Ai là người thờ cúng liệt sĩ? Có được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

Thờ cúng liệt sĩ là một nét đẹp truyền thống để tưởng nhớ những anh hùng đã hi sinh vì dân tộc. Theo đó, pháp luật cũng quy định cụ thể ai là người thờ cúng liệt sĩ.

Ai là người thờ cúng liệt sĩ? Có được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

Tùy từng trường hợp, người thờ cúng liệt sĩ có thể là một trong những đối tượng sau:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi) của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

- Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ;

- Cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ.

Ai là người thờ cúng liệt sĩ
Ai là người thờ cúng liệt sĩ? (Ảnh minh họa)

Khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định:

4. Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Đồng thời, khoản 6 Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn:

6. Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ hoặc cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ xác định như sau:

a) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.

b) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

c) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.

d) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Theo đó, việc thờ cúng liệt sĩ được quy định như sau:

(1) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng) thì người thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản.

(2) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì ủy quyền cho 01 người con thờ cúng liệt sĩ.

Nếu liệt sĩ chỉ có 01 con/chỉ còn 01 con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.

Nếu con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

(3) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân/chỉ còn 01 thân nhân duy nhất nhưng bị hạn chế/mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài/không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng liệt sĩ là người được ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột của liệt sĩ; cháu nội, cháu ngoại của liệt sĩ ủy quyền.

Nếu những người này không còn thì cụ nội, cụ ngoại của liệt sĩ; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột liệt sĩ mà liệt sĩ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cụ nội, cụ ngoại ủy quyền cho 01 người thờ cúng liệt sĩ.

(4) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng.

Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Như vậy, thông thường người thờ cúng liệt sĩ là thân nhân của liệt sĩ (cha, mẹ đẻ, vợ/chồng, con, người có công nuôi liệt sĩ) và có thể ủy quyền thờ cúng liệt sĩ cho người khác nếu người đang thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không có điều kiện tiếp tục thờ cúng liệt sĩ.

Thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Theo Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như sau:

Bước 1: Người thờ cúng liệt sĩ lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Văn bản ủy quyền của những người quy định tại (1), (2), (3) của phần 1 bài viết;

- Bản sao chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Trên đây là giải đáp về ai là người thờ cúng liệt sĩ, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí, nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế trong nhiều thập kỷ và hiện đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hiểu rõ về Incoterms là gì, hay chi tiết các điều khoản, tài khoản Incoterms, hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn một trong những nghi lễ thường thấy trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ bao đời nay. Vậy đính hôn là gì? Sau khi thực hiện nghi lễ này, nam nữ có được xem vợ chồng hợp pháp hay chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi lý giải trong bài viết dưới đây.

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự có thể được thực hiện ở giai đoạn trước khi xét xử hoặc trong quá trình tổ chức phiên tòa xét xử. Vậy, thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?