Sản phẩm du lịch là gì? Có những sản phẩm du lịch nào?

Trong nhịp sống hối hả, mọi người thường tìm đến du lịch và các sản phẩm du lịch để tìm lại sự cân bằng, tái tạo sức lao động. Vậy sản phẩm du lịch là gì? Có những sản phẩm du lịch nào phổ biến? Hãy tham khảo bài viết bên dưới!

1. Sản phẩm du lịch là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 đưa ra khái niệm như sau:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017, sản phẩm du lịch được định nghĩa như sau:

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Khái niệm sản phẩm du lịch là gì được định nghĩa rõ ràng trong Luật Du lịch (Ảnh minh hoạ)

2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Với mục đích phục vụ khách du lịch, sản phẩm du lịch có những đặc điểm như sau:

Đặc điểm của sản phẩm du lịch (Ảnh minh hoạ)

2.1 Tính vô hình

Sản phẩm du lịch không được thể hiện thông qua việc sờ thấy, nhìn thấy hay đo lường được. Du khách chỉ có thể cảm nhận bằng cách trải nghiệm, thông qua đó đánh giá chất lượng sản phẩm.

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội, khách du lịch thường tìm hiểu trước về sản phẩm du lịch trước chuyến đi. Tuy nhiên, để đánh giá đúng chất lượng thì chính bạn sẽ phải là người trải nghiệm sản phẩm ấy. Ví dụ, bạn không thể nhìn thấy được sự thú vị của một chuyến tham quan.

2.2 Tính liên kết

Các sản phẩm du lịch phải được liên kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài thế mạnh đặc trưng của từng vùng miền, các địa phương cần phải liên tục cập nhật hình ảnh, phát triển đồng đều. Đối với một chuyến du lịch, cần có sự liên kết giữa các sản phẩm du lịch như: vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,...

2.3 Tính cạnh tranh

Dưới sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về du lịch của con người ngày càng nhiều. Để thu hút du khách, chất lượng sản phẩm du lịch luôn được ưu tiên hàng đầu.

Ngoài việc trải nghiệm, tham quan cuộc sống hàng ngày của từng địa phương, du khách còn muốn khám phá điểm khác biệt mới lạ. Do đó, các địa phương ngày càng quan tâm tới việc tạo mới hình ảnh của mình.

Xu hướng của du khách hiện nay đang tìm đến các dịch vụ cao cấp. Để bắt kịp tình hình, các địa phương đã chú trọng về nâng cao dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Trong những năm trở lại đây, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được xây dựng ngày càng nhiều.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ như: thanh toán online, đặt xe công nghệ, đặt phòng trực tuyến… cũng đóng vai trò quan trọng đối với du khách khi quyết định điểm đến.

3. Các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay

Tùy vào văn hóa, phong tục, đặc trưng của mỗi địa phương sẽ khai thác các sản phẩm du lịch khác nhau. Dưới đây là các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay:

3.1 Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài việc mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế, du lịch cộng đồng còn giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người của địa phương.

Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Du khách được tham quan các làng nghề truyền thống, tìm hiểu về nghề thủ công của người dân địa phương. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các lễ hội, trải nghiệm văn hóa địa phương.

Hiện nay, một số điểm đến đang được nhiều du khách lựa chọn như: làng rau Trà Quế, du lịch Cồn Sơn, làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn,... Đến nơi đây, du khách trực tiếp tham gia vào các công việc của người dân như: trồng rau, tát mương bắt cua, thu hoạch trái cây chín trong vườn.

Sản phẩm du lịch cộng đồng (Ảnh minh hoạ)

3.2 Du lịch mạo hiểm

Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch có tính chất khám phá, chinh phục. Những điểm đến của loại hình du lịch này thường có độ khó cao, nguy hiểm. Du khách cần có thể lực và kỹ năng xử lý tình huống tốt. Du lịch mạo hiểm mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo, thử thách bản thân.

Du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam như: leo núi, vượt thác, nhảy dù,… Những địa phương bắt đầu thúc đẩy khai thác loại hình du lịch này phải kể đến: Hà Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh,…

Tuy nhiên, các du khách khi tham gia cần chuẩn bị kỹ về: thể lực, kỹ năng, trang thiết bị. Ngoài ra, khách du lịch cần phải tuân thủ đúng quy định đơn vị tổ chức loại hình du lịch này để đảm bảo an toàn.

Sản phẩm du lịch mạo hiểm (Ảnh minh hoạ)

3.3 Du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch gắn liền với các tôn giáo, tín ngưỡng. Những người tham quan thường tới các địa điểm như: lễ hội tôn giáo, danh thắng mang ý nghĩa tâm linh,… Du lịch tâm linh mang đến cho du khách sự an yên, nhẹ nhõm, cảm giác thư thái, an toàn.

Nhờ có sự phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển. Du khách có thể tham quan các lễ hội: như lễ hội chùa Bà Đen, lễ hội chùa Yên Tử,... một cách thuận tiện. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như: thiền, yoga, các khóa tu tại chùa,…

Trong quá trình tham quan, du khách nên tìm hiểu kỹ về điểm đến, tuân thủ các quy định của từng địa phương.

Bên cạnh đó, đối với loại hình du lịch này, việc tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng là lưu ý quan trọng không thể bỏ qua.

Sản phẩm du lịch tâm linh (Ảnh minh hoạ)

3.4 Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là sự kết hợp giữa du lịch và việc bảo tồn thiên nhiên. Du khách được tận hưởng không khí trong lành, gần gũi và bình yên. Đây là loại hình du lịch mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo.

Với sự ưu ái của khí hậu, địa hình, cảnh quan,... du lịch sinh thái đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển. Nhờ sở hữu hệ sinh thái phong phú, ngành du lịch đang tập trung khai thác các tour du lịch: lặn ngắm san hô, chèo thuyền qua hang động.

Sự đa dạng về hình thức: Trekking, cắm trại, chèo thuyền,... giúp du khách có nhiều cơ hội lựa chọn.

Sản phẩm du lịch sinh thái (Ảnh minh hoạ)

3.5 Du lịch nghỉ dưỡng

Với nhịp sống nhanh và hối hả hàng ngày, con người tìm đến du lịch nghỉ dưỡng như một cách cân bằng lại cuộc sống.

Để thu hút du khách, các đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch đã đầu tư các khu nghỉ dưỡng chất lượng. Những hình thức du lịch nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay phải kể đến: tắm biển, tắm suối nước nóng,... Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm những hoạt động sang trọng, đẳng cấp như: chơi golf, tennis, spa,...

Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng (Ảnh minh hoạ)

3.6 Du lịch mua sắm

Du lịch mua sắm là loại hình du lịch giúp du khách mua sắm các sản phẩm tại nơi tham quan. Du khách có cơ hội mua sắm hàng hóa với giá cả ưu đãi.

Du lịch mua sắm thường được kết hợp với các chuyến tham quan. Du khách có thể tìm kiếm những sản phẩm độc đáo, đặc trưng theo từng địa phương. Ở các điểm đến khách du lịch sẽ mua sắm tại các khu trung tâm thương mại, chợ truyền thống hoặc các cửa hàng miễn thuế,...

Tuy nhiên, do sự quản lý về giá cả chưa được chặt chẽ dẫn đến du khách thường phải chịu chi phí cao hơn giá trị thật của sản phẩm.

Sản phẩm du lịch mua sắm (Ảnh minh hoạ)

3.7 Du lịch miền quê, vùng núi

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, du khách đang có xu hướng tìm đến sản phẩm du lịch miền quê, vùng núi để trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch có những hoạt động gắn liền với công việc hàng ngày của người dân.

Du lịch miền quê, vùng núi giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên và tìm hiểu về văn hóa, con người của vùng đất đó. Ở đây, du khách trực tiếp tham gia các hoạt động dân dã như: đi cấy, đi gặt, tát nước…

Không những vậy, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như: cơm lam, gà nướng,...

Hiện nay, du lịch miền quê, vùng núi trở thành một hoạt động phổ biến của các trường học. Những buổi tham quan, dã ngoại, các em học sinh được trở về hòa mình với thiên nhiên. Các em được tham gia các hoạt động thực tế như: bắt cá, cấy lúa,... để trải nghiệm về kiến thức được học.

Đối với sản phẩm du lịch này, du khách nên chuẩn bị trang phục, đồ dùng phù hợp với từng điểm đến.

Sản phẩm du lịch miền quê, vùng núi (Ảnh minh hoạ)

3.8 Du lịch sáng tạo

Du lịch sáng tạo là loại hình du lịch mới được khai thác ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sản phẩm du lịch này là sự kết hợp giữa du lịch và sáng tạo. Du lịch sáng tạo mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và khám phá khả năng sáng tạo của bản thân.

Trong quá trình tham quan, du khách có thể tự tạo ra được các sản phẩm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.

Hiện nay, trải nghiệm du lịch sáng tạo độc đáo đang được khai thác phổ biến như: vẽ tranh, chụp ảnh, làm gốm,...

Với sản phẩm du lịch sáng tạo, du khách có thể tự tạo ra các sản phẩm sáng tạo của riêng mình. Qua đó, du khách sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người ở nơi mình đến.

Sản phẩm du lịch sáng tạo (Ảnh minh hoạ)

Lời kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết sản phẩm du lịch là gì và các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay. Việc tìm hiểu về các thông tin trước mỗi chuyến đi là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho hành trình sắp tới của mình.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?