Audit là gì? 3 bước thực hiện audit kiểm toán viên cần biết

Audit là một khái niệm có thể nhiều người chưa biết nhưng đối với những người làm nghề kế toán – kiểm toán thì chắc không xa lạ gì. Vậy Audit là gì? mà có chỉ một số người biết về nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, phân loại, vai trò và quy trình thực hiện của audit là như thế nào nhé.

1. Audit là gì?

(Ảnh minh hoạ)

Audit là kiểm toán. Vậy kiểm toán là gì? Kiểm toán chính là một hoạt động kiểm tra và đánh giá tính xác thực, hợp lý, hợp lệ, đúng quy định pháp luật của hệ thống tài chính – kế toán. Kiểm toán giúp minh bạch thông tin, quản lý rủi ro và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và cổ đông quan tâm.

Hồ sơ kiểm tra bao gồm: Báo cáo tài chính, hồ sơ chứng từ đi kèm với báo cáo tài chính, các chính sách và quy định của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh tế. Kiểm toán là hoạt động tiếp theo của kế toán để các nhà quản lý có được những biện pháp tốt nhất thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Phân loại audit

Audit hay kiểm toán thường được phân thành 03 loại như sau:

2.1. Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là hoạt động của nhà nước để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với các đơn vị sử dụng tài sản công, tài chính công.

Mục đích của các cuộc kiểm toán nhà nước là:

+ Tài sản công được quản lý chặt chẽ;

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng.

2.2. Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán sẽ chỉ ra những sai sót trong báo cáo tài chính và đưa các biện pháp giúp cải thiện hệ thống tài chính – kế toán.

Mục đích của hoạt động kiểm toán độc lập là:

+ Minh bạch các thông tin tài chính của doanh nghiệp;

+ Làm lành mạnh môi trường đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư và cổ đông đưa ra những quyết định đúng đắn;

+ Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Kiểm toán nội bộ 

(Ảnh minh hoạ)

Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn về các hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp. Việc kiểm tra không giới hạn ở báo cáo tài chính mà có thể tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp: tài chính, nhân sự, sản xuất, đóng gói, xuất xưởng… Đây là hoạt động của bộ phận kiểm toán tại doanh nghiệp.

Mục đích của hoạt động kiểm toán độc lập là:

+ Giám sát hoạt động của kiểm soát nội bộ;

+ Tăng cường hệ thống quản lý của doanh nghiệp;

+ Kiểm soát tốt các rủi ro có thể xảy ra.

3. Vai trò của audit là gì?

3.1. Giúp minh bạch hoạt động kế toán

Hoạt động của kiểm toán chính là việc kiểm tra sự trung thực, xác thực tính đầy đủ của hoạt động kế toán. Kiểm toán có thể coi là thêm một bước nữa để kiểm tra lại việc ghi nhận hồ sơ, sổ sách và báo cáo tài chính của bộ phận kế toán. Vì vậy giảm thiểu rủi ro và sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện.

3.2. Hoàn thiện hệ thống tài chính – kế toán của đơn vị

Mục đích của kiểm toán là đem lại những con số trung thực, phản ánh đúng hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Ý kiến của đoàn kiểm toán giúp cho các nhà quản lý sớm đưa ra những biện pháp nhanh chóng xử lý những sai sót và hoàn thiện hệ thống tài chính – kế toán của đơn vị. Đồng thời nhằm tránh được những rủi ro tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong tương lai để nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp.

3.3. Tạo niềm tin cho nhà đầu tư và cổ đông

Audit (kiểm toán) tạo ra được sự minh bạch trong thông tin tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư và cổ đông. Những số liệu sau khi được công bố của kiểm toán có thể đóng vai trò lớn đối với các quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phân tích được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá với các doanh nghiệp cùng ngành nghề để đưa ra quyết sách và lựa chọn phù hợp đối với mình.

4. Các bước thực hiện Audit là gì?

(Ảnh minh hoạ)

4.1. Kế hoạch kiểm toán

Bước đầu của hoạt động kiểm toán là lập kế hoạch kiểm toán. Công việc này cần được chuẩn bị trước một vài tháng trước khi tiến hành thực hiện kiểm toán. Bước lập kế hoạch sẽ xác định các nội dung cần kiểm toán, phạm vi tiến hành kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán.

4.2. Thực hiện kiểm toán

- Nội dung kiểm toán được thực hiện theo đúng quyết định kiểm toán được ban hành;

- Các kiểm toán viên sử dụng nghiệp vụ kiểm toán và phương pháp chuyên môn để thu thập và kiểm tra, đối chiếu, xác nhận các nội dung thông tin thu thập được.

4.3. Kết luận kiểm toán

Đoàn kiểm toán sẽ ban hành Báo cáo kiểm toán sau thời gian thực hiện. Đồng thời đưa ra những vấn đề còn sai sót, cần chỉnh sửa để các nhà quản lý có hướng khắc phục nhanh chóng. Hướng dẫn sửa đổi và bổ sung những lỗ hổng trong hệ thống tài chính – kế toán để giúp đơn vị, doanh nghiệp có được hiệu suất hoạt động kinh doanh vững mạnh nhất.

5. Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên

Khi bạn có niềm đam mê với kiểm toán thì trước hết bạn cần hiểu audit là gì? và  tìm hiểu thêm tiêu chuẩn trở thành kiểm toán viên như thế nào?

Theo Điều 14 của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 thì  tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên là:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính

Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.

6. Lời kết

Qua bài viết này bạn đọc đã phần nào hiểu Audit là gì? và vai trò của kiểm toán đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để trở thành kiểm toán viên thì bạn cần phải đạt được đầy đủ các yêu cầu trên. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn thêm kiến thức để tự tin bước vào nghề audit.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?