Bình đẳng giới là gì? Quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là gì? Đây là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, nhiều chính sách cũng như các hoạt động xã hội đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! 

1. Bình đẳng giới là gì? Ví dụ về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một trong số những quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ.

Hãy đọc bài viết này, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn bình đẳng giới là gì? (Ảnh minh họa)

1.1 Bình đẳng giới là gì?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nêu rõ:

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

Dựa vào điều luật trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản bình đẳng giới là sự đảm bảo mọi người đều được đối xử công bằng, có các cơ hội và quyền lợi tương đương, không phân biệt giới tính.

Việc này đòi hỏi sự thừa nhận và tôn trọng những đặc điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ. Đồng thời, đảm bảo rằng cả hai giới đều được đánh giá bằng những tiêu chuẩn và yêu cầu công bằng như nhau.

1.2 Ví dụ về bình đẳng giới

Nghỉ 30 phút/ ngày đối với lao động nữ (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ ngày trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, đảm bảo thời gian vệ sinh và cho con bú của phụ nữ, điều này đã được Luật lao động quy định.

Đồng thời, tại Luật này cũng nêu rõ, người nữ sẽ được ưu tiên tuyển dụng nếu người nam và nữ có trình độ ngang nhau.

Dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ lao động nam chiếm phần trăm khá lớn so với lao động nữ. Tương tự như vậy, mức lương của nữ lao động chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Trong khi đó, thời gian làm việc không công, cụ thể là việc nhà của nữ giới gấp đôi so với nam. Tại đây, chính sách Nhà nước điều chỉnh sao cho phù hợp với sức lao động nữ và tiền lương tương đương.

Tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 62 tuổi vào năm 2028, trong khi đó với lao động nữ, đủ 60 tuổi vào năm 2035. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được áp dụng trong điều kiện lao động bình thường và được thực hiện theo một lộ trình nhất định.

2. Ý nghĩa của bình đẳng giới

Một trong những ý nghĩa của quyền bình đẳng giới là xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo ra cơ hội và phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Điều này nhằm tiến tới sự bình đẳng giới thực sự giữa nam và nữ, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Xóa bỏ phân biệt đối xử, tạo ra cơ hội và phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ (Ảnh minh họa)

3. Bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình, chính trị và kinh tế

Bình đẳng giới được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, một trong số đó bao gồm: hôn nhân gia đình, chính trị và kinh tế.

3.1 Trong hôn nhân gia đình

Sự bình đẳng giữa nam và nữ thể hiện trong quan hệ dân sự và quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Quyền, nghĩa vụ của nam và nữ là ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, sử dụng nguồn lực, thu nhập chung của gia đình và quyết định liên quan đến nguồn lực của gia đình cũng đều phải bình đẳng.

Việc quyết định và lựa chọn biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hay chăm sóc con trong thời gian nghỉ đều bình đẳng giữa nam và nữ.

Sự chăm sóc, giáo dục của gia đình đối với con cái là như nhau, không phân biệt giới tính. Ngoài ra, trách nhiệm chia sẻ công việc nhà thuộc về tất cả các thành viên, không kể nam hay nữ.

Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân gia đình giữa nam và nữ là như nhau (Ảnh minh hoạ).

3.2 Trong chính trị

Bình đẳng giữa nam và nữ trong tham gia quản lý nhà nước, hoạt động xã hội.

Đòi hỏi giữa nam, nữ có sự ngang hàng trong quá trình tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Bình đẳng giữa nam và nữ còn được thể hiện trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân. Họ cũng có cơ hội tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, xã hội.

Trình độ chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức sẽ được chia đều cơ hội cho cả nam giới và nữ giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm các biện pháp sau:

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải được đảm bảo một cách thích đáng nhằm đáp ứng mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Không những vậy, đối với việc bổ nhiệm chức danh trong cơ quan nhà nước, tỷ lệ nữ giới cũng phải được đảm bảo thích hợp.

