Tiêu chuẩn TCVN 5508:2009 Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu không khí vùng làm việc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc-Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo
Số hiệu:TCVN 5508:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5508:2009

KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC - YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Workplace air - Microclimate requirements and method for measurement

Lời nói đầu

TCVN 5508 : 2009 thay thế TCVN 5508 : 1991.

TCVN 5508 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC - YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Workplace air - Microclimate requirements and method for measurement

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu điều kiện vi khí hậu và cường độ bức xạ nhiệt áp dụng cho nơi làm việc, có chú ý đến mức độ nặng nhọc của công việc.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những nơi làm việc ngoài trời, các công trường xây dựng, trong hầm mỏ, phương tiện giao thông, kho chứa sản phẩm, nhà lạnh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7112 : 2002 (ISO 7243 : 1989), Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Vi khí hậu nơi làm việc (microclimate in workplace air)

Điều kiện khí tượng của môi trường nơi làm việc, gồm sự tác động tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và nhiệt độ của các bề mặt vật dụng và thiết bị xung quanh tới người lao động.

3.2. Nhiệt độ cầu ướt (wet bulb globe temperature - WBGT)

Chỉ số thực nghiệm thể hiện sự căng thẳng (stress) nhiệt mà một cá thể phải tiếp xúc.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ cầu ướt WBGT còn được gọi là nhiệt độ tam cầu.

[Theo TCVN 7112 : 2002]

4. Yêu cầu điều kiện vi khí hậu

4.1. Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí, cường độ bức xạ nhiệt nơi làm việc được quy định ở Bảng 1.

4.2. Đối với vùng miền có khí hậu nóng, độ ẩm cao thì tốc độ gió, tốc độ chuyển động không khí ở nơi làm việc có thể tăng đến 2 m/s. Ở những nơi sản xuất trong điều kiện nóng, nhiệt độ tối đa không được quá 37°C.

4.3. Chênh lệch nhiệt độ theo độ cao vị trí làm việc không quá 3°C. Chênh lệch nhiệt độ theo chiều ngang của vùng làm việc không quá 4 °C đối với lao động nhẹ, không quá 5 °C đối với lao động trung bình và không quá 60C đối với lao động nặng.

Bảng 1 - Yêu cầu điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí và cường độ bức xạ nhiệt ở nơi làm việc

Loại lao động

Khoảng nhiệt độ không khí,

(oC)

Độ ẩm không khí, (%)

Tốc độ chuyển động không khí, (m/s)

Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc,

W/m2

Nhẹ

20 đến 34

40 đến 80

0,1 đến 1,5

35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể người

70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người

100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người

Trung bình

18 đến 32

40 đến 80

0,2 đến 1,5

Nặng

16 đến 30

40 đến 80

0,3 đến 1,5

4.4. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu theo nhiệt độ cầu ướt (WBGT) được nêu trong Bảng 2.

4.5. Để đảm bảo điều kiện làm việc tốt, nên tham khảo các giá trị vi khí hậu thích hợp trong cơ sở sản xuất được nêu trong Phụ lục A

Bảng 2 - Mức giới hạn cho phép theo nhiệt độ cầu ướt (WBGT)*

Đơn vị tính: độ Celcius (oC)

Loại lao động

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Lao động liên tục

30,0

26,7

25,0

75% lao động, 25% nghỉ

30,6

28,0

25,9

50% lao động, 50% nghỉ

31,4

29,4

27,9

25% lao động, 75% nghỉ

32,2

31,4

30,0

CHÚ THÍCH:

* Mức giới hạn cho phép theo WBGT lấy theo qui định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

5. Phương pháp đo

5.1. Qui định chung

5.1.1. Việc đo các thông số vi khí hậu cần tiến hành vào cả hai mùa, ba ca, lúc bình thường và khi căng thẳng đối với người lao dộng có mặt tại vị trí làm việc trong ca làm việc.

5.1.2. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động không khí đo ở độ cao 1,0 m cách mặt sàn đối với lao động ngồi và 1,5 m đối với lao động đứng, đi lại. Việc đo đạc cần tiến hành đồng thời cả hai vị trí cố định và không cố định.

5.1.3. Khi số lượng công nhân đông và trong cơ sở sản xuất không có các nguồn nhiệt nóng, lạnh, ẩm ướt lớn thì các điểm đo vi khí hậu là như nhau và theo Bảng 3.

Bảng 3 - Qui định số điểm đo theo diện tích cơ sở sản xuất

Diện tích cơ sở sản xuất, m2

Số điểm đo

Dưới 100

4

100 đến 400

8

Trên 400

Xác định theo khoảng cách giữa các vị trí làm việc không vượt quá 10m

5.1.4. Để xác định mức chênh lệch nhiệt độ không khí, tốc độ chuyển động không khí theo chiều ngang vị trí làm việc, cần phải đo ở độ cao 0,1 m; 1,0 m và 1,5 m cách sàn nhà hoặc mặt bằng sản xuất. Đo cường độ bức xạ nhiệt nơi sản xuất phải phù hợp với yêu cầu nêu trong Bảng 1.

5.1.5. Để đo nhiệt độ các bề mặt bao che (tường, nền, trần, phông, rèm, màn) và bề mặt các thiết bị máy móc kỹ thuật, cần phải tiến hành ở các vị trí làm việc cố định và không cố định.

5.2. Dụng cụ

Dụng cụ dùng để đo các thông số nhiệt độ và độ ẩm không khí, tốc độ chuyển động không khí, nhiệt độ bức xạ, nhiệt độ bề mặt các vật bao che hoặc bề mặt các trang thiết bị cần phải đảm bảo độ chính xác nêu trong Bảng 4 và phải được kiểm định định kỳ mỗi năm một lần hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất dụng cụ đo.

Bảng 4 - Sai số cho phép của dụng cụ đo các điều kiện vi khí hậu

Thông số

Khoảng đo

Sai số cho phép

Nhiệt độ không khí, đo bằng nhiệt kế bầu khô (oC)

Từ 0 đến 50

± 0,2

Nhiệt độ không khí, đo bằng nhiệt kế bầu ướt (oC)

Từ 0 đến 50

± 0,2

Nhiệt độ bề mặt (oC)

Từ 0 đến 50

± 0,5

Độ ẩm không khí tương đối (%)

Từ 10 đến 90

± 1

Tốc độ chuyển động không khí (m/s)

Từ 0 đến 5

± 0,1

Trên 5

± 0,5

Cường độ bức xạ nhiệt độ (W/m2)

Từ 10 đến 350

± 0,5

Trên 350

± 5,0

5.3. Phương pháp đo

5.3.1. Phương pháp xác định nhiệt độ không khí

Đo bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử hiện số. Khi đo nhiệt độ cần tránh các tia bức xạ của mặt trời.

Nếu dùng ẩm kế Asmann thì lấy chỉ số của nhiệt kế khô. Đo nhiệt độ ở nhiều điểm, lấy kết quả trung bình. Khi đo, treo nhiệt kế vào nơi nghiên cứu từ 5 min đến 10 min cho nhiệt độ ổn định rồi mới ghi nhiệt độ.

Với nhiệt kế điện tử, cần hướng đầu đo vào nguồn nhiệt, để trong 1 min rồi đọc kết quả. Cũng có thể dùng các thiết bị có thể ghi liên tục nhiệt độ không khí theo ngày, tuần.

5.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm không khí

Đo độ ẩm tương đối bằng máy Asmann hoặc ẩm kế. Khi sử dụng, bơm nước vào bầu nhiệt kế ướt, lên giây cót cánh quạt, treo vào nơi quy định, mở chốt cho cánh quạt chạy, sau 3 min đến 5 min ghi trị số của hai nhiệt kế. Tính kết quả dựa vào nhiệt độ của nhiệt kế ướt và hiệu số giữa hai nhiệt độ khô và ướt, tra bảng tính sẵn để có được độ ẩm tương đối (xem Phụ lục B). Khi có gió mạnh trên 3 m/s cần lắp thêm bộ phận chắn gió vào chỗ cánh quạt, không đặt ẩm kế gần các nguồn nhiệt và ẩm.

Nếu đo độ ẩm bằng máy đo điện tử hiện số thì lấy đầu đo của máy ra để 1 min, sau đó mới đọc kết quả.

5.3.3. Phương pháp xác định tốc độ chuyển động của không khí

Đo bằng máy đo điện tử hiện số: lấy đầu đo ra xác định hướng gió, để 1 min sau đó lấy giá trị trung bình.

Đo tốc độ chuyển động của không khí bằng máy đo gió cầm tay: trước khi đo, ghi chỉ số của tất cả các kim, để máy gió quay tự do từ 1 min đến 2 min, sau đó mở chốt máy và bấm giây đồng hồ. Sau khi chạy được 100 s thì hãm chốt máy gió. Tính kết quả, ghi số chỉ của các kim và chia cho thời gian đo để tính được tốc độ chuyển động của không khí.

5.3.4. Xác định cường độ nhiệt bức xạ

Dùng nhiệt kế cầu đen điện tử hiện số (trong bộ nhiệt tam cầu): đặt quả cầu vào điểm định đo cách sàn 1,5 m, ghi kết quả sau 5 min đến 10 min.

