An ninh quốc gia là gì? Làm thế nào để bảo vệ an ninh quốc gia?

An ninh quốc gia là một khái niệm được nhắc nhiều trong các vấn đề chính trị của một đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn có người chưa nắm rõ được khái niệm này. Vậy an ninh quốc gia là gì? Hãy cùng đọc qua bài viết này và tìm hiểu nhé!

1. An ninh quốc gia là gì?

Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004, an ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển vững bền của chế độ xã hội chủ nghĩa, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Việc xem xét việc triển khai lực lượng hay can thiệp đến bên ngoài là biện pháp đảm bảo an ninh còn phải tùy vào quan điểm và trường phái của quốc gia.

An ninh quốc gia là gì

An ninh quốc gia là các phương thức thực thi nhằm đảm bảo an ninh của một đất nước (Ảnh minh họa)

2. Bảo vệ an ninh quốc gia là gì gồm những lĩnh vực nào?

Sau khi nắm rõ được khái niệm an ninh quốc gia là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về bảo vệ an ninh quốc gia.

Dựa theo khoản 2 điều 3 của Luật An ninh quốc gia năm 2004, bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại các hoạt động đe dọa, xâm hại đến an ninh quốc gia.

Mục tiêu quan trọng của an ninh quốc qua là những đối tượng như: địa điểm, công trình, quốc phòng, an ninh các cơ sở kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, cùng những danh mục cần được bảo vệ khác. Bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn dân, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm những lĩnh sau:

  • Bảo vệ an ninh chính trị trong nước: là bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ các cơ quan đại diện, đồng bào Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Phòng ngừa, phát hiện kịp thời và ngăn chặn âm mưu, hành động chống phá chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ. Đây là nhiệm vụ tiên quyết và cấp bách của toàn dân, toàn Đảng.

  • Bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia: đây là hoạt động bảo vệ nền kinh tế nhiều thành phần ổn định và phát triển vững mạnh theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngăn chặn suy nghĩ lệch lạc và những hành động phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của chế độ chủ nghĩa xã hội, tác động xấu đến kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích quốc gia. Bảo vệ các các bộ quản lý kinh tế, nhà khoa học khỏi sự chèo kéo từ nước ngoài làm chuyển hướng nền kinh tế.

  • Bảo vệ an ninh văn hóa và tư tưởng quốc gia: là bảo vệ ý nghĩa vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bảo vệ văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam, phong tục tập quán truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ. Chống lại các thế lực công kích, bôi nhọ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngăn chặn truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục quốc gia.

  • Bảo vệ an ninh dân tộc quốc gia: là bảo vệ quyền bình đẳng, sự phát triển chuẩn theo pháp luật của các dân tộc. Ngăn chặn hành vi lợi dụng dân tộc thiểu số để kích động gây chia rẽ dân tộc, gây hại đến an ninh xã hội.

  • Bảo vệ an ninh tôn giáo quốc gia: là đảm bảo chính sách người dân tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đấu tranh chống lại các thế lực chống phá cách mạng bằng yếu tố tôn giáo. Duy trì sự đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa những công dân theo tôn giáo và công dân không theo tôn giáo.

  • Bảo vệ an ninh biên giới quốc gia: là bảo vệ trật tự, an ninh vùng biên giới của quốc gia ở cả 2 khu vực: đất liền và biển. Chống lại những hành vi xâm phạm đến chủ quyền khu vực biên giới từ phía nước ngoài và xây dựng biên giới hữu nghị, hòa bình giữa các nước lân cận. Ngăn chặn các thế lực thù địch dựa vào việc xuất, nhập cảnh để chống phá Nhà nước.

  • Bảo vệ thông tin an ninh quốc gia: là phòng ngừa, phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiệu quả hành vi khai thác sử dụng hệ thống thông tin liên lạc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, ngăn chặn rò rỉ, làm lộ thông tin bí mật quốc gia, bài trừ các hành vi khai thác thông tin trái phép.

An ninh quốc gia là gì
Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại các hành vi đe dọa, xâm phạm đến an ninh quốc gia (Ảnh minh họa)

3. Các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

Căn cứ vào điều 14 của Luật an ninh quốc gia năm 2004, nhiệm vụ bảo vệ an ninh bao gồm:

  • Bảo vệ Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chế độ chính trị của đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nền độc lập, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

  • Bảo vệ an ninh tư tưởng, văn hóa, sự đoàn kết giữa các dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơ quan, cá nhân.

  • Bảo vệ an ninh các lĩnh vực thuộc đối ngoại, kinh tế, quốc phòng và các lĩnh vực khác mạng lại lợi ích cho đất nước.

  • Bảo vệ thông tin bí mật quốc gia và các mục tiêu về an ninh quốc gia

  • Phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia và các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia.

4. Làm thế nào để bảo vệ an ninh quốc gia?

co-5-bien-phap-chinh-nham-bao-ve-an-ninh-quoc-gia
Có 5 biện pháp chính nhằm bảo vệ an ninh quốc gia (Ảnh minh họa)

Quy định các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia dựa trên khoản 1 điều 15 của Luật an ninh quốc gia năm 2004 gồm có:

  • Biện pháp vận động quần chúng: là huy động và sử dụng nguồn sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, cơ quan tham gia vào việc bảo vệ trật tự, an ninh quốc gia.

  • Biện pháp pháp luật: đóng góp, đưa ra các yêu cầu bảo vệ trật tự, an ninh quốc gia vào công trình xây dựng pháp luật, ký kết các giao ước, thỏa thuận quốc tế và hoàn thiện các thể chế.

  • Biện pháp ngoại giao của quốc gia: là sử dụng toàn bộ khả năng, nguồn lực, điều kiện, cơ chế ngoại giao để thương lượng, thuyết phục, đàm phán, giải quyết tranh chấp quốc tế nhằm phục vụ yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia

  • Biện pháp về khoa học - kỹ thuật: đề ra những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho các yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia.

  • Biện pháp về nghiệp vụ: theo khoản 7 điều 3 của Luật an ninh quốc gia năm 2004, khái niệm này là biện pháp công tác của các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ an ninh quốc gia được quy định theo pháp luật.

  • Biện pháp vũ trang: là sử dụng các nguồn lực về lực lượng, vũ khí, phương tiện, công cụ... nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.

Trên đây là tất cả những thông tin về an ninh quốc gia là gì và những vấn đề xoay quanh khái niệm này. Hy vọng bài viết này đã giải đáp các thắc mắc của bạn về vấn đề này. Nếu còn câu hỏi khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006192 để được tư vấn giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đang “sốt” những ngày gần đây, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiều trò gọi điện/nhắn tin để mời chuẩn hóa thông tin thuê bao sau đó chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tài sản. Do đó, người dân cần cảnh giác số điện thoại lạ mời chuẩn hóa thông tin.

Triết học Mác - Lênin là gì? Vai trò của triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là gì? Vai trò của triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là gì? Vai trò của triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng đã được hình thành và thực hiện trong suốt quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Bài viết này chúng tôi muốn cung cấp rõ hơn những thông tin triết học Mác - Lênin là gì? Đối tượng, chức năng và nội dung cốt lõi của triết học Mác - Lênin. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia, vậy tư pháp là gì? Hiểu đúng về tư pháp không phải là điều đơn giản, vì nó bao gồm nhiều khía cạnh, liên quan đến nhiều cơ quan và hoạt động pháp lý khác nhau. Để có được cái nhìn tổng quan về tư pháp, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.