Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu [Mới nhất]

Luật Đấu thầu 2023 có quy định như thế nào về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu đối với nhà thầu và nhà đầu tư? Tìm hiểu quy định này thông qua bài viết dưới đây

Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Ảnh minh hoạ)

Một trong những điều kiện xác định nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ là đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

Cụ thể, để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:

(i) Đối với nhà thầu:

- Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm/hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý, tài chính đối với các bên sau:

+ Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, mời sơ tuyển, quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định đối với hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;

+ Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ quan tâm/hồ sơ dự sơ tuyển;

+ Nhà thầu tư vấn thẩm định đối với kết quả mời quan tâm, kết quả của sơ tuyển;

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu, tuy nhiên trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao mà phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước này hoặc đang là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn/tổng công ty nhà nước mà ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty đó.

- Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu (loại trừ một số trường hợp tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 và với các bên sau :

+ Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định các nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; nhà thầu tư vấn thẩm định đối với kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu;

+ Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu trong đấu thầu hạn chế.

- Đối với nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhau.

Lưu ý: Nhà thầu nêu trên được đánh giá độc lập về pháp lý và tài chính khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

+ Một là không cùng thuộc một cơ quan/tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Hai là bên nhà thầu, chủ đầu tư và bên mời thầu không có cổ phần hoặc có phần vốn góp trên 30% của nhau;

+ Nhà thầu không có cổ phần hoặc có phần vốn góp trên 20% của nhau nếu cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

+ Nhà thầu tham dự thầu cùng với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không được cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% tại một tổ chức, cá nhân khác với mỗi bên.

(ii) Đối với nhà đầu tư: 

Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, tài chính với các bên sau đây:

- Cơ quan có thẩm quyền

- Bên mời thầu;

- Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu và nhà thầu tư vấn thẩm định về kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.

Xử lý đối vi phạm quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu 

Xử lý đối với vi phạm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 87 Luật Đấu thầu 2023 có quy định xử lý vi phạm trong đấu thầu nói chung như sau:

- Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự; Nếu có gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Ngoài việc bị xử lý như trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức và cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định trong lĩnh vực đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng - 05 năm.

Hiện nay, Chương III Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu không đề cập cụ thể đến hành vi vi phạm quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, tuy nhiên nếu hành vi này có dấu hiệu của các vi phạm khác thì chủ thể này vẫn có thể bị xử phạt.

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi cụ thể mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là thông tin về vấn đề các quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.