Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?

Khi bị nợ xấu, khách hàng sẽ khó khăn hơn trong việc vay ngân hàng bởi lịch sử tín dụng sẽ được các ngân hàng kiểm tra. Vậy, bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nợ xấu là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, nợ xấu là khoản nợ được ngân hàng phân loại vào nhóm 3, 4 và 5.

Đây thường là các khoản nợ được vay mà bị trả quá hạn từ 90 ngày mà không có khả năng trả, bao gồm cả việc chậm trả nợ gốc, lãi suất cũng như không thể đáp ứng các điều kiện vay hoặc đảm bảo các loại tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.

Cụ thể, khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN phân loại 05 nhóm nợ như sau:

  • Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; hoặc khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

  • Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Đây là khoản nợ quá hạn đến 90 ngày hoặc khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.

  • Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày; Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận...

  • Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Đây là khoản nợ quá hạn 181 - 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn...

  • Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Đây là khoản nợ quá hạn 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu...

Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?

2. Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?

Khi vay nợ xấu ngân hàng, thời điểm vay nợ sẽ được coi là một “chấm đen” trong lịch sử tín dụng. Tuy nhiên, bị nợ xấu sẽ rất khó để được vay thế chấp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian tối đa 05 năm, tất cả những khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng cũng sẽ ngừng cung cấp lịch sử sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin. 

Hiện nay, với từng nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng sẽ có quy định riêng áp dụng với từng nhóm nợ. Cụ thể:

Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2: Đối với nhóm nợ 1 và 2, thông thường, đối với nhóm 1 thì chỉ cần tất toán xong khoản vay cũ thì người vay có thể vay được khoản vay mới. Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc nhóm 2, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu rồi mới đồng ý cho vay. ​

Cụ thể có thể kể tới bắt buộc phải chứng minh thu nhập, chứng minh lý do nợ xấu là khách quan/không cố ý, tài sản thế chấp có giá trị lớn, mức vay không quá cao so với giá trị tài sản… 

Đối với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Khi bị nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì chính là 03 nhóm mà gần như các ngân hàng sẽ từ chối khoản vay cho dù tài sản đảm bảo có giá trị lớn và thông tin nợ xấu đã bị xóa khỏi CIC.

Như vậy, việc cho vay thế chấp của ngân hàng sẽ tùy vào từng tình trạng nợ cũng như các chính sách cho vay của chính ngân hàng đó và khi thuộc nhóm nợ xấu thì khả năng được cho vay là rất khó.
Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?
Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? (Ảnh minh họa)

3. Người thân dính nợ xấu liệu có được vay thế chấp ngân hàng?

Tùy từng trường hợp, người vay sẽ không thể vay thế chấp ngân hàng được nếu người thân của người vay từng dính nợ xấu. 

Trong thực tế, trước khi cho vay vốn, thường các ngân hàng sẽ kiểm tra các mối quan hệ xung quanh (gia đình, người thân) để quyết định hạn mức cho vay/xem có cho vay hay không. 

Hiện nay, có một số ngân hàng sẽ tham chiếu thông tin nợ xấu của cha mẹ, anh chị em nhưng cũng có không ít ngân hàng chỉ kiểm tra thông tin của vợ/chồng, con của người vay.

Do đó, nếu ngân hàng không căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân thì người vay sẽ được xét duyệt vay vốn nếu đủ điều kiện theo quy định của từng ngân hàng. 

Ngược lại, nếu ngân hàng căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân (đặc biệt thông tin nợ xấu của vợ/chồng) thì người đó có thể sẽ không được duyệt vay.

Đặc biệt, với một số ngân hàng, nếu vợ/chồng người vay thế chấp đã từng dính nợ xấu thì hai bên có thể làm cam kết chứng minh tài sản thế chấp là tài sản riêng, không liên quan tới người còn lại thì tài sản đó sẽ được xét duyệt vay thế chấp tại ngân hàng. 

Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? Nói chung, việc xem xét có được vay thế chấp hay không cần phải căn cứ vào chính sách của từng ngân hàng

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, khách vay có thể được cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hãy theo dõi bài viết để biết khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?