3.3 Trong lĩnh vực kinh tế

Tương tự như trong quan hệ hôn nhân gia đình và chính trị, đối với lĩnh vực kinh tế, mọi việc liên quan đến doanh nghiệp từ thành lập, sản xuất, quản lý, kinh doanh đến việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường hay nguồn lao động đều phải bình đẳng giữa nam và nữ.

Một số biện pháp đẩy mạnh bình đẳng giới được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế

Ưu đãi về thuế và tài chính đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật.

Ở khu vực nông thôn, đối với lao động nữ được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Trong lĩnh vực kinh tế, mọi việc liên quan đến doanh nghiệp đều phải bình đẳng giữa nam và nữ (Ảnh minh họa)

4. Quy định của Luật Bình đẳng giới mới nhất

Ngoài hiểu khái niệm bình đẳng giới là gì, nắm chắc và hiểu đúng luật sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và tránh vi phạm các quy định của pháp luật.

4.1 Một số trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới

Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Theo Điều 26 của Luật BĐG quy định):

- Chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, cần xây dựng và trình Chính phủ ban hành.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tích cực tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới.

- Đối với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, cần tổng kết, báo cáo, đề xuất Chính phủ.

- Chịu trách nhiệm điều hành và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Những hành vi vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới cần kịp thời kiểm tra, thanh tra, xử lý.

Đối với ủy ban nhân dân các cấp (Theo Điều 28):

- Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương cần được xây dựng, lên kế hoạch, triển khai.

- Chuẩn bị và trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.

- Ở cấp địa phương, tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo.

Đối với gia đình (Theo Điều 33):

- Các thành viên trong gia đình được tạo điều kiện nâng cao nhận thức, hiểu biết, tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

- Cần giáo dục trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình đối với các thành viên.

- Mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ được tạo điều kiện làm mẹ tốt nhất.

- Trong học tập, lao động hay tham gia các hoạt động khác, con trai và con gái được đối xử và tạo cơ hội như nhau.

Đối với công dân (Theo Điều 34):

- Không ngừng nâng cao hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về giới và quyền bình đẳng giới.

- Thực hiện và hướng dẫn các hành vi đúng mực về bình đẳng giới, cũng như khuyến khích người khác làm tương tự.

- Lên án, phê phán, ngăn chặn hành vi vi phạm quyền bình đẳng giới.

- Theo dõi và đảm bảo sự bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và công dân.

4.2 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực

Tại Chương II, Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định đầy đủ các hình thức xử phạt, cụ thể:

Tại điều 6, về chính trị:

- Có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; tuyên truyền sai sự thật của người tự ứng cử, được ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước vì định kiến giới.

- Phạt 2.000.000 - 3.000.000 đồng cho các hành vi trên. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vấn đề sẽ có hình thức xử phạt khác nhau (mức phạt tiền nặng nhất là từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng).

Tại điều 7, về kinh tế:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xúi giục, đe dọa… người thành lập, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.

- Mức phạt tiền thấp nhất là từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, nặng nhất là 5.000.000 đồng.

Tại điều 13, về gia đình:

- Cản trở, không cho phép thành viên gia đình tham gia các hoạt động khác nhau; đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên. Mức xử phạt cho hành vi này là 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Có hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần; thực hiện lao động gia đình bị áp đặt, sử dụng các biện pháp tránh thai hay triệt sản. Mức tiền phạt dao động từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng.

- Người có đủ điều kiện tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của gia đình theo quy định pháp luật nhưng bị cản trở và sử dụng hành vi vũ lực. Phạt tiền từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng.

Tóm lại, bài viết về bình đẳng giới là gì, cũng như một vài quy định của pháp luật về bình đẳng giới đã được chúng tôi cung cấp cụ thể, rõ ràng. Hy vọng thông qua đây, độc giả sẽ có cái toàn diện và chính xác về chủ đề này. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?