5.3.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện vi khí hậu

5.3.5.1. Nhiệt độ hiệu dụng

Cùng với việc xác định riêng biệt từng yếu tố vi khí hậu, khi đánh giá điều kiện vi khí hậu còn dùng đai lượng chung gồm bốn yếu tố (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, nhiệt kế cầu) gọi là nhiệt độ tổng hợp hoặc ba yếu tố gọi là nhiệt độ hiệu dụng. Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu ướt) và nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu khô). Từ các kết quả đo nhiệt độ thu được, tính nhiệt độ hiệu dụng theo công thức (1):

THd = 0,5 (T0k + T°ư) - 1,94                   (1)

Trong đó

THd là nhiệt độ hiệu dụng, (°C);

ư là nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu ướt), (°C);

Tok là nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu khô), (°C);

V là vận tốc gió (m/s)

Nhiệt độ hiệu dụng dùng để đánh giá ảnh hưởng phối hợp của nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí. Phương pháp đánh giá nhiệt độ hiệu dụng là phương pháp sinh lý, dựa trên các chỉ tiêu về sinh lý và cảm giác chủ quan của con người. Phạm vi nhiệt độ hiệu dụng nằm trong khoảng từ 0oC đến 48°C, tốc độ chuyển động không khí từ 0 m/s đến 3,5 m/s.

5.3.5.2. Nhiệt độ cầu ướt WBGT

Nhiệt độ cầu ướt WBGT (hay gọi là nhiệt độ tam cầu) được tính theo công thức sau:

- Có ánh nắng mặt trời: T°WBGT = 0,7 Toư + 0,2 T°c + 0,1 Tok                            (2)

- Không có ánh nắng mặt trời: T°WBGT = 0,7 T°ư + 0,3T°c                                 (3)

Trong đó:

Toư là nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu ướt), °C;

Tok là nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu khô), °C;

Toc là nhiệt độ cầu đen, °C.

Ngoài ra cũng có thể dùng các biểu đồ để đánh giá vi khí hậu.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU THÍCH HỢP TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT

A.1. Điều kiện vi khí hậu được coi là thích hợp, không gây cảm giác khó chịu về nhiệt được giới thiệu như trong bảng A.1 [4]:

Bảng A.1 - Điều kiện vi khí hậu thích hợp trong cơ sở sản xuất

Thời gian (mùa)

Loại công việc

Nhiệt độ không khí

(oC)

Độ ẩm không khí

(%)

Tốc độ gió

(m/s)

Tối ưu

Cho phép

Tối ưu

Cho phép

Tối ưu

Cho phép

Tối thiểu

Tối đa

Lạnh

Nhẹ

Trung bình

Nặng

24

22

20

20

18

16

28

26

24

50 đến 70

40 đến 80

0,1

0,2

0,3

0,2

0,4

0,5

Nóng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

28

26

24

24

22

20

34

32

30

50 đến 70

40 đến 80

0,5

1,5

A.2. Trường hợp làm việc trong cabin, trạm điều hành và các cơ sở khác mà công việc thực hiện gây ra căng thẳng thần kinh tâm lý, cần đảm bảo giá trị nhiệt độ trong khoảng từ 24°C đến 26°C, độ ẩm dưới 80 %, tốc độ chuyển động của không khí 0,5 m/s.

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Bảng B.1 - Bảng tra kết quả độ ẩm tương đối theo ẩm kế Assmann

