Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 6410:1998 Giày, ủng cao su chống tĩnh điện có lót - Yêu cầu kỹ thuật
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6410:1998
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6410:1998 ISO 2251:1991 Giày, ủng cao su - Giày, ủng cao su chống tĩnh điện có lót - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu: | TCVN 6410:1998 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Công nghiệp |
Năm ban hành: | 1998 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TCVN 6410 : 1998
GIẦY, ỦNG CAO SU - GIẦY, ỦNG CAO SU
CHỐNG TĨNH ĐIỆN CÓ LÓT YÊU CẦU KỸ THUẬT
Lined antistatic rubber footwear – Specification
Lời nói đầu
TCVN 6410 : 1998 tương đương với ISO 2251 : 1991 với các thay đổi biên tập cho phép.
TCVN 6410 : 1998 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với giầy, ủng cao su chống tĩnh điện có lót.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 471 : 1983 Cao su - Nhiệt độ, độ ẩm và thời gian chuẩn để điều hoà và thử nghiệm mẫu.
TCVN 6408: 1998 (ISO 2023 : 1973) Giầy, ủng cao su - ủng công nghiệp bằng cao su lưu hoá có lót - Yêu cầu Kỹ thuật.
3. Yêu cầu về vật liệu và thiết kế
Giầy, ủng phải làm bằng vật liệu và được thiết kế phù hợp với vật liệu và thiết kế qui định trong TCVN 6408- 1998 và các điều 4 và 6 của tiêu chuẩn này.
4. Điện trở bề mặt
Điện trở bề mặt của giấy, ủng phải đạt giá trị giữa 75 kΩ và 50 MΩ khi thử theo phương pháp mô tả ở phụ lục A.
5. Điện trở khối
Điện trở khối của giầy, ủng phải đạt giá trị giữa 100 kΩ và 100 MΩ khi thử theo phương pháp mô tả ở phụ lục B.
6. Ghi nhãn
Mỗi sản phẩm phải có nhãn dễ đọc và khó tẩy xoá. Trên nhãn phải ghi rõ
a) Kích cỡ;
b) Dấu hiệu nhận biết nhà sản xuất ;
c) Số hiệu tiêu chuẩn này.
Ngoài ra, trên mỗi sản phẩm phải dán thêm một nhãn màu vàng chanh ở phía sau và một nhãn bằng cao su màu vàng chanh có chữ "chống tĩnh điện " ở vị trí thích hợp.
Bên trên hoặc bên cạnh nhãn còn ghi thêm dòng chữ “ phải thường xuyên thử nghiệm".
PHỤ LỤC A
(qui định)
PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐIỆN TRỞ BỀ MẶT
A.1 Thiết bị
A.1.1. Thiết bị đo điện trở
Đối với điện trở dưới 10 MΩ, tốt nhất nên dùng thiết bị thử cách điện có điện áp danh định hở mạch một chiều 500 V, hoặc có thể dùng bất kỳ loại thiết bị thích hợp khác cho kết quả có thể so sánh được.
Đối với điện trở trên 10 MΩ, cần dùng thiết bị thử tĩnh điện điện tử, hoặc các thiết bị phù hợp khác.
Thiết bị phải có đủ độ chính xác để xác định được điện trở với sai số không quá 10% và không gây tổn hao quá 3 w trong miếng mẫu thử.
Thiết bị này phải có đặc điểm là điện áp đặt vào miếng mẫu sẽ suy giảm xuống dưới điện áp đoản mạch khi điện trở của miếng mẫu thử thấp.
Điều này có tác dụng làm giảm nguy cơ bị điện giật và nung nóng mẫu. Thiết bị thử cách điện loại này có thể là các máy phát quay tay hoặc bằng động lực. Cũng có thể chạy bằng ắc qui hoặc các thiết bị vận hành nhiều cấp với các đặc tính tương tự.
Chú thích - Điện trở thu được thay đổi theo điện áp thử. Có thể có sai số khi điện áp thử thấp.
A.1.2. Điện cực lỏng và các thanh tiếp xúc
Tạo điện cực lỏng trên bề mặt sản phẩm tại nơi đã được chỉ định bằng một chất lỏng dẫn điện
Chất lỏng này phải gồm:
- polyethylen glycol khan có khối lượng phân tử 600 : 800 phần khối lượng
- nước: 200 phần khối lượng
- xà phòng mềm : 1 phần khối lượng
- kali clorua hoặc natri clorua : 10 phần khối lượng .
Vùng điện cực phải được làm ướt hoàn toàn và giữ như vậy cho đến khi kết thúc phép thử. Đạt thanh tiếp xúc bằng kim loại sạch vào vùng đã được làm ướt sao cho diện tích tiếp xúc xấp xỉ nhưng không lớn hơn diện tích đã được làm ướt
Cách khác, có thể dùng điện cực hỗn hợp gồm một cực kim loại được bọc trong một miếng vải đã được làm ấm tương ứng như một điện cực ướt. Bề mặt của sản phẩm không được biến dạng khi đặt các thanh tiếp xúc
A.2. Cách tiến hành
A.2.1 Qui định chung
Phải thử toàn bộ giầy ủng . Các qui trình thử A (A.2.2) và B (B.2.3) cùng được thực hiện trên một sản phẩm
A.2.2. Phương pháp A
Đặt giầy, ủng lên trên một tấm kim loại khô và sạch sao cho đế và gót đều tiếp xúc vớ i tấm kim loại.
Đưa thanh tiếp xúc kim loại vào điện cực lỏng có diện tích 25 mm2 nằm phía trong giầy, ủng ở vùng đế hoặc gót. Sau đó tiến hành đo điện trở của đế hoặc gót giầy, ủng.
Giá trị đo được chính là điện trở lớn nhất.
A.2.3.Phương pháp B
Đặt giầy, ủng lên trên một tấm kim loại đã được thấm ướt sao cho đế và gót đều tiếp xúc với tấm kim loại.
Nước dùng để thấm ướt phải có thêm chất làm ẩm.
Đưa thanh tiếp xúc kim loại vào điện cực lỏng có diện tích 25 mm2 nằm phía trong giầy, ủng ở vùng đế hoặc gót. Sau đó tiến hành đo điện trở của đế hoặc gót giầy ủng.
Giá trị đo được chính là điện trở nhỏ nhất.
A.3 Biểu thị kết quả
Ghi kết quả đo được trong hai phép thử A và B chính xác với 2 con số có nghĩa với đơn vị tính bàng ôm (Ω).
A.4. Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả phải gồm các thông tin sau:
a) Các tiêu chuẩn trích dẫn của tiêu chuẩn này;
b) Kết quả của hai phép thử A và B;
c) Các thao tác không được qui định trong hai phép thử hoặc tuỳ ý
d) Những hiện tượng bất thường xảy ra trong qúa trình thử;
e) Ngày tháng, năm thử nghiệm.
PHỤ LỤC B
(qui định)
PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐIỆN TRỞ KHỐI
B.1 Thiết bị
B.1.1 Đầu đo điện trở gồm ba chốt kim loại dẫn điện có bán kính cong ở đỉnh 3 mm. Các chốt được nối với nhau bằng một dây dẫn nhưng cách điện với đế của thiết bị.
Hai chốt cách nhau 45 mm, chốt thứ ba cách hai chốt đầu 180 mm.
B.1.2 Thiết bị đo điện trở giống như qui định ở A.1.1
B.1.3 Linh kiện phụ trợ gồm các điện cực có điện trở tổng cộng không lớn hơn 1 kΩ. Điện cực bên ngoài là lớp sơn dẫn điện. Điện cực bên trong là những khối cầu tạo bởi những viên bi thép không gỉ có đường kính 5 mm và khối lượng tổng cộng là 4 kg.
Nếu giày, ủng không có đủ độ cao để chứa toàn bộ các khối cầu dẫn điện, ống giầy, ủng phải được nâng cao bằng một ống nối.
Kích thước tính bằng milimet
Hình B.1 - Đặt điện cực ngoài
B.2 Chuẩn bị thử
Phải thử toàn bộ giầy, ủng. Làm sạch bề mặt tiếp xúc của đế ngoài bằng rượu etylic được metyl hoá trước khi đặt điện cực vào. Khử bỏ toàn bộ lớp sơn dẫn điện. Đặt điện cực ngoài vào phần vân của đế ngoài theo qui định ở hình B.1 để tạo ra một mặt dẫn điện. Sau khi đặt các khối cầu dẫn điện vào trong giầy, ủng và đặt nó trên các chốt kim loại tiến hành đo điện trở của đế. Đặt giầy, ủng lên trên các chốt sao cho phần mũi của chúng được giữ bởi hai chốt, phần hậu dựa vào chốt thứ 3. Điện trở đo được giữa hai chốt giữ phần mũi và chốt giữ gót không được lớn hơn 1 kΩ. Đặt điện áp vào điện cực trong bằng cách đẩy dây dẫn tiếp xúc với các khối cầu dẫn điện.
B.3 Cách tiến hành
Giầy, ủng được điều nhiệt trong tủ gia nhiệt ở nhiệt độ 50oc với thời gian ít nhất 6 giờ. Sau đó đưa giầy, ủng ra môi trường chuẩn (xem ISO 471 ) . Đặt điện một chiều có điện áp 100V giữa các chốt và điện cực trong sao cho các điện cực trong là cực âm .
Sau 10 phút tiến hành đo điện trở.
Giầy, ủng được ổn định nhiệt ít nhất 7 ngày trong môi trường có nhiệt độ 23 oc + 1 oc và độ ẩm tương đối 85% ± 3%, sau đó tiến hành thử lại.
B.4 Biểu thị kết quả
Ghi kết quả của 2 lần thử chính xác đến 2 con số có nghĩa với đơn vị tính bằng ôm (Ω) .
B.5 Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả phải gồm các thông tin sau
a) Các tiêu chuẩn trích dẫn của tiêu chuẩn này;
b) Kết quả thu được của hai lần thử
c) Môi trường chuẩn dùng để thử
d) Các thao tác không được qui định trong hai phép thử hoặc tuỳ ý;
e) Những hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình thử
f) Ngày, tháng, năm thử nghiệm.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.