Bán phá giá thị trường là gì? Có bị xử phạt không?

Thuật ngữ bán phá giá thị trường được sử dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết bán phá giá thị trường là gì? Việt Nam có hình thức xử phạt nào áp dụng với hành vi nào không?

1. Bán phá giá thị trường là gì?

Hiện nay, trên các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về việc bán phá giá. Tuy nhiên, tại Wikipedia, đây được xem là khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế.

Theo đó, việc bán phá giá thị trường được hiểu là doanh nghiệp bán hàng hoá ra thị trường với giá bán thấp hơn giá sản xuất và có thể sẽ phải chịu điều tra cũng như xử phạt.

Mặc dù trong kinh doanh, việc hạ giá thành cũng được coi là một trong những hình thức nhằm đẩy mạnh tốc độ bán hàng cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhưng nếu nhằm mục đích đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp có khi vì cả chính trị thì sẽ bị coi là bán phá giá.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương có giải thích hàng hoá được xác định là bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam là hàng hoá bị bán giá thấp hơn giá của các sản phẩm hàng hoá tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba trong điều kiện thông thường.

Như vậy, bán phá giá thị trường là thuật ngữ thường được áp dụng với hàng hoá xuất nhập khẩu và thường áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán với giá thấp hơn giá sản xuất.

Bán phá giá thị trường là thuật ngữ thường áp dụng trong thương mại quốc tế (Ảnh minh hoạ)

2. Phá giá thị trường có phải cạnh tranh không lành mạnh?

Bán phá giá thị trường là hành vi áp dụng với hàng hoá nhập khẩu. Trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh áp dụng với tất cả các loại hàng hoá, cả trong nước và nước ngoài.

Liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá cả hàng hoá, khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 cấm:

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Có thể thấy, đây cũng là một khía cạnh của việc phá giá thị trường. Nhưng hành vi bán giá thành thấp hơn giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó thì bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, để xác định việc bán hàng hoá thấp hơn giá thành bình thường có phải là cạnh tranh không lành mạnh không thì cần phải xem xét mục đích mà doanh nghiệp đó hạ giá thành để bán hàng.

Nếu mục đích hạ giá thành để bán nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng này thì đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử phạt.

Ngược lại, nếu hạ giá thành nhưng với mục đích khác, ngoài mục đích nêu trên thì không phải hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh. Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP có hướng dẫn các hành vi bị coi là cạnh tranh không lạnh mạnh gồm:

- Hạ giá hàng hoá tươi sống.

- Hạ giá bán hàng hoá theo chương trình khuyến mại.

- Hạ giá khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, thay đổi địa điểm, chuyển hướng kinh doanh, sản xuất.

- Nhằm thực hiện chính sách bình ổn giá…

Tuy nhiên, việc hạ giá này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng với các nội dung: Mức giá cũ và mới, thời gian hạ giá.

Phá giá nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

3. Hạ giá thành nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị phạt thế nào?

Bán hàng hoá ra thị trường với mức giá thấp hơn so với các mặt hàng khác trên thị trường nhằm hạ gục doanh nghiệp khác cũng kinh doanh mặt hàng đó sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử phạt theo quy định của Chính phủ tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 800 triệu đồng - 01 tỷ đồng: Hạ giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ toàn bộ dẫn đến/có khả năng khiến doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng đó bị loại bỏ.

- Phạt tiền từ 1,6 - 02 tỷ đồng: Phạm vi hạ giá thành ở trên xảy ra ở hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hoá, dịch vụ và khoản lợi thu được từ hành vi bán giá thấp hơn giá thị trường nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Trên đây là giải đáp về việc: Bán phá giá thị trường là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?