Để tăng cường sức mạnh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân là chủ trương chiến lược, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Mẫu bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân đầy đủ nhất sẽ được chúng tôi cung cấp ngay dưới đây. Xin mời các bạn đón đọc!
- 1. Mẫu bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- 1.1 Nhận thức về nền quốc phòng toàn dân
- 1.2 Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- 1.3 Mục tiêu, lộ trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030
- 1.4 Liên hệ bản thân
- 2. Yêu cầu khi viết bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- 2.1 Về nội dung
- 2.2 Về hình thức
1. Mẫu bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân
1.1 Nhận thức về nền quốc phòng toàn dân
Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta, sức mạnh đó được xây dựng trên nền tảng chính trị, xã hội, văn hóa,... mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự cường, từng bước hiện đại hóa.
Trong đó, sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các thế lực thù địch; góp phần bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ; độc lập chủ quyền; đem lại nền hòa bình cho muôn dân.
1.2 Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Không ngừng xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi trường hợp.
Tiềm lực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học kỹ thuật,... là những yếu tố cấu thành nên tiềm lực quốc phòng; trong đó, tiềm lực chính trị đóng vai trò then chốt tạo động lực thúc đẩy, xây dựng các tiềm lực khác để tạo thành sức mạnh quốc phòng toàn dân.
- Lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, trọng tâm là Quân đội nhân dân - xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng, sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.
Ngoài ra, cần xây dựng lực lượng quân dân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, phối hợp chặt chẽ với công an xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên toàn quốc. Tập trung tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế phù hợp với khả năng của từng địa phương.
Đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế biển, hỗ trợ người dân vươn khơi bám biển, khuyến khích đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện bảo vệ, thăm dò, làm chủ vùng biển của Tổ quốc.
1.3 Mục tiêu, lộ trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030
- Một là, chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình, dân chủ nhưng những biến động vẫn đang âm thầm diễn ra hàng ngày, không một quốc gia nào mong muốn có chiến tranh, xung đột vì thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển là xu thế tất yếu trong thời đại này.
Song, vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra trước mắt đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo vẫn đang diễn ra rất quyết liệt, phức tạp ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nền hòa bình, an ninh, an toàn trên Biển Đông đang đứng trước rất nhiều thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro xung đột.
Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ phát triển nhưng đồng thời cũng kéo theo một loạt các phương thức, hình thái chiến tranh mới, tinh vi và khó lường hơn rất nhiều. Việc thay đổi tư duy quân sự, hiện đại hóa quân đội là điều không thể thiếu trong tình hình thời buổi hiện nay.
- Hai là, để đáp ứng những yêu cầu mới, nặng nề, phức tạp hơn trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam phải tập trung vào việc thực hiện công tác tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, cần chủ động xử lý các tình huống để ngăn ngừa nguy cơ xung đột, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo; tạo điều kiện duy trì môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển.
- Ba là, nếu việc thực hiện chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh là hành động hết sức cần thiết thì xây dựng một quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại là cơ sở quan trọng để giữ vững nền hòa bình. Điều này đã được Đảng ta xác định là trọng yếu, thường xuyên.
Quân đội vững mạnh thì đất nước mới phát triển ổn định và bền vững. Đây là tiền đề để tạo điều kiện mở rộng, thu hút vốn đầu tư, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Bốn là, tại Đại hội XIII Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng Quân đội phải phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong hơn 35 năm với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã gặt hái được rất nhiều thành tựu vẻ vang trên hầu hết các lĩnh vực và điều này vẫn đang trên đà phát triển không ngừng.
Mục tiêu đến năm 2025, xây dựng quân đội, công an tinh, gọn, mạnh và phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
1.4 Liên hệ bản thân
Bản thân mỗi người chúng ta đều là công dân Việt Nam và chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Chúng ta được sinh sống, học tập và làm việc trong thời kỳ hòa bình dân chủ, được hưởng quyền lợi chính đáng của một công dân xã hội chủ nghĩa, vì vậy chúng ta cần:
Không ngừng nỗ lực, học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nêu cao tinh thần cảnh giác trước các thế lực thù địch, không để bị cám dỗ mà lung lay niềm tin, ý chí với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh, phòng ngừa các thế lực chống phá Đảng.
Góp sức mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, vững mạnh.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước.
2. Yêu cầu khi viết bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Bài thu hoạch xây dựng quốc phòng toàn dân cũng giống như các bài thu hoạch khác cần có những yêu cầu cơ bản sau, cụ thể:
2.1 Về nội dung
- Đảm bảo bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
- Cần lập dàn ý trước khi viết bài để tránh lan man hay bỏ sót các luận điểm quan trọng
- Trước khi đặt bút viết bài cần trả lời ba câu hỏi: Tại sao cần phải viết bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân? Đối tượng muốn hướng tới là ai? Ý nghĩa của bài thu hoạch khi áp dụng trong thực tiễn cuộc sống là gì?
2.2 Về hình thức
- Trình bày bài thu hoạch một cách khoa học, rõ ràng.
- Rà soát lại các lỗi chính tả trước khi nộp bài.
- Nên đưa hình ảnh vào bài viết (có thể 3 đến 4 ảnh tùy thuộc vào độ dài của bài làm) điều này sẽ giúp bài viết trở nên sinh động hơn.
2.3 Về ngôn từ, tài liệu sử dụng
- Đối với ngôn từ
Người viết cần diễn đạt ngắn gọn, logic, ngôn từ giản dị, giàu sức biểu đạt.
Các từ ngữ sử dụng trong bài thu hoạch tuyệt đối không mang tư tưởng cá nhân để đánh giá một cách phiến diện, một chiều.
Tránh dùng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm, không phù hợp với ngữ cảnh của bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Đối với tài liệu sử dụng
Người viết có thể tìm kiếm thông tin trên báo chí, tivi, hoặc tra cứu trên internet.
Cần đảm bảo nguồn thông tin chính xác, uy tín.
3. Một vài lưu ý khi viết bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Chọn lựa các luận điểm chính cho bài viết: Người viết cần phải xác định rõ các luận điểm, luận cứ để từ đó có thể dễ dàng triển khai nội dung của bài thu hoạch.
- Có thể đưa thêm những trải nhiệm thực tế của bản thân, bạn bè hay người thân để giúp bài viết có cái nhìn toàn diện nhất.
- Nên chọn lựa các nguồn thông tin đã được chứng thực, tránh chọn nhiều nguồn với các nội dung khác nhau khiến bài viết trở nên lạc quẻ, không logic.
Trên đây là mẫu bài thu hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nội dung và viết bài thu hoạch của mình. Nếu còn vướng mắc, vui lòng gọi 19006192 để được giải đáp.