Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4742:1989 Quần áo bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4742:1989
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4742:1989 Quần áo bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su
Số hiệu: | TCVN 4742:1989 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước | Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
Năm ban hành: | 1989 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4742 : 1989
QUẦN ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN ĐI LÔ CAO SU
Clothes specifications for workers in rubber fotests
Lời nói đầu
TCVN 4742 : 1989 do Phân viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QUẦN ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN ĐI LÔ CAO SU
Clothes specifications for workers in rubber fotests
Tiêu chuẩn này áp dụng cho quần áo bảo hộ lao động dùng cho nam và nữ công nhân đi lô cao su để đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một số đối tượng công nhân làm việc trong điều kiện tương tự (lâm nghiệp, …)
1. Kích thước, cỡ số
1.1. Quần áo lao động dùng cho công nhân đi lô cao su phải sản xuất theo cỡ số quy định trong TCVN 1681 : 1975 và TCVN 1268 : 1972.
1.2. Quần áo phải may theo đúng kích thước cơ bản nêu trong Phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Vải
Dùng các loại vải nêu trong Bảng 1. Cho phép dùng các loại vải khác đã được các bên hữu quan thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.
2.1.2. Chỉ may
Chỉ may phải có độ nhỏ từ (10 tex x 3 tex) đến (20 tex x 3 tex) (Nm = 100/3 đến 50/3).
Độ bền kéo đứt của chỉ may không nhỏ hơn 15 N.
Bảng 1
Tên mặt hàng vải | Sợi | Độ nhỏ của sợi, Tex (Nm) | Mật độ sợi số sợi/10 cm | Khối lượng 1 m2 (g) | Kiểu dẹt | Độ bền kéo đứt N (KG) | Sự thay đổi kích thước eo sau khi giặt (%) | |||
Dọc | Ngang | Dọc | Ngang | Dọc | Ngang | |||||
1. Peco | Dọc: Peco 67 % | 13 x 2 | 300 | 240 | 145 | Vân điểm | 850 | 250 | 3 | 2 |
7542 | PES 33 % Bông Ngang: nt | (76/2) |
|
|
|
| (85) | (25) |
|
|
2. Peco | Dọc: Peco | 13 x 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Texco | chập Petex | (76/2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
7223 |
| 16,7 (60) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngang: Peco | 13 x 2 | 230 | 180 | 190 | Vân điểm | 850 | 600 | 4,5 | 3 |
| chập | (76/2) |
|
|
|
| (85) | (60) |
|
|
| Petex | 16,7 (60) |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Demin | Dọc: Petex | 16,7 (60) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngang: Peco | 15 x 2 (67/2) | 390 | 270 | 194 | chéo 2/2 | 1260 (126) | 1140 (114) | 2 | 1 |
4. Ximini | Dọc: Peco | 15 x 2 (67/2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngang: Peco | 15 x 2 (67/2) | 335 | 230 | 180 | Vân điểm | - | - | 1 | 1 |
5. Tropical | Dọc: Petex | 16,7 |
|
|
| Vân điểm tăng đều |
|
|
|
|
chập peco | (60) 13 (76) |
|
|
|
|
|
|
| ||
Ngang: Petex | 16,7 | 320 | 300 | 212 | - | - | 1 | 1 | ||
chập | (60) |
|
|
|
|
|
|
| ||
peco | 13 (76) |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.3. Cúc
Cúc không bị gãy vỡ và sứt mẻ trong thời gian sử dụng quần áo.
2.2. Yêu cầu về tính năng bảo vệ, vệ sinh và sử dụng.
2.2.1. Quần áo phải may theo đúng kích thước và kiểu mẫu quy định nhằm bảo đảm thao tác trong lao động được thuận tiện.
2.2.2. Quần áo phải có màu sẫm (thẫm), gọn, nhẹ, ít thấm ướt, mau khô, thoáng mát, che kín cơ thể phòng tránh gai cào, hạn chế được muỗi, vắt, rắn rết.
2.3. Hình dáng bên ngoài
2.3.1. Quần áo nam
Áo kiểu bludông có đai liền, cổ bẻ cài khuy, cầu vai rời hai lớp, tay dài có bác (manchette), hai túi ngực có nắp.
Quần âu cạp rời (lưng rời), có 6 quai luồn thắt lưng, hai túi ốp ngoài, cửa quần mở ở giữa và cài cúc. Ở mỗi thân sau có một đường chiết ly. Ở mỗi ống quần đều có nút cài ở cách gấu quần (lai quần) 7 cm.
2.3.2. Quần áo nữ
Áo kiểu bludông có đai liền, cổ bẻ cài khuy, có lót một lớp cầu vai bên trong, tay dài có bác, có hai túi hông bên dưới.
Quần âu cạp rời, hai túi ốp ngoài, cửa quần mở ở giữa và cài cúc. Ở mỗi thân sau có một đường chiết ly. Ở mỗi ống quần đều có nút cài ở cách gấu quần 7 cm.
2.4. Yêu cầu về cắt
2.4.1. Khi cắt phải tính thêm độ co của từng loại vải để sau khi giặt vẫn đảm bảo kích thước.
2.4.2. Tất cả các chi tiết, trừ nắp túi đều phải dọc vải và không được phép lệch quá 3 độ (góc độ tính theo điểm gốc của chiều dài chi tiết đo).
2.4.3. Các chi tiết trong sản phẩm phải cắt đúng mẫu. Các đường cắt phải chính xác, không gãy khúc. Các đường vòng như nách, cổ, tay, cửa quần khi cắt phải đảm bảo độ chính xác cao.
2.4.4. Khi cắt phải chừa đường may như sau:
Áo: Đường lộn cổ, lộn bác tay 0,5 cm
Đường tra cổ 0,6 cm
Đường giáp vai, cầu vai 1 cm
Đường sườn, dọc đường ống tay áo và vòng nách 1 cm
Quần: Đường dọc quần, giàng quần 1 cm
Đường nối cạp quần vào thân 0,7 cm
Đường của quần 0,7 cm
Đường giáp lưng phía trên 3 cm
Đường đũng quần phía dưới 1 cm
Với loại vải dễ xổ đường may phải có biện pháp khắc phục.
2.5. Yêu cầu về đường may
2.5.1 Các đường may phải thẳng đều, không sểnh sót, không nhăn nhúm, không sùi chỉ, bỏ mũi. Số mũi chỉ may trên 1 cm là 5 mũi đến 6 mũi.
2.5.2. Đầu và cuối đường may phải lại mũi 1 lần. May xong phải cắt sát chỉ và xơ vải. Các chi tiết có hai lớp vải như ve, cổ, cầu vai… phải êm phẳng trong ngoài và cân đối nhau.
2.5.3. Các đường may đè cách đường may lộn 0,5 cm đến 0,6 cm. Các đường may mí cách đường may gập 0,1 cm.
2.5.4. Vòng đũng quần may hai đường chỉ chồng lên nhau.
2.6. Quy định về thùa khuyết và đính cúc
Chiều dài khuyết phải lớn hơn đường kính cúc 1 cm. Khuyết thùa chân rết phải đều. Cúc phải đính ngang hàng với khuyết và phải đủ 16 lần chỉ.
2.7. Quần áo may xong phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật xác nhận.
3. Ghi nhìn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
3.1. Ghi nhãn
Nhãn bằng vải sáng kích thước 3 cm x 4 cm
Nội dung: Nơi sản xuất;
Tên hàng;
Ký hiệu vải.
áo: Đính giữa chân cổ
Quần: Đính ở chân cạp đường may dọc.
3.2. Bao gói
Quần áo phải gấp theo bộ cùng số, xếp 25 bộ vào một gói. Ngoài đơn vị bao gói ghi:
Nơi sản xuất;
Tên hàng;
Ký hiệu;
Cỡ số;
Số lượng.
3.3. Vận chuyển và bảo quản
Hàng phải để trong kho khô ráo, sạch sẽ. Khi vận chuyển phải có phương tiện che mưa, nắng.
Hình dáng và hướng dẫn đo thành phẩm quần áo bảo hộ lao động dùng cho nam công nhân đi lô cao su.
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3
Hình 4 | Hình 5 |
PHỤ LỤC 1
BẢNG SỐ ĐO KIỂM TRA QUẦN ÁO NAM KHI ĐI MAY XONG
Kích thước tính bằng cm
Số thứ tự | Tên gọi các chỗ đo | Hình vẽ và STT trên hình | Cỡ số | Sai số cho phép | |||
IIB | IIIB | IVB | VB | ||||
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 | ÁO Chiều dài áo từ chân cổ đến hết gấu kể cả đai Chiều dài từ góc nối vai với chân cổ đến hết gấu kể cả đai Chiều dài vai đo sát chân cổ Chiều rộng cầu vai đo chính giữa Chiều rộng áo thân sau đo sát nách Chiều dài thân trước từ đỉnh vai xuống hết gấu kể cả đai Rộng áo thân trước đo sát nách Chiều dài đai áo Chiều rộng đai áo Chiều dài cổ đo vòng chân cổ (không kể phần cài nút) Chiều dài tay áo từ đầu vai đến hết bác tay Chiều rộng 1/2 bắp tay đo sát nách Chiều dài bác tay Chiều rộng bác tay QUẦN Chiều dài quần từ chân cạp xuống hết gấu Chiều dài đường giàng đo từ ngã tư đũng đến hết gấu Chiều rộng 1/2 quần ngang gầm đũng Chiều rộng 1/2 ống quần sát gấu Chiều dài cạp quần đã gài nút Chiều rộng cạp quần |
1 2 3
6 7 5 8 13 9 10 11 12
14 15 16 17 18 19 |
64 68,5 42 9 51 62 27 97 5,5 37 58 22,5 23 6
90 66,5 29 19 70 4 |
66 70,5 43 9 52 64 27,5 99 5,5 38 60 23 24 6
94 70 30 20 72 4 |
68 72,5 44 9 53 66 28 101 5,5 39 62 23,5 25 6
98 73,5 31 21 74 4 |
70 74,5 45 9 54 68 28,5 103 5,5 40 64 24 26 6
102 77 32 22 76 4 |
± 1,0 ± 1,0 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,2 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,2
± 1,0 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,2 |
PHỤ LỤC 2
BẢNG SỐ ĐO KIỂM TRA QUẦN ÁO NỮ KHI ĐI MAY XONG
Kích thước tính bằng cm
Số thứ tự | Tên gọi các chỗ đo | Hình vẽ và STT trên hình | Cỡ số | Sai số cho phép | |||
IIB | IIIB | IVB | VB | ||||
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 | ÁO Chiều dài áo từ chân cổ đến hết gấu kể cả đai Chiều dài từ góc nối vai với chân cổ đến hết gấu kể cả đai Chiều dài vai đo sát chân cổ Chiều rộng áo thân sau đo sát nách Chiều dài thân trước từ đỉnh vai xuống hết gấu kể cả đai Rộng áo thân trước đo sát nách Chiều dài đai áo Chiều rộng đai áo Chiều rộng cổ đo vòng chân cổ (không kể phần gài nút) Chiều dài tay áo từ đầu vai đến hết bác tay Chiều rộng 1/2 bắp tay đo sát nách Chiều dài bác tay Chiều rộng bác tay QUẦN Chiều dài quần từ chân cạp xuống hết gấu Chiều dài đường giàng đo từ ngã tư đũng đến hết gấu Chiều rộng 1/2 quần ngang gầm đũng Chiều rộng 1/2 ống quần sát gấu Chiều dài cạp quần đã gài nút Chiều rộng cạp quần |
1 2 3 4 6 7 5 8 13 9 10 11 12
14 15 16 17 18 19 |
58 62 39 51 58 27 97 5 36 53 20 22 6
90 66 31 19 68 4 |
60 64 40 52 60 27,5 99 5 37 55 20,5 23 6
93 68,5 32 20 70 4 |
62 66 41 53 62 28 101 5 38 57 21 24 6
96 71 33 21 72 4 |
64 68 42 54 64 28,5 103 5 39 59 21,5 25 6
99 75,5 34 22 74 4 |
± 1,0 ± 1,0 ± 0,5 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,2 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,5 ± 0,2
± 1,0 ± 0,5 ± 0,2 ± 0,5 ± 1,0 ± 0,2 |
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.