Bệnh quai bị là gì? Hướng dẫn chẩn đoán bệnh quai bị

Quai bị là một loại bệnh khá phổ biến thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vậy Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có nguy hiểm không? Làm thế nào để dự phòng và điều trị bệnh quai bị? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh quai bị nhé.

(Ảnh minh hoạ)

1. Bệnh quai bị là gì?

Theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, Bộ y tế định nghĩa Bệnh quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị (Mumps virus), thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra. Virus quai bị có thể tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể (từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ từ 15 - 200 độ C).

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp từ người bệnh sang người lành thông qua nước bọt, dịch tiết mũi họng chứa virus quai bị khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,...

2. Những triệu chứng của bệnh quai bị

Cũng theo hướng dẫn tại Quyết định số 3108/QĐ-BYT, bác sĩ chẩn đoán bệnh quai bị dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ. Cụ thể như sau:

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, ban đầu người bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Sau đó mới dần xuất hiện một số triệu chứng như

  • Sốt, sốt cao đột ngột

  • Khô miệng, chán ăn, buồn nôn

  • Đau vùng mang tai (trước nắp tai, mỏm xương chũm, góc hàm)

  • Một số trường hợp có thể xuất hiệu triệu chứng sưng bìu, đau tinh hoàn ở nam; viêm buồng trứng, sảy thai ở nữ.

Kết thúc giai đoạn ủ bệnh, người bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát. Theo đó các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn:

  • Tuyến mang tai sưng đau ở một bên hoặc hai bên. Khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước làm khuôn mặt bị biến dạng.

  • Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”.

  • Bệnh nhân khó khăn trong việc há miệng, nhai, nuốt.

  • Niêm mạc miệng bị khô, giảm tiết nước bọt.

  • Lỗ ống tuyến nước bọt mang tai (Stenon) sưng nề, đỏ, đôi khi có vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh, có thể có mủ nếu bội nhiễm.

(Ảnh minh hoạ)

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ nhiễm bệnh quai bị sẽ được thực hiện xét nghiệm máu. Nếu thực sự có virus quai bị thì bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh cạnh những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên, để chắc chắn, bác sĩ sẽ căn cứ vào chẩn đoán phân biệt để xác định chính xác bệnh.

Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh lý do nhiễm virus đường hô hấp trên

Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình được phân biệt với:

  • Viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ ở đầu ống tuyến nước bọt mang tai

  • Viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng

  • Viêm phì đại tuyến mang tai

  • Sỏi tuyến nước bọt mang tai

3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị

Bệnh quai bị thường lây lan ở những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan làm việc, chợ, bến xe tàu,...

Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ tại mọi độ tuổi. Theo thống kê thì tỷ lệ bệnh ở nam thường nhiều hơn với nữ. Quai bị thường ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Từ 2 tuổi, nguy cơ nhiễm bệnh cao dần, đặc biệt ở nhóm tuổi thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi.

Đặc biệt, sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững qua nhiều năm, rất hiếm khi tái phát lại.

4. Biện pháp điều trị bệnh quai bị

Về nguyên tắc, bệnh quai bị là bệnh lý do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị chủ yếu hỗ trợ và chăm sóc người bệnh. Người bệnh sẽ cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế vận động, nâng cao thể trạng, chống bội nhiễm. Căn cứ vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh, có thể tiến hành các biện pháp điều trị như:

  • Hạ sốt bằng cách dùng thuốc, chườm mát, bù nước...

  • Giảm đau tại nơi sưng

  • Hạn chế các loại thực phẩm cứng và thay bằng các thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt

  • Người bệnh nghỉ ngơi thoải mái, vệ sinh răng miệng

  • Chỉ sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ bội nhiễm

  • Với các bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ có dấu hiệu viêm buồng trứng, cần nhập viện ngay để theo dõi chặt chẽ

5. Những biến chứng không mong muốn

Bệnh quai bị nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ có một số biến chứng không mong muốn như:

  • Viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, vô sinh: biến chứng xảy ra ở 20-35% nam giới sau tuổi dậy thì bị mắc bệnh. Người bệnh có biểu hiện tinh hoàn sưng to, đau trong vòng 3-7 ngày. Một số trường hợp sẽ có hiện tượng tinh hoàn teo dần dẫn đến nguy cơ vô sinh.

  • Viêm buồng trứng: biến chứng xảy ra ở 7% nữ giới sau tuổi dậy thì bị mắc bệnh

  • Sảy thai, thai dị dạng, sinh non, thai chết lưu: nữ giới mang thai ở 03 tháng đầu thai kỳ bị bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng sảy thai. Nếu nhiễm bệnh ở 03 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc thai chết lưu

  • Nhồi máu phổi: bệnh nhân nam bị quai bị dẫn đến viêm tinh hoàn khiến tĩnh mạch tiền liệt tuyến tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu một vùng phổi gây hoại tử mô phổi.

  • Viêm não, viêm màng não: biến chứng xảy ra ở 0.5% bệnh nhân sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tri giác, thị giác dẫn đến tổn thương thần kinh sọ não

  • Viêm tụy cấp tính: bệnh nhân có biểu hiện đau bụng nhiều, buồn nôn, tụt huyết áp.

  • Viêm cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn chức năng gan, tắc ống dẫn tuyến nước bọt...

Mặc dù tỷ lệ xảy ra biến chứng tử vong khá thấp nhưng các biến chứng còn lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

6. Những cách phòng chống bệnh quai bị

6.1. Biện pháp dự phòng

  • Tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về bệnh quai bị và những tác hại của bệnh, đặc biệt nhấn mạnh những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

  • Tiêm phòng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, tiêm nhắc lại theo quy định của bộ y tế. Đối với người lớn, phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để tư vấn tiêm vắc xin phòng quai bị

  • Tuyên truyền, thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống để giữ không gian được sạch sẽ, thông thoáng

  • Tuyên truyền, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân thường xuyên như: rửa tay với xà phòng, súc họng bằng nước muối/dung dịch kháng khuẩn, vệ sinh đồ chơi vật dụng, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người

6.2. Biện pháp chống dịch

  • Khi có người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

  • Hạn chế, cách ly người bệnh tại nhà hoặc cơ sở y tế để tránh lây nhiễm với người xung quanh

  • Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người chưa tiêm phòng đang sống tại ổ dịch

  • Tiến hành các biện pháp vệ sinh môi trường sống, sinh hoạt, các địa điểm người nhiễm bệnh đã sinh hoạt, làm việc,...

7. Kết luận

Thông qua bài viết trên, chúng tôi tin rằng bạn đọc đã hiểu bệnh quai bị là gì, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh quai bị. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Vì vậy chúng ta cần chủ động tìm hiểu thông tin để phòng tránh, điều trị, hạn chế sớm nhất những biến chứng không mong muốn.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.