Δt

Tư

0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

4,5

5,0

5,5

40

100

97

94

91

88

86

83

81

78

76

73

71

39

100

97

94

91

88

85

83

80

78

75

73

71

38

100

97

94

91

88

85

83

80

78

75

73

71

37

100

97

94

91

88

85

82

80

77

75

72

70

36

100

97

94

91

88

85

82

79

77

74

72

70

35

100

97

94

90

87

85

82

79

77

74

72

69

34

100

97

93

90

87

84

82

79

76

74

71

69

33

100

97

93

90

87

84

81

79

76

73

71

68

32

100

97

93

90

87

84

81

78

76

73

70

68

31

100

96

93

90

87

84

81

78

75

73

70

68

30

100

96

93

90

86

83

80

77

75

72

69

67

29

100

96

93

89

86

83

80

77

75

72

69

66

28

100

96

93

89

86

83

80

77

74

71

68

66

27

100

96

93

89

86

82

79

76

74

71

68

65

26

100

96

92

89

85

82

79

76

73

70

67

65

25

100

96

92

88

85

82

78

75

73

69

67

64

24

100

96

92

88

85

81

78

75

72

69

66

63

23

100

96

92

88

84

81

78

74

72

68

65

63

22

100

96

92

88

84

81

77

74

71

68

65

62

21

100

96

92

88

84

80

77

73

71

67

64

61

20

100

96

91

87

83

80

76

73

70

66

63

60

19

100

95

91

87

83

79

76

72

69

65

62

59

18

100

95

91

87

83

79

75

71

69

65

62

59

17

100

95

91

86

82

78

74

71

68

64

61

58

16

100

95

90

86

82

78

74

70

67

63

60

57

15

100

95

90

85

81

77

73

69

66

62

59

55

14

100

95

90

85

81

76

72

68

65

61

57

54

13

100

95

90

85

80

76

71

67

64

60

56

53

12

100

94

89

84

79

75

70

66

63

59

55

52

11

100

94

89

84

79

74

69

65

62

57

54

50

10

100

94

88

83

78

73

68

64

61

56

52

49

9

100

94

88

82

77

72

67

63

60

55

51

47

8

100

94

88

82

76

71

66

62

59

53

49

46

7

100

93

87

81

76

70

65

60

57

52

48

44

6

100

93

87

81

75

69

64

59

56

50

46

42

5

100

93

87

80

74

68

63

57

54

48

44

40

40

69

67

65

64

61

60

58

56

54

52

51

50

39

69

67

65

63

61

59

57

56

54

52

51

50

38

68

66

64

62

60

59

57

55

54

51

50

49

37

68

66

64

62

60

58

56

55

53

51

50

49

36

68

65

63

61

59

58

56

54

53

50

49

48

35

67

65

63

61

59

57

55

53

52

50

48

47

34

67

64

62

60

58

56

55

53

51

49

47

46

33

66

64

62

60

58

56

54

52

50

49

47

46

32

66

63

61

59

57

55

53

52

50

48

46

45

31

65

63

61

59

57

55

53

51

49

47

46

44

30

65

62

60

58

56

54

52

50

48

47

45

43

29

64

62

60

57

55

53

51

49

48

46

44

43

28

63

61

59

57

55

53

51

49

47

45

43

42

27

63

60

58

56

54

52

50

48

46

44

43

41

26

62

60

57

55

53

51

49

47

45

44

42

40

25

62

59

57

54

52

50

48

46

44

43

41

39

24

61

58

56

54

51

49

47

45

43

42

40

38

23

60

58

55

53

51

48

46

44

42

41

39

37

22

59

57

54

52

50

47

45

43

41

40

38

36

21

58

56

53

51

49

46

44

42

40

39

37

35

20

58

55

52

50

48

45

43

41

39

37

36

33

19

57

54

51

49

47

44

42

40

38

36

34

32

18

56

53

50

48

45

43

41

39

37

35

33

31

17

55

52

49

47

44

42

40

38

36

34

32

30

16

54

51

48

45

43

41

38

36

34

32

30

29

15

52

50

47

44

42

39

37

35

33

31

29

27

14

51

48

45

43

40

38

37

33

31

29

27

25

13

50

47

44

41

39

36

34

32

29

27

25

24

12

48

45

42

40

37

35

32

30

28

26

22

22

11

47

44

41

38

35

33

30

28

26

24

20

20

10

45

42

39

36

33

31

28

26

24

22

19

18

9

44

40

37

34

32

29

26

24

22

20

18

16

8

42

39

35

32

29

27

24

22

19

17

15

13

7

40

37

33

30

27

24

22

19

17

15

13

11

6

38

34

31

28

25

22

19

17

15

12

10

8

5

36

32

29

25

22

19

17

14

12

10

7

5

CHÚ THÍCH:

Tư là nhiệt độ ướt;

Δt là chênh lệch giữa nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7321: 2003 (ISO 7933: 1989) Ecgônômi - Môi trường nóng - Xác định bằng phân tích và diễn giải stress nhiệt thông qua tính lượng mồ hôi cần thiết,

[2] TCVN 7438 : 2004 (ISO 7730: 1994) Ecgônômi - Môi trường nhiệt ôn hoà. Xác định các chỉ số PMV, PPD và đặc trưng của điều kiện tiện nghi nhiệt;

[3] TCVN 7439: 200-1 (ISO 9886: 1992) Ecgônômi - Đánh giá căng thẳng nhiệt bằng phép đo các thông số sinh lý;

[4] TCVN 7489: 2005 (ISO 10551: 1995) Ecgônômi - Ecgônômi môi trường nhiệt - Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt bằng thang đánh giá chủ quan.

[5] Vấn đề vi khí hậu công nghiệp. Vệ sinh lao động và Bệnh nghề nghiệp, trang 14 đến 17, 1987 (Bản tiếng Nga) Sakhbazian G.X; Sleifman F. M. Vệ sinh vi khí hậu cơ sở sản xuất, 1987 (bản tiếng Nga);

[6] Phoon W.O Manual on occupational health and safely. NSFC Singapore 1990;

[7] John.E. Mutchler, C.I.H. Heat Stress: its efects, measurment and control. CDC  (NIOSH).VS 1991, P 37-65;

[8] Từ Hữu Thiêm (1999). Môi trường vi khí hậu. Báo cáo Đề tài NCKH “Nghiên cứu hiện trạng môi trường”, Viện YHLĐ và VSMT 1999.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi