Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?

Hồi tố là cụm từ thường xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự. Vậy hồi tố là gì? Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào? Tìm hiểu ngay. 

1. Hồi tố là gì?

Thông thường, về nguyên tắc thì những hành vi, những quan hệ xã hội diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.

Theo đó, một khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì nó sẽ không được vận dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nó vốn điều chỉnh trong quá khứ nữa.

Tuy nhiên, trong những trường cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành vi vi phạm pháp luật đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh thì vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành. Việc áp dụng này được gọi là hồi tố.

Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

2. Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?

Về nguyên tắc, pháp luật không có tính chất hồi tố mà hiệu lực của nó phát huy theo chiều xuôi thời gian tính từ thời điểm có hiệu lực, nói cách khác văn bản chỉ có giá trị điều chỉnh lên những hành vi được thực hiện sau thời điểm nó được ban hành.

Việc sử dụng một văn bản để quay ngược trở lại điều chỉnh một vụ việc xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực chỉ được thực hiện trong trường hợp “thật cần thiết”.

Đối với quy định về hồi tố trong hình sự thì tại Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

Hiện nay, trong lĩnh vực hình sự, hồi tố được áp dụng đối với các hành vi phạm tội trước khi Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành chính thức có hiệu lực nếu thuộc 02 trường hợp sau:

(1) Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

(2) Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực (được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.

Hiện nay, trong một số trường hợp đặc biệt, BLHS 2015 vẫn có hiệu lực vào trước thời điểm trên, đây được gọi là “hiệu lực hồi tố” và được ghi nhận cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 như sau:

Các điều khoản của BLHS 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

3. Bộ luật Hình sự 2015 không có hiệu lực đối với đối tượng nào?

Bộ luật Hình sự 2015 không có hiệu lực đối với đối tượng nào? (Ảnh minh họa)

Để xét xem Bộ luật Hình sự 2015 không có hiệu lực đối với đối tượng nào thì cần xét 02 trường hợp:

(1) Đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam:

Nội dung này được quy định tại Điều 5 BLHS 2015 như sau:

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Có thể thấy, quy định này không phân biệt người phạm tội là công dân nước ngoài hay Việt Nam. Chính vì vậy dù là công dân nào thì BLHS 2015 cũng có thể được áp dụng.

Theo đó, hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và sẽ được áp dụng BLHS 2015 để giải quyết khi thuộc một trong 02 các trường hợp:

- Hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam.

- Tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, với những người phạm tội đặc biệt thuộc trường hợp được miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao và lãnh sự (được quy định trong Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự) thì BLHS 2015 sẽ không được áp dụng.

Hiệu lực này thể hiện nguyên tắc chi phối: chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

(2) Đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:

Nội dung này được quy định tại Điều 6 BLHS 2015:

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

Dựa vào quy định trên, có thể thấy rằng hiệu lực theo không gian đối với trường hợp phạm tội ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ này bị chi phối bởi nguyên tắc quốc tịch. Theo đó, sẽ chia thành 02 trường hợp:

- Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài: Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.

- Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài: Chỉ khi hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.

Dạy thêm không thu tiền có phải đăng ký kinh doanh?

Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, giáo viên khi dạy thêm ngoài nhà trường mà có thu tiền của học sinh thì buộc phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu dạy thêm không thu tiền có phải đăng ký kinh doanh hay không?