Quyết định 481/QĐ-UBND 2014 về đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long

thuộc tính Quyết định 481/QĐ-UBND

Quyết định 481/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và Đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:481/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trương Văn Sáu
Ngày ban hành:28/03/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Cơ cấu tổ chức
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
Số: 481/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Vĩnh Long, ngày 28 tháng 03 năm 2014
                       
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐỔI TÊN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
-----------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của liên bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 của liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập;
Theo Tờ trình số 63/TTr-SNV ngày 12/3/2014 của Giám đốc Sở Nội vụ,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và Đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội, trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Long (kèm theo Đề án số 1097/ĐA-SLĐTBXH ngày 12/11/2013 của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức:
1. Vị trí, chức năng:
Trung tâm công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở và có con dấu riêng để giao dịch công tác.
Trung tâm có chức năng phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy: Thực hiện đúng theo Đề án số 1097/ĐA-SLĐTBXH ngày 12/11/2013 của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và chuyển Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội.
3. Biên chế:
Biên chế của Trung tâm Công tác xã hội được xác định theo số lượng, vị trí việc làm nằm trong tổng số biên chế sự nghiệp do UBND tỉnh giao hàng năm cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.  
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đã ký: Trương Văn Sáu
 
 
 
ĐỀ ÁN
KIỆN TOÀN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ
CHUYỂN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH TRUNG TÂM CÔNG CÁC XÃ HỘI
 
Phần I
THỰC TRẠNG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
 
Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 1765/1998/QĐ-UBT ngày 15/9/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
 Ngày 18/12/2008, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long có Quyết định số 109/QĐ-SLĐTBXH về việc phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội.
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Vị trí:
Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng nuôi dưỡng trong các hoạt động: tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng đối tượng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng xã hội phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, nhân cách, hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng.
- Quản lý, bảo trì và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản của Trung tâm; quản lý viên chức, người lao động theo quy định hiện hành; thực hiện việc thu, chi tài chính đúng nguyên tắc quản lý tài chính.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
II. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long có Ban Giám đốc và các bộ phận chức năng chuyên môn giúp việc, gồm:
- Phòng Tổ chức- Hành chính.
- Phòng Giáo dục- Dạy nghề.
- Phòng khám đa khoa (Trạm Y tế).
- Cơ sở II- Bình Minh.
Biên chế Trung tâm Bảo trợ xã hội được các ngành chức năng xem xét phân bổ hàng năm.
Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long được quy định về phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Năm 2010, UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho Trung tâm là 56 người (kể cả lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP).
Trong đó, đã thực hiện đủ 56 người. Chia ra như sau:
- Ban Giám đốc:                                  04 người
- Phòng Tổ chức- Hành chính:              09 người
- Phòng Giáo dục- Dạy nghề:               26 người
- Phòng khám đa khoa (Trạm Y tế):    10 người
- Cơ sở II- Bình Minh:                           07 người
 
Phần II
ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ ĐỔI TÊN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
 
         I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE, NUÔI DƯỠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI
Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện đang quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng 155 đối tượng bảo trợ xã hội (có 68 nữ). Bao gồm:
- Người bệnh tâm thần:   48 người (20 nữ).
- Người khuyết tật:            21 người (16 nữ).
- Người cao tuổi:                         33 người (23 nữ).
- Trẻ mồ côi, trẻ tàn tật:               53 người (09 nữ).
- Dự kiến kể từ năm 2014, Trung tâm sẽ tiếp nhận thêm khoảng 50 đối tượng tâm thần (nâng tổng số khoảng 100 người bệnh tâm thần) khi Cơ sở tâm thần xây dựng xong đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên tiếp nhận số đối tượng tạm lưu giữ là những người lang thang, ăn xin trên địa bàn.
Những năm qua, hoạt động của Trung tâm có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả đáng kể trong công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe đối tượng. Ngoài nguồn kinh phí do nhà nước cấp, Trung tâm cũng nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã góp phần nâng cao đời sống cho đối tượng cả về vật chất lẫn tinh thần.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của liên bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ về Hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập;
Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020;
Căn cứ Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Căn cứ Công văn số 2539/UBND-VX ngày 30/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí mở rộng chức năng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Công văn số 3931/LĐTBXH-BTXH ngày 14/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc chuyển đổi Trung tâm Bảo trợ xã hội thành mô hình Trung tâm Công tác xã hội;
Trung tâm Bảo trợ xã hội xây dựng phương án Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long với các nội dung sau:
III. ĐỀ ÁN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Tên gọi của tổ chức:
 Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
2. Đối tượng phục vụ của Trung tâm:
- Người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần (thể nhẹ);
- Người cao tuổi, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân của bạo lực gia đình và phân biệt đối xử về giới, đối tượng xã hội cần được bảo vệ khẩn cấp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp; đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
3. Chức năng, nhiệm vụ:
3.1. Chức năng, vị trí:
Trung tâm công tác xã hội có chức năng phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội; Trung tâm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng. 
3.2. Nhiệm vụ:
3.2.1. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp:
a) Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, gồm: người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần; trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng đến các cơ sở y tế, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội khác.
c) Đảm bảo sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: Nơi cư trú tạm thời không quá 30 ngày, trường hợp cần thiết phải kéo dài thời gian chăm sóc tại trung tâm phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Trung tâm.
d) Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
3.2.2. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí:
a) Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng;
b) Cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến rối loạn tâm lý, khủng hoảng tâm lý;
c) Tiếp nhận đối tượng bị tâm thần nặng, cấp tính;
d) Tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn chuyển đối tượng đến các dịch vụ phù hợp khác.
3.2.3. Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp.
3.2.4. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
3.2.5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho đối tượng.
3.2.6. Cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng:
a) Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc;
b) Quản lý tường hợp;
c) Trị liệu tâm lý cho đối tượng;
d) Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Vận động xã hội hỗ trợ đối tượng;
e) Hỗ trợ chăm sóc đối tượng tại gia đình, cộng đồng.
3.2.7. Nâng cao năng lực:
a) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội về lĩnh vực chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng.
b) Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
3.2.8. Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.
3.2.9. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng ngắn hạn, dài hạn trong trường hợp không thể sinh sống ở gia đình, cộng đồng.
3.2.10. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
3.2.11. Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng.
3.2.12. Thực hiện hoạt động dịch vụ có thu:
a) Tham vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho đối tượng tại cộng đồng;
b) Tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng người cao tuổi tham gia “ dưỡng lão tự nguyện”; tiếp nhận chăm sóc phục hồi chức năng và giáo dục trẻ em tự kỷ và một số dạng trẻ em khuyết tật khác.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm:
4.1. Lãnh đạo Trung tâm: Gồm có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
4.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Có 04 phòng và 02 cơ sở trực thuộc, gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng quản lý, chăm sóc đối tượng;
- Phòng Công tác xã hội;
- Phòng Y tế (Trạm Y tế);
- Cơ sở II – Bình Minh;
- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần;
4.3. Biên chế:
Căn cứ Nghị định 68/2008/NĐ-CP, đề nghị số lượng biên chế cụ thể như sau:
- CBVC chăm sóc trực tiếp:                                                       55 người
- CBVC làm công tác dinh dưỡng:                                             08 người
- CBVC phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dạy văn hóa: 04 người
- Nhân viên làm công tác bảo vệ:                                       06 người
- Viên chức y tế (kể cả nhân viên điều dưỡng):                 14 người      
- Cán bộ, viên chức làm công tác xã hội:                          07 người
- Số lượng cán bộ, viên chức gián tiếp:                                      24 người
                                                * Tổng số:                            118 người
(Bảng biểu đính kèm)
Tổng số biên chế sự nghiệp và nhân viên HĐ 68 đề nghị là 118 người
5. Biên chế và nhiệm vụ của từng bộ phận:
5.1. Ban Giám đốc:
* Biên chế đề nghị: 04người
* Nhiệm vụ:
- Giám đốc: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về các hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch tài chính, ngoại giao, công tác xã hội, trực tiếp phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi (trong đó có trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phân công.
- Phó Giám đốc: Phụ trách công tác hành chính – quản trị, giáo dục, dạy nghề, hòa nhập cộng đồng; trực tiếp phụ trách công tác chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, tổ chức các hoạt động lao động sản xuất và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Phó Giám đốc: Phụ trách công tác chuyên môn về y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Phó Giám đốc: Phụ trách lĩnh vực công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
5.2. Phòng Tổ chức – Hành chính:
* Biên chế đề nghị:                               15 người
- Trưởng phòng:                                     1
- Phó trưởng phòng:                              2
(01 phụ trách công tác hành chính - quản trị; 01 phụ trách tổng hợp, tổ chức, thi đua,…)
- Văn thư:                                                            1
- Kế toán:                                                             2
- Thủ quỹ, thủ kho:                                                 1
- Nhân viên dinh dưỡng:                                        4
- Tài xế:                                                               1
- Tạp vụ:                                                              1
- Bảo vệ:                                                              2
* Nhiệm vụ:
- Đề xuất, xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi các hoạt động của cơ quan, tổng hợp báo cáo theo quy định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tốt công tác thông tin nội bộ cơ quan, tiếp nhận công văn, xử lý tài liệu phân loại trình Giám đốc Trung tâm hoặc người uỷ quyền xử lý. Thực hiện tốt công tác lưu trữ và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, điều động, tiếp nhận, tuyển dụng, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức và người lao động ở Trung tâm.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo quy định.
- Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ về tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của Trung tâm. 
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tham gia thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện và phối hợp kiểm kê hàng năm đối với tài sản, phương tiện của cơ quan.
- Phối hợp xây dựng và tham mưu tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. 
- Cung ứng lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn cho đối tượng. Thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày cho đối tượng.
- Phối hợp với Phòng Y tế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà ăn và nguồn nước sinh hoạt tại Trung tâm.
- Tiếp nhận, quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ và quà tặng từ các tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và quản lý tốt tài sản của Trung tâm. 
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, nhân viên thực hiện tốt nội qui, quy chế của Trung tâm
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
5.3. Phòng Y tế (Trạm Y tế):
* Biên chế đề nghị:                                                 12 người
- Trưởng phòng (kiêm Trưởng trạm):                           1
- Phó trưởng phòng:                                                  1
- Viên chức hành chính tổng hợp:                                1
- Viên chức cấp phát thuốc (dược sĩ):                         1                                                            
- Y sĩ, y tá điều dưỡng:                                               4
- Kỹ thuật viên:                                                             4
* Nhiệm vụ:
- Phối hợp với cơ quan y tế có liên quan khám sức khoẻ cho đối tượng mới tiếp nhận vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành Y tế; phục hồi sức khỏe cho từng loại đối tượng đúng theo quy định của pháp luật; giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, có đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
- Giữ gìn, bảo quản tốt thuốc điều trị, dụng cụ và trang thiết bị y tế, xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
- Thường xuyên thăm hỏi, giải thích, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng và báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những vấn đề cần giải quyết.
- Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra vệ sinh phòng ở đối tượng, phối hợp Phòng Tổ chức- Hành chính thường xuyên kiểm tra nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.
- Lập kế hoạch tổ chức rèn luyện, phục hồi chức năng phù hợp với từng độ tuổi, bệnh tật, tôn trọng đối xử bình đẳng.
- Cho đối tượng uống thuốc theo quy định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
 5.4. Phòng Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng:
* Biên chế đề nghị:                                                                    42 người        
- Trưởng phòng:                                                                           1
- Phó Trưởng phòng:                                                                     1
- Viên chức hành chính tổng hợp:                                                   1
- Viên chức phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dạy văn hóa:          4
- Nhân viên chăm sóc:                                                                 35
* Nhiệm vụ:
- Trực tiếp quản lý và chăm sóc các đối tượng đang được Trung tâm nuôi dưỡng.
- Trực tiếp và hướng dẫn đối tượng sắp xếp vật dụng gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, vệ sinh khu vực xung quanh; nhắc nhở đối tượng thực hiện tốt  nội quy sinh hoạt của  khu nuôi dưỡng.
- Theo dõi, kịp thời đề nghị phòng TC- HC sửa chữa những đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ đối tượng.
- Có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kịp thời tình hình sức khỏe của đối tượng cho lãnh đạo Trung tâm hoặc bộ phận y tế để xử lý.
- Thường xuyên thăm hỏi, giải thích, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đối tượng và báo cáo cho lãnh đạo những việc cần giải quyết.
- Sắp xếp ca trực cho nhân viên chăm sóc đối tượng.
- Phối hợp phòng Công tác xã hội tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật cho đối tượng biết. Tuyên truyền về tác hại của ma tuý, mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm khác.
- Tổ chức cho trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật học văn hóa, học nghề.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
 5.5. Phòng Công tác xã hội:
* Biên chế đề nghị:                               7 người
- Trưởng phòng:                                    1
- Phó trưởng phòng:                              1
- Viên chức hành chính:                         1
- Viên chức tham gia phát triển
   cộng đồng:                                        4
* Nhiệm vụ:
- Kết nối và cung cấp các dịch vụ phòng và trị rối nhiễu tâm trí; trợ giúp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội;
- Tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp, gồm: người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần; trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động,...
- Kết nối những đối tượng này với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, dịch vụ an sinh xã hội để hỗ trợ họ giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Qua đó từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ, bảo vệ, chăm sóc các đối tượng yếu thế.
- Tiếp nhận các thông tin, thông báo, tố giác về các trường hợp cần được bảo vệ; xử lý thông tin và cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng hỗ trợ can thiệp giải quyết:
+ Đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế đối với nạn nhân bị tổn thương về thể chất.
+ Tham vấn, trị liệu cho nạn nhân bị tổn thương về tình cảm, tâm lý.
+ Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
+ Thực hiện các hoạt động tham vấn, giáo dục, hỗ trợ gia đình, vận động cộng đồng trợ giúp các đối tượng yếu thế được sống trong môi trường an toàn, có đủ điều kiện để phát triển bền vững.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường các khả năng bảo vệ của gia đình, cộng đồng:
+ Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân trong cộng đồng.
+ Hướng dẫn cộng đồng (người dân, chính quyền, các tổ chức xã hội,…) xác định các vấn đề cần quan tâm tại cộng đồng, đồng thời hỗ trợ cộng đồng xây dựng kế hoạch nhằm phát huy mọi khả năng và nguồn lực góp phần cải thiện môi trường sống an toàn, ngăn ngừa và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương.
+ Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp.  
- Lưu giữ hồ sơ quản lý, thực hiện các báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan quản lý chức năng.
- Quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức, tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh.
- Được ngân sách hỗ trợ về tài chính; được tổ chức huy động và tiếp nhận về tài chính, hiện vật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động trợ giúp.
5.6. Cơ sở II – Bình Minh:
* Biên chế đề nghị:                                     6 người
- Trưởng cơ sở:                                            1
- Viên chức hành chính tổng hợp:                1
- Nhân viên cấp dưỡng:                                1
- Nhân viên chăm sóc:                                  3
* Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng không nơi nương tựa.
- Tổ chức và hợp đồng dạy nghề nông thôn cho người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
- Phối hợp Phòng GD-ĐT thị xã Bình Minh tổ chức các lớp mẫu giáo bán trú cho con em người dân tộc Khmer và con em gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
5.7. Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tâm thần:
* Biên chế đề nghị:                                       32 người
- Trưởng cơ sở:                                               1
- Phó trưởng cơ sở (Bác sĩ):                           1
- Viên chức hành chính tổng hợp:                   1
- Nhân viên cấp phát thuốc (dược sĩ):             1                                 
- Nhân viên dinh dưỡng:                                  4
- Nhân viên bảo vệ:                                          4
- Nhân viên chăm sóc:                                    20
* Nhiệm vụ:
Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh cho đối tượng người bệnh tâm thần lang thang và người tâm thần có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
IV. KẾT LUẬN.KIẾN NGHỊ
Đề án Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Trung tâm trong giai đoạn hiện nay; từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động tiếp nhận, nuôi dưỡng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm đồng thời hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt đang sinh sống tại cộng đồng, góp phần ổn định tình hình trật tự - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kính đề nghị UBND , sở Nội vụ xem xét thẩm định, phê duyệt Đề án để sở Lao động – Thương binh và xã hội có cơ sở triển khai thực hiện/.
 

 Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH;
- Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, TC.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC



(Đã ký)
Nguyễn Thị Lành
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất