Báo nói báo hình báo in là gì? Có đặc điểm gì?

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về 03 loại hình báo chí: Báo nói, báo hình, báo in. Vậy báo nói báo hình báo in là gì?

1. Báo nói báo hình báo in là gì? Có đặc điểm gì?

Báo nói báo hình báo in (Ảnh minh họa)

- Báo nói:

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Báo chí 103/2016/QH13 có quy định báo nói được hiểu là một loại hình báo chí mà sử dụng tiếng nói, âm thanh, đồng thời được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Như vậy, đặc trưng của loại hình báo chí này là việc sử dụng âm thanh như lời nói, tiếng động, âm nhạc... Báo nói cũng có thể tiếp cận được nhiều đối tượng, có tính sinh động và dễ dàng được tiếp cận.

- Báo hình

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Báo chí 2016 có quy định báo hình được hiểu là loại hình báo chí sử dụng chủ yếu là hình ảnh, có kết hợp với tiếng nói, âm thanh, chữ viết và được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Có thể thấy, sự khác biệt của báo hình và các thể loại báo chí khác là khả năng truyền đạt thông tin qua hình thức giao tiếp đặc biệt kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh, chữ viết.

Báo hình có tính phổ cập và quảng bá rộng, tin tức có thể được lan truyền rộng và nhanh chóng khi sử dụng hình thức này. Loại hình này có khả năng thuyết phục cũng như có độ tin cậy cao về tính chính xác của thông tin đối với người xem.

- Báo in:

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Báo chí 2016 có quy định báo in được hiểu là một loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh được thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, có bao gồm báo in và tạp chí in.

Theo đó, báo in có đặc điểm riêng trong việc truyền tải nội dung thông tin qua văn bản in, bao gồm chữ in, hình vẽ, tranh ảnh,... việc tiếp cận đến người đọc sẽ thông qua yếu tố thị giác.

Thông thường, nguồn thông tin báo in bảo đảm được tính chính xác và độ tin cậy cao tuy nhiên tính cập nhật, thời sự thường hạn chế hơn các loại hình báo chí khác.

2. Điều kiện quảng cáo trên báo nói, báo hình, báo in

Quảng cáo trên báo (Ảnh minh họa)

2.1.  Quảng cáo trên báo in 

Tại Điều 21 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13, một số quy định bắt buộc khi thực hiện quảng cáo trên báo in bao gồm:

- Diện tích quảng cáo không được quá 15% tổng diện tích trên một ấn phẩm báo hoặc quá 20% tổng diện tích trên một ấn phẩm tạp chí (loại trừ tạp chí, báo chuyên quảng cáo)

- Phần quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt với các nội dung khác.

- Cơ quan báo chí được quyền ra phụ trương quảng cáo, tuy nhiên phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày đầu tiên phát hành phụ trương quảng cáo.

- Phụ trương quảng cáo phải được đánh số riêng, phần này phải có cùng khuôn khổ với báo chính và được phát hành kèm theo số trang báo chính.

- Trên trang một của phần phụ trương quảng cáo phải ghi rõ tên tờ báo; tên & địa chỉ của cơ quan báo chí cùng dòng chữ như sau: “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”.

- Trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo không được có quảng cáo.

2.2. Quảng cáo trên báo nói, báo hình

Căn cứ nội dung Điều 22 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về quảng cáo trên báo nói và báo hình như sau:

- Thứ nhất, thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được phép vượt quá 10% tổng thời lượng của chương trình phát sóng trong 01 ngày của 01 tổ chức phát sóng (không áp dụng quy định này đối với thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo).

Ngoài ra, phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo trên báo nói, báo hình với các nội dung khác.

- Thứ hai, thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không được quá 5% tổng thời lượng của chương trình phát sóng trong 01 ngày của 01 tổ chức phát sóng (không áp dụng quy định này đối với kênh, chương trình chuyên quảng cáo).

- Thứ ba, không được phát sóng quảng cáo trong 01 số chương trình, cụ thể bao gồm:

  • Chương trình thời sự;

  • Chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp về những sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc.

- Thứ tư, mỗi chương trình phim truyện không được phép ngắt để quảng cáo quá 02 lần, mỗi lần ngắt không được quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá 04 lần, mỗi lần ngắn không được quá 05 phút.

- Thứ năm, khi thể hiện sản phẩm quảng cáo có kèm theo nội dung thông tin chính mà bằng hình thức là chạy chữ hoặc 01 chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo bắt buộc được thể hiện sát phía dưới màn hình và lưu ý không được quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng đến nội dung chính trong chương trình.

Trong đó: Quảng cáo theo hình thức này không được tính vào tổng thời lượng quảng cáo trên báo hình.

- Thứ sáu, về vấn đề kênh/chương trình chuyên quảng cáo:

+ Cơ quan báo nói, báo hình khi có nhu cầu ra kênh/chương trình chuyên quảng cáo thì phải được cấp giấy phép;

+ Cơ quan báo chí cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh/chương trình chuyên quảng cáo bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh/chương trình chuyên quảng cáo;

  • Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc ra kênh/chương trình;

  • Bản sao (có chứng thực) giấy phép hoạt động báo chí.

+ Trong trường hợp cơ quan báo chí muốn thay đổi nội dung giấy phép ra kênh/chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép cho cơ quan quản lý.

Hồ sơ đề nghị bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép v bản sao (có chứng thực) giấy phép đang có hiệu lực.

+ Thời gian cấp giấy phép được thực hiện như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh/chương trình chuyên quảng cáo trong thời hạn 30 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu sau khi xem xét, cơ quan báo chí không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Nếu sau khi xem xét, cơ quan báo chí không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Sau khi được ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo hoặc giấy phép sửa đổi, bổ sung, thì trong thời hạn 07 ngày cơ quan cấp giấy phép gửi bản sao giấy phép cho cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi cơ quan báo chí này đặt trụ sở chính để phối hợp cùng quản lý.

Trên đây là thông tin các loại hình báo nói, báo hình, báo in.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.