Ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi có cháy?

Người chỉ huy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc chữa cháy tại cơ sở. Người này được quyền thực hiện một số công việc nhất định để xử lý kịp thời đám cháy cũng như nhanh chóng ngăn chặn đám cháy lan rộng. Để biết được ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi có cháy?

Ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi có cháy?
Ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi có cháy? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung số 40/2013/QH13 có quy định về người chỉ huy chữa cháy khi xảy ra cháy như sau:

- Khi xảy ra cháy thì người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra vụ cháy và là người chỉ huy việc chữa cháy.

- Trường hợp lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chưa đến kịp nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở là người đứng đầu cơ sở đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt tại nơi xảy ra cháy thì đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy của cơ sở hoặc người được uỷ quyền sẽ là người chỉ huy chữa cháy.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp xảy ra cháy ở cơ sở mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy chưa đến kịp thì người đứng đầu cơ sở sẽ đảm nhiệm vị trí người chỉ huy chữa cháy. Trường hợp vắng mặt thì đội trường phòng cháy chữa cháy hoặc người được uỷ quyền sẽ là người chỉ huy việc chữa cháy tại cơ sở.

2. Người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở được thực hiện những gì?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, khi xảy ra cháy tại cơ sở, người chỉ huy việc chữa cháy được thực hiện những công việc sau đây:

- Huy động ngay lực lượng và các phương tiện của lực lượng phòng cháy chữa cháy để thực hiện việc chữa cháy tại cơ sở.

- Quyết định khu vực cháy, các biện pháp để chữa cháy, việc sử dụng địa hình và địa vật lân cận để chữa cháy tại cơ sở.

- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ mà qua lại khu vực đang thực hiện chữa cháy.

- Huy động người và các phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để phục vụ cho việc chữa cháy.

- Quyết định thực hiện việc phá dỡ các công trình thi công và di chuyển tài sản trong những tình thế cấp bách để cứu người và/hoặc ngăn chặn các nguy cơ xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người và tài sản.

Người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở được thực hiện những gì?
Người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở được thực hiện những gì? (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, khi xảy ra cháy tại cơ sở thì người chỉ huy chữa cháy sẽ được áp dụng các việc nêu trên để phục vụ cho việc chữa cháy tại cơ sở đó.

3. Quy định về quyền ưu tiên cho người và phương tiện tham gia chữa cháy mới nhất

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, quyền ưu tiên và đảm bảo quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy được quy định cụ thể như sau:

- Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy sẽ được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông.

- Lực lượng chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên như sau:

  • Lực lượng và phương tiện chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy được sử dụng còi, cờ ưu tiên, đèn, các tín hiệu đặc biệt khác; đồng thời được ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định pháp luật.

  • Lực lượng và phương tiện chữa cháy khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 trong phạm vi tại khu vực chữa cháy. Cụ thể là: Được sử dụng còi, cờ ưu tiên, đèn và các tín hiệu khác, đồng thời được ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định pháp luật.

- Người và các phương tiện tham gia giao thông khi thấy có tín hiệu còi, cờ ưu tiên, đèn của phương tiện đang đi làm nhiệm vụ chữa cháy có trách nhiệm phải nhanh chóng nhường đường.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác trong khi đang làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm phải bảo đảm cho lực lượng và các phương tiện đi chữa cháy được lưu thông trên đường một cách nhanh nhất.

Bên cạnh đó, Điều 25 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết về nội dung trên như sau:

- Các xe, tàu, xuồng, máy bay, phương tiện khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi đi chữa cháy/phục vụ chữa cháy được phép sử dụng các tín hiệu ưu tiên và quyền ưu tiên lưu thông.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các phương tiện thuỷ nội địa của cơ quan/tổ chức/cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên qua cầu, phà, được miễn phí khi lưu thông trên đường.

- Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động/thông báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền thì chủ phương tiện/người điều khiển/người có trách nhiệm liên quan giải quyết cho đi ngay trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, dựa theo quy định trên, có thể thấy rằng pháp luật quy định rõ ràng về quyền ưu tiên đối với người và các phương tiện tham gia chữa cháy cụ thể như trên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa cháy tại cơ sở.

Trên đây là những thông tin về Ai là người chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi có cháy?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?