1. Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy mới nhất
Theo quy định tại Điều 14 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, thì hiện nay có 02 biện pháp phòng cháy cơ bản, bao gồm:
- Quản lý chặt chẽ, sử dụng an toàn các chất cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, các chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy.
- Thường xuyên và định kỳ kiểm tra để phát hiện ra các sơ hở, thiếu sót về việc phòng cháy và có biện pháp nhằm khắc phục các thiếu sót kịp thời.
Như vậy, các cơ sở, đơn vị đều phải thực hiện các biện pháp cơ bản trong phòng cháy nêu trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả về phòng cháy.
2. Thủ tục tiến hành biện pháp kiểm tra an toàn về PCCC
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, thủ tục tiến hành biện pháp kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy được thực hiện như sau:
* Đối với trường hợp kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy:
- Kiểm tra định kỳ:
Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo cho đối tượng được kiểm tra trước 03 ngày làm việc về: nội dung, thời gian và thành phần của đoàn kiểm tra.
Khi tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý của cơ sở đó biết. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu cấp quản lý của cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra và cung cấp các tài liệu, tình hình liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở được kiểm tra đó. Kết quả kiểm tra phải được thông báo cho cấp quản lý của cơ sở biết.
- Kiểm tra đột xuất:
Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện việc kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đột xuất phải thông báo rõ ràng lý do cho đối tượng được kiểm tra.
Cán bộ và chiến sĩ công an nhân khi thực hiện việc kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp.
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy đã được thông báo và phải bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc cùng với cơ quan/người có thẩm quyền kiểm tra.
* Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy chữa cháy:
- Kiểm tra định kỳ: Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy trước khi thực hiện việc kiểm tra định kỳ phải thông báo trước cho đối tượng được kiểm tra 03 ngày làm việc về: nội dung, thời gian và thành phần của đoàn kiểm tra.
- Kiểm tra đột xuất:
Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện việc kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đột xuất phải thông báo rõ ràng lý do cho đối tượng được kiểm tra.
Cán bộ và chiến sĩ công an nhân khi thực hiện việc kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp.
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy chữa cháy, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy đã được thông báo và phải bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc cùng với cơ quan/người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Biện pháp phòng cháy đối với cơ sở có bắt buộc không?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, việc phòng cháy đối với cơ sở được quy định như sau:
- Cơ sở được bố trí tại một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy chữa cháy độc lập thì phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng cháy sau đây:
Có nội quy, quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Có các biện pháp để phòng cháy.
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy và ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động tại cơ sở.
Có lực lượng, phương tiện, các điều kiện khác để đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy.
Có phương án chữa cháy, thoát nạn, chống cháy lan, cứu người và cứu tài sản.
Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
Có hồ sơ theo dõi và quản lý về hoạt động phòng cháy chữa cháy.
- Đối với các cơ sở khác thì việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy nêu trên phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô của cơ sở đó.
Như vậy, theo quy định trên thì các cơ sở được bố trí tại một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động thì cần phải có các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Còn đối với các cơ sở khác thì việc thực hiện các biện pháp phòng cháy phù thuộc theo tính chất hoạt động và quy mô của cơ sở đó.
Trên đây là những thông tin về các biện pháp cơ bản trong phòng cháy mới nhất hiện nay.