Ai có quyền nhập quốc tịch Việt Nam? Có được giữ lại quốc tịch cũ?

Quy định về đối tượng được quyền nhập quốc tịch Việt Nam hiện đang được nêu tại Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết ai có quyền nhập quốc tịch Việt Nam?

1. Ai có quyền nhập quốc tịch Việt Nam?

Trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam quy định chi tiết tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.

Theo đó, các đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam và điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

1.1 Công dân nước ngoài và người không quốc tịch

- Phải đang thường trú tại Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch và tuân thủ Hiến pháp cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Được pháp luật Việt Nam xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Biết tiếng Việt và có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ chứng minh việc có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt: Từng học và được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp… tại Việt Nam hoặc trải qua kiểm tra, sát hạch về trình độ tiếng Việt.

- Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam thông qua các bằng chứng, chứng minh về việc sở hữu tài sản hoặc có nguồn thu nhập hợp pháp từ tiền lương, tiền công…

1.2 Các đối tượng đặc biệt

Ngoài người nước ngoài và người không quốc tịch thì còn một số đối tượng đặc biệt khác sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần đáp ứng một số điều kiện ở trên (biết tiếng Việt, thường trú từ 05 năm ở Việt Nam, có khả năng đảo bảo cuộc sống ở Việt Nam) gồm:

- Người xin nhập quốc tịch là vợ chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và được tặng thưởng Huân, Huy chương, danh hiệu cao quý khác…

- Người xin nhập quốc tịch mà việc nhập quốc tịch sẽ có lợi cho nước Việt Nam gồm người có tài năng vượt trội trong một số lĩnh vực như khoa học, xã hội, nghệ thuật, thể thao, giáo dục…

Ai có quyền nhập quốc tịch Việt Nam? (Ảnh minh hoạ)

2. Xin quốc tịch Việt Nam có được giữ lại quốc tịch cũ?

Về nguyên tắc nêu tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch và các điều kiện theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

Do đó, thông thường khi đã nhập quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch phải thôi quốc tịch của nước cũ đó trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước cho phép nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Là vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Việt Nam và đồng thời khi nếu việc giữ quốc tịch sẽ có lợi cho nước Việt Nam.

- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

- Việc giữ quốc tịch nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật nước đó.

- Nếu thôi quốc tịch nước ngoài sẽ khiến quyền lợi của người xin nhập quốc tịch bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, khoản 5 Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP khẳng định:

5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, mặc dù đã xin nhập quốc tịch Việt Nam và mặc dù Việt Nam chỉ công nhận một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn có trường hợp được giữ hai quốc tịch (quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) nếu đáp ứng đầy đủ các trường hợp, điều kiện nêu trên.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Ai có quyền nhập quốc tịch Việt Nam? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?