Ai là người thờ cúng liệt sĩ? Có được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

Thờ cúng liệt sĩ là một nét đẹp truyền thống để tưởng nhớ những anh hùng đã hi sinh vì dân tộc. Theo đó, pháp luật cũng quy định cụ thể ai là người thờ cúng liệt sĩ.

Ai là người thờ cúng liệt sĩ? Có được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

Tùy từng trường hợp, người thờ cúng liệt sĩ có thể là một trong những đối tượng sau:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi) của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

- Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ;

- Cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ.

Ai là người thờ cúng liệt sĩ? (Ảnh minh họa)

Khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định:

4. Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Đồng thời, khoản 6 Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn:

6. Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ hoặc cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ xác định như sau:

a) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.

b) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

c) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.

d) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Theo đó, việc thờ cúng liệt sĩ được quy định như sau:

(1) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng) thì người thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản.

(2) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì ủy quyền cho 01 người con thờ cúng liệt sĩ.

Nếu liệt sĩ chỉ có 01 con/chỉ còn 01 con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.

Nếu con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

(3) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân/chỉ còn 01 thân nhân duy nhất nhưng bị hạn chế/mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài/không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng liệt sĩ là người được ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột của liệt sĩ; cháu nội, cháu ngoại của liệt sĩ ủy quyền.

Nếu những người này không còn thì cụ nội, cụ ngoại của liệt sĩ; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột liệt sĩ mà liệt sĩ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cụ nội, cụ ngoại ủy quyền cho 01 người thờ cúng liệt sĩ.

(4) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng.

Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Như vậy, thông thường người thờ cúng liệt sĩ là thân nhân của liệt sĩ (cha, mẹ đẻ, vợ/chồng, con, người có công nuôi liệt sĩ) và có thể ủy quyền thờ cúng liệt sĩ cho người khác nếu người đang thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không có điều kiện tiếp tục thờ cúng liệt sĩ.

Thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Theo Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như sau:

Bước 1: Người thờ cúng liệt sĩ lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Văn bản ủy quyền của những người quy định tại (1), (2), (3) của phần 1 bài viết;

- Bản sao chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Trên đây là giải đáp về ai là người thờ cúng liệt sĩ, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí, nhanh chóng.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.