Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Nghị định 62/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực có nhiều điểm mới so với dự thảo lấy ý kiến trước đó.

Điểm mới của Nghị định 62/2025/NĐ-CP so với bản dự thảo lấy ý kiến

Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực được ban hành và có hiệu lực ngày 04/3/2025 với nhiều điểm mới so với bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến trước đó. Cụ thể:

- Về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Bổ sung quy định chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải có biện pháp chằng néo, gia cố mái của nhà ở, công trình phòng tránh nguy cơ bay vào đường dây dẫn điện trên không

- Về bảo vệ an toàn an toàn đường cáp điện ngầm,

Nghị định 62/2025/NĐ-CP không còn quy định: hoạt động khảo sát, đầu tư xây dựng đường cáp điện ngầm trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

- Về bảo vệ an toàn công trình điện gió:

Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến bảo vệ an toàn công trình điện gió, cụ thể:

- Chủ đầu tư phải công bố công khai mốc giới hạn hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió (tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 2 Điều 7 Dự thảo quy định chỉ khi công trình không có hàng rào bảo vệ thì tổ chức, đơn vị quản lý vận hành mới phải công bố công khai mốc giới hạn hành lang bảo vệ an toàn).

- Bổ sung quy định các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của trạm biến áp, cầu dẫn cáp điện và các hạng mục phụ trợ của công trình điện gió…

Cách đặt mua Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP

Phí sở hữu bản So sánh Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

🎯 Phí tải bản So sánh: 299.000 đồng (Mức giá này chỉ áp dụng trước ngày 01/5/2025)

🎯 Thông tin chuyển khoản:

  • Số tài khoản: 0451000475999 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công, Hà Nội.
  • Đơn vị nhận tiền: Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam
  • Nội dung thanh toán: Phi mua ban Phan tich Nghi dinh 62
  • Hoặc quét mã QR dưới đây để chuyển khoản nhanh hơn:

📞 Liên hệ ngay LuatVietnam theo số 0936385236 (điện thoại/Zalo) để được hỗ trợ đăng ký mua.

Bên cạnh So sánh văn bản riêng lẻ theo nhu cầu, LuatVietnam còn cung cấp Dịch vụ Phân tích Văn bản của LuatVietnam, bao gồm:

- Cập nhật văn bản mới hàng ngày theo lĩnh vực quan tâm kèm tóm tắt nội dung chính, điểm mới

- So sánh chi tiết văn bản với văn bản được ban hành trước đó theo yêu cầu

Chi tiết liên hệ: 0936385236

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.