Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nhiều là một trong những vấn đề quan trọng và cần có những biện pháp xử lý kịp thời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Vậy bảo vệ môi trường là gì? Và có biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bảo vệ môi trường là gì?
Trước khi đưa ra khái niệm bảo vệ môi trường là gì? Chúng ta trước tiên phải hiểu môi trường là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 nêu rõ: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Vì vậy, bảo vệ môi trường là những hoạt động thiết thực của con người để để cải thiện và giữ cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.
Trong khoản 2 tại Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường đã nêu cụ thể: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Luật bảo vệ môi trường cũng quy định rõ tại khoản 3 Điều 12: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Có thể nói, môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của con người chúng ta. Con người chủ động giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch đẹp và trong lành cũng là cách để bạn tự bảo vệ chính bản thân mình.
Nếu không bảo vệ môi trường một cách đúng cách thì ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu những lý do vì sao phải bảo vệ môi trường sau đây nhé!
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
Môi trường không khí bị ô nhiễm với tình trạng chính như khói bụi, xăng xe, mùi hôi, khí thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất,.... Mỗi khi hít phải không khí bẩn này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Không những thế, tình trạng này còn gây tác động trực tiếp vô cùng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Nếu ở mức độ nhẹ, có thể chỉ gây nên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Còn ở mức độ nặng hơn sẽ phải kể đến một số bệnh như viêm phổi,viêm phế quản, tim mạch,....
Môi trường nước bị ô nhiễm khiến cho nguồn nước sạch phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên khan hiếm. Bạn sẽ phải dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn nếu không có những biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Nguồn nước bị ô nhiễm khi tiếp xúc với con người qua đường ăn uống hoặc sử dụng trực tiếp đều gây ra những tác động tiêu cực có thể kể đến như bệnh da liễu, dịch tả, tiêu chảy,....
Môi trường đất nếu bị ô nhiễm khiến con người khi sử dụng các loại hoa quả, trái cây, rau xanh trồng trong đất ô nhiễm sẽ có dư lượng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu còn ở trong những thực phẩm này. Khi con người dùng những loại thực phẩm được trồng ở môi trường đất bị ô nhiễm này sẽ gây ra tình trạng như ngộ độc cấp tính hay mãn tình, suy nhược hệ thần kinh, hay là tích tụ độc tố trong cơ thể.
Thứ hai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung
Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến cho hệ sinh thái trên trái đất vốn dĩ đang ở trạng thái cân bằng bỗng trở nên mất đi sự hài hòa. Từ đó, sẽ đe dọa đến nguy cơ sinh tồn của một số các loài sinh vật, động vật và thực vật sống.
Thứ ba, ô nhiễm môi trường không chỉ dừng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như đã nói ở trên mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
Thiệt hại kinh tế do tăng chi phí khám chữa bệnh
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Thiệt hại kinh tế đối với các hoạt động du lịch
Thiệt hại kinh tế do tăng chi phí cải thiện môi trường
Thiệt hại kinh tế do phát sinh vấn đề xung đột môi trường, tình trạng này xảy ra trong xã hội khi việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa thể dung hòa được cùng với nhau.
3. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
Sau khi đã hiểu được bảo vệ môi trường là gì? Vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường cũng đã nêu rõ tại trong khoản 1 Điều 4: Bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ đồng thời là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi tổ chức, của cả cộng đồng dân cư lẫn hộ gia đình và cá nhân.
Từ đó, bạn có thể hiểu rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng một ai. Tất cả mọi người đều phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp.
4. 05 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
Như đã nói ở trên, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 05 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả mà mỗi cá nhân ai cũng có thể tự làm được
Thứ nhất, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn cây xanh và bảo vệ rừng
Như các bạn đã biết, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc.
Cây xanh điều hòa không khí và cung cấp môi trường sống. Ở trong phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, nơi mình sinh sống cũng như nơi làm việc. Bạn có thể trồng cây xanh quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay trồng rau xanh phục vụ sinh hoạt.
Thứ hai, sử dụng các chất từ thiên nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất
Thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh khác liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện
Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch có thể là gió, ánh nắng mặt trời vì những nguồn năng lượng này có thể tái tạo và có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đặc biệt khi sử dụng sẽ không phát sinh khí thải gây hại đến môi trường. Bên cạnh việc sử dụng nguồn năng lượng sạch để hạn chế khí thải độc hại thì đây là một cách để tiết kiệm nguồn điện.
Thứ tư, hạn chế việc sử dụng túi ni lông
Có thể bạn chưa biết để một chiếc túi ni lông cần thời gian phân hủy hàng trăm năm. Mà hiện này, nhiều người có thói quen sử dụng nhiều túi ni lông vì tính tiện dụng của nó. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. Trong khi đó, để sản xuất ra được 100 triệu túi nhựa tốn đến 12 triệu barrel dầu hỏa và khí thải nó thải ra môi trường nữa. Vì vậy khuyên bạn nên hạn chế việc sử dụng túi ni lông thay vào đó sử dụng giỏ đi chợ, giấy, các loại lá…
Thứ năm, tái chế rác thải
Tái chế rác thải không chỉ đơn giản là một giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải mà còn tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau, tiết kiệm vật liệu để sản xuất kinh doanh, tái sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, sản xuất.
Các chất thải thường được tái sử dụng đa phần là ở dạng rắn như: nhựa, nhôm, inox, sắt,… Tùy vào mức độ còn có thể sử dụng hay không hoặc tình trạng hư hại mà các công ty, nhà máy sản xuất sẽ thu mua phế liệu và sản xuất thành các sản phẩm khác hữu ích hơn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho bạn hiểu rõ bảo vệ môi trường là gì? Và đưa ra cho bạn 06 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn và giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.