Hướng dẫn 147/HD-TLĐ phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Hướng dẫn 147/HD-TLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 147/HD-TLĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Người ký: | Trần Thanh Hải |
Ngày ban hành: | 21/02/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Hướng dẫn 147/HD-TLĐ
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ______ Số: 147/HD-TLĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________________ Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2020 |
HƯỚNG DẦN
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2020
Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp; Thực hiện nhiệm vụ công tác năm, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2020 tới các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CầU
1. Mục đích
- Hướng dẫn thống nhất trong hệ thống công đoàn các nội dung cơ bản, trọng tâm nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ có chất lượng, hiệu quả.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, PBGDPL; khuyến khích trách nhiệm tự học, tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong CNVCLĐ.
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức công đoàn Việt Nam.
2. Yêu cầu
- Đề cao trách nhiệm của các cấp công đoàn trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; phát huy vai trò tham mưu của Hội đồng phối hợp PBGDPL, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, các ban tham mưu công tác tuyên truyền, PBGDPL, các tổ chức tư vấn pháp luật trong hệ thống công đoàn.
- Nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL cần phù hợp với từng đối tượng CNVCLĐ theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL TRONG CNVCLĐ
1. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL; đội ngũ báo cáo viên pháp luật, các tổ chức tư vấn pháp luật của các cấp công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 (Quyết định 705/QĐ-TTg); chuẩn bị tổng kết Đề án vào năm 2021.
3. Hưởng ứng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 09/11 (Ngày Pháp luật).
4. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cán bộ công đoàn, CNVCLĐ, đặc biệt tập trung vào các nội dung sau:
- Nội dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và những quy định pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ.
- Đối với Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 (Bộ Luật Lao động 2019) tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi người lao động và tác động đến hoạt động công đoàn:
+ Mở rộng đối tượng áp dụng đối với cả người làm việc không có quan hệ lao động.
+ Chế định về hợp đồng lao động được xây dựng theo hướng tăng cường sự linh hoạt trong giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động; tôn trọng các nguyên tắc của hợp đồng trong kinh tế thị trường.
+ Tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của các bên trong quan hệ lao động về tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng.
+ Linh hoạt, hài hòa hơn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và làm thêm giờ.
+ Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình chậm.
+ Về đối thoại, thương lượng tập thể.
+ Bảo vệ lao động nữ trên cơ sở bảo đảm bình đẳng giới.
+ Tăng cường bảo vệ các lao động đặc thù.
+ Quy định linh hoạt hơn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động.
+ Quy định về tổ chức của người lao động tai doanh nghiệp không thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.
- Đổi với pháp luật công