Bệnh binh có mấy mức? Mức nào nặng nhất

Bệnh binh được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng căn cứ theo tỷ lệ tổn thương cơ thể, theo đó, bệnh binh có mấy mức và mức nào nặng nhất?

Bệnh binh có mấy mức? Mức nào nặng nhất

Trước tiên, cần khẳng định rằng, các quy định pháp luật hiện hành không xếp hạng bệnh binh như trước đây, tuy nhiên, cách xếp hạng bệnh binh theo Nghị định số 236-HĐBT năm 1985 vẫn được nhiều người dùng.

Theo tinh thần của Nghị định số 236-HĐBT, bệnh binh được xếp theo 03 hạng:

- Hạng 1: mất từ 81% - 100% sức lao động

- Hạng 2: mất từ 61% - 80% sức lao động.

- Hạng 3: mất từ 41% - 60% sức lao động.

Và có thể thấy, bệnh binh hạng 1 là nặng nhất mất từ 81% - 100% sức lao động.

Bệnh binh có mấy mức và mức nào nặng nhất?
Bệnh binh có mấy mức và mức nào nặng nhất? (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 và các văn bản hướng dẫn không xếp hạng bệnh binh mà chỉ quy định điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Theo đó, từ ngày 01/7/2021, khi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có hiệu lực, một trong những điều kiện để được công nhận bệnh binh là phải có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh này quy định:

Điều 58. Quy định chuyển tiếp

Kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành:

1. Người hy sinh, người bị thương, người bị bệnh trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh này thì được áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13;

[…]

Tức là, nếu bị bệnh trước ngày 01/7/2021, vẫn có thể được công nhận theo điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Theo đó, bệnh binh bao gồm cả quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1994.

Như vậy, dù việc xếp hạng bệnh binh quy định tại Nghị định 236-HĐBT với 03 hạng tương ứng với các mức suy giảm khả năng lao động đã là quy định cũ nhưng vẫn được nhiều người sử dụng và cả cơ quan nhà nước vận dụng để giải thích cho người dân.

Chế độ dành cho bệnh binh hạng 1/3

Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 và Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định chế độ dành cho bệnh binh hạng 1/3 (mất từ 81% - 100% sức lao động) như sau:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Trợ cấp

(đồng/tháng)

Phụ cấp

(đồng/tháng)

Từ 81% - 90%

3.714.000

Từ 91 % -100%

4.137.000

Từ 81% trở lên

815.000

Từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

1.624.000


Bệnh binh được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp về bệnh binh có mấy mức và mức nào nặng nhất. Nếu có thắc mắc liên quan, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

Việc phát sinh nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh. Thậm chí, nợ xấu còn là hậu quả của các vụ việc lừa đảo. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra xem mình có bị nợ xấu hay không là rất quan trọng. Dưới đây là 3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu.