Bị can là gì? Khi nào thì khởi tố bị can?

Bị can và bị cáo là những thật ngữ xuất hiện nhiều trong các văn bản luật cũng như ngoài đời sống. Tuy nhiên cũng có không ít người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy, bị can là gì?

1. Bị can là gì?

Bị can là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau:

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, một cá nhân hoặc pháp nhân từ khi có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Nói cách khác, một người hoặc pháp nhân chỉ được coi là bị can khi có quyết định khởi tố. Quyết định này sẽ bao gồm các thông tin: Thời gian, địa điểm ra Quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, tội phạm bị khởi tố; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm....

Xem thêm: Phân biệt bị can và bị cáo

Bị can là gì? Khi nào thì khởi tố bị can? (Ảnh minh họa)

2. Quyền và nghĩa vụ của bị can thế nào?

Cũng tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị can như sau (với bị can là pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ dưới đây sẽ do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện):

Quyền của bị can

Nghĩa vụ của bị can

- Được biết lý do mình bị khởi tố;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

- Nhận các Quyết định:

+ Quyết định khởi tố bị can; Quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định khởi tố bị can, ...;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

+ Bản kết luận điều tra;

+ Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra...

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Được đưa ra các đề nghị:

+ Đề nghị giám định, định giá tài sản;

+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

+ Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

+ Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu liên quan đến việc bào chữa;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Có thể áp dụng biện pháp áp giải hoặc truy nã (nếu bỏ trốn) trong trường hợp bị can vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Khi nào khởi tố bị can? Ai có thẩm quyền khởi tố?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Hình sự 2015, Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi Quyết định knày kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định khởi tố bị can.

Ngoài ra Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát cũng có quyền trực tiếp ra Quyết định khởi tố bị can trong các trường hợp:

- Phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố, đã yêu cầu Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

- Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra viên, Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố.

Trong một số trường hợp nhất định, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân… cũng có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố bị can.

Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ra Quyết định khởi tố bị can đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng.

Trên đây là một số thông tin về: Bị can là gì? Khi nào khởi tố bị can? Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

>> Bị cáo là gì? Bị can và bị cáo có gì khác nhau?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?