Bệnh binh chết, thân nhân được hưởng chế độ gì?

Bệnh binh là người có công với cách mạng, được Nhà nước ban hành nhiều chế độ để hỗ trợ thương binh cũng như thân nhân của họ. Vậy bệnh binh chết thân nhân được hưởng chế độ gì?

1. Bệnh binh chết thân nhân được hưởng chế độ gì?

bệnh binh chết thân nhân được hưởng chế độ gì
Những chế độ thân nhân được hưởng khi bệnh binh mất? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 về chế độ ưu đãi cho thân nhân của bệnh binh như sau:

Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên mà chết thì thân nhân của bệnh bịnh sẽ được hưởng trợ cấp tuất, cụ thể như sau:

- Cha/mẹ đẻ, vợ/chồng đã đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi mà đang còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

- Cha/mẹ đẻ sống cô đơn, vợ/chồng đã đủ tuổi nghỉ hưu sống cô đơn, con mồ côi cả cha lẫn mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi mà đang còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 28 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì khi bệnh binh chết thân nhân của bệnh binh còn được hưởng các chế độ:

- Trợ cấp 1 lần cho thân nhân với mức trợ cấp băng 03 tháng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng hiện được hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết.

- Trợ cấp mai táng cho người/tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang được hưởng trợ cấp hàng tháng mà chết.

2. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi bệnh binh chết

Căn cứ Điều 124 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi bệnh binh chết được quy định cụ thể:

*Hồ sơ gồm có:

- Bản khai theo Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy báo tử/trích lục khai tử của bệnh binh chết (bản sao chứng thực).

- Giấy khai sinh/trích lục khai sinh đối với thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi (bản sao chứng thực).

- Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi con đang theo học; nếu đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp/đại học thì có thêm Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao chứng thực) hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục THPT về thời điểm mà người này kết thúc học.

*Thủ tục thực hiện:

- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên, thân nhân của bệnh binh nộp toàn bộ hồ sơ cho UBND cấp xã nơi thường trú.

- Trong vòng 12 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của thân nhân, UBND cấp xã có trách nhiệm:

  • Xác nhận bản khai của thân nhân.

  • Cấp giấy xác nhận nếu thuộc trường hợp sống độc thân và không còn thân nhân; con mồ côi cha lẫn mẹ.

  • Cấp giấy xác nhận thu nhập, áp dụng theo Mẫu số 47 của Phụ lục I được ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đồng thời chỉ đạo hội đồng xác định về mức độ khuyết tật cấp xã cấp giấy xác nhận tình trạng khuyết tật nếu thân nhân là con đã đủ 18 tuổi bị khuyết tật nặng/khuyết tật đặc biệt nặng mà không có thu nhập hàng tháng, hoặc có mà mức thu nhập dưới 0,6 lần mức chuẩn.

  • Chỉ đạo cho hội đồng thực hiện xác định mức độ khuyết tật cấp xã cấp giấy xác nhận nếu thân nhân là con đã đủ 18 tuổi bị khuyết tật nặng/đặc biệt nặng từ nhỏ.

  • Gửi các giấy tờ nêu trên đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi mà bệnh binh thường trú trước khi chết.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 07 ngày làm việc từ khi nhận được đủ hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kèm theo đầy đủ hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - là nơi quản lý hồ sơ.

-  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ có trách nhiệm:

  • Đối chiếu hồ sơ và ban hành quyết định về việc chấm dứt chế độ ưu đãi đối với bệnh binh hoặc thân nhân, đồng thời ban hành quyết định trợ cấp khi bệnh binh chết theo Mẫu số 74 của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP và ghép, lưu hồ sơ.

  • Trường hợp con từ đủ 18 tuổi bị khuyết tật nặng/biệt nặng thì cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi bệnh binh thường trú kèm theo giấy xác nhận tình trạng khuyết tật.

    Trong vòng 12 ngày kể từ khi nhận biên bản giám định y khoa, ban hành quyết định về việc trợ cấp tuất hàng tháng theo Mẫu số 74 của của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đồng thời thực hiện ghép và lưu hồ sơ.

  • Nếu thân nhân của bệnh binh ở địa phương khác thì gửi bản trích lục của từng diện đối tượng bệnh binh và quyết định trợ cấp khi bệnh binh chết nơi mà thân nhân của bệnh binh thường trú để được hưởng chế độ.

bệnh binh chết thân nhân được hưởng chế độ gì
Có được hưởng đồng thời chế độ trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp tuất? (Ảnh minh họa)

3. Thân nhân bệnh binh được hưởng đồng thời chế độ trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp tuất không?

Theo khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên mà chết thì thân nhân của bệnh bịnh sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Ngoài ra, thân nhân của bệnh binh còn được hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp mai táng khi bệnh binh chết.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật đang được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thì không được hưởng chính sách tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng vẫn được hưởng chính sách theo Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng chưa quy định.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 thì người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Vì vậy, căn cứ theo các quy định trên, thân nhân của bệnh binh hưởng chế độ trợ cấp tuất khi bệnh binh chết thì sẽ không được hưởng đồng thời cả trợ cấp người khuyết tật.

Trên đây là những thông tin về Bệnh binh chết thân nhân được hưởng chế độ gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn) là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chi đoàn là một nhánh nhỏ trong khối Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!