này. Bởi những gì họ sử dụng, đưa vào cơ thể mỗi ngày không còn lành mạnh và an toàn. Thay vào đó là những gì phá hủy cơ thể âm thầm, lặng lẽ.

Bóng cười - vui trong chốc lát, hậu quả lâu dài
Bóng cười - vui trong chốc lát, hậu quả lâu dài (Ảnh minh họa)

Bóng cười - chỉ để gây cười và tạo hưng phấn - vậy mà đã có thời gian rầm rộ, trở thành xu hướng, trào lưu sử dụng ở giới trẻ. Tại thời điểm đó, đã rất nhiều bạn trẻ nhập viện vì ngộ độc khí N2O do sử dụng quá nhiều và liên tục. Nặng hơn là tử vong khi sử dụng lúc một mình, không ai cứu kịp thời.

Bài viết đã giải thích cho bạn đọc về bóng cười là gì cũng như cho mọi người thấy tác hại của nó. Bên cạnh đó còn trích dẫn những quy định về việc sử dụng hay sản xuất, buôn bán khí N2O. Hãy tìm hiểu rõ những gì mình sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ gây hại nhé.

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh... có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, duy trì, mở rộng việc làm được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Bài viết này cung cấp thông tin về điều kiện, lãi suất và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm theo quy định mới nhất.

Làm từ thiện nhiều có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Làm từ thiện nhiều có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Làm từ thiện nhiều có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Việc quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Pháp luật đã quy định cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này. Vậy, làm từ thiện nhiều có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?