Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú cần lưu ý gì?

Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ cung cấp một số thông tin về bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng là người không cư trú theo quy định mới nhất của pháp luật.

1. Người không cư trú là gì?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người không cư trú là người không đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:

(i) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. 

Trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.

Lưu ý: Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.

Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

(ii) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam 

Theo một trong hai trường hợp sau:

- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

  • Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

  • Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

2. Tổ chức tín dụng có được bảo lãnh cho khách hàng là người không cư trú không?

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước nước được bảo lãnh cho khách hàng là người không cư trú. Tuy nhiên, chỉ được bảo lãnh cho khách hàng là tổ chức là người không cư trú chứ không được bảo lãnh cho cá nhân là người không cư trú.

Việc quy định như vậy là hợp lý bởi việc bảo lãnh đối với khách hàng là người cư trú đã đem lại rất nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó nếu bảo lãnh cho cá nhân là người không cư trú thì việc đảm bảo cá nhân đó thực hiện nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh lại càng khó khăn hơn.

Trong khi đó nếu khách hàng là tổ chức thì việc kiểm soát và đảm bảo tổ chức thực hiện nghĩa vụ sẽ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên không phải tổ chức là người không cư trú nào cũng sẽ được bảo lãnh mà còn phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú cần lưu ý gì?

Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú cần lưu ý gì? (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, việc bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:

(i) Khách hàng là tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư.

Bao gồm:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

(ii) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng 

Bao gồm: số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;

(iii) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú

Lưu ý: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú.

Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn được thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú trong trường hợp bên nhận bảo lãnh là người cư trú.

Tuy nhiên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;

- Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.

Ngoài các quy định trên, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN.

Trên đây là thông tin lưu ý đối về bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.

Dạy thêm không thu tiền có phải đăng ký kinh doanh?

Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, giáo viên khi dạy thêm ngoài nhà trường mà có thu tiền của học sinh thì buộc phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu dạy thêm không thu tiền có phải đăng ký kinh doanh hay không?