Án ma túy có được tại ngoại không?

Tại ngoại là thuật ngữ sử dụng trong trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam trong quá trình điều tra, xét xử. Vậy, người bị xử về án ma túy có được tại ngoại không?

Trường hợp nào bị can, bị cáo được tại ngoại?

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, bị can, bị cáo được xem xét cho tại ngoại theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bị can, bị cáo đáp ứng điều kiện sau sẽ không bị tạm giam mà được xem xét tại ngoại và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác:

- Bị can, bị cáo thuộc một trong các đối tượng sau:

  • Là phụ nữ có thai.
  • Đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
  • Là người già yếu.
  • Là người bị bệnh nặng.

- Đồng thời, có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, không rơi vào các trường hợp:

  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
  • Tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
  • Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Trường hợp 2: Bị can, bị cáo được tại ngoại khi thuộc một trong các trường hợp:

- Được bảo lĩnh (Điều 121): Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

- Đặt tiền để bảo đảm (Điều 122): Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

- Cấm đi khỏi nơi cư trú: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Như vậy, nếu bị can, bị cáo đáp ứng đủ các điều kiện hoặc rơi vào các trường hợp trên thì có thể được "tại ngoại" và bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm.

Án ma túy có được tại ngoại không?

Án ma túy có được tại ngoại không
Án ma túy có được tại ngoại không? (Ảnh minh họa)

Án ma túy là cách gọi chung cho những bị can, bị cáo phạm tội liên quan đến ma túy như: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự); Tội mua bán trái phép chất ma túy (ĐIều 251 Bộ luật Hình sự); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 Bộ luật Hình sự); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự).

Vậy người phạm tội về án ma túy có được tại ngoại không?

Pháp luật không có quy định về loại tội phạm cụ thể có được tại ngoại hay không (trừ Tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia).

Theo đó, để xét xem bị can, bị cáo phạm tội về ma túy có được tại ngoại không cần xác định những người này có thuộc các trường hợp nêu trên và đủ điều kiện được tại ngoại hay không.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và điều kiện về nhân thân, nơi cư trú rõ ràng… để xét thấy có thể áp dụng hay không áp dụng biện pháp thay thế tạm giam.

Cụ thể, đối với trường hợp tại ngoại bằng bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải cam đoan:

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ nêu trên thì sẽ bị tạm giam.

Trên đây là giải đáp về Án ma túy có được tại ngoại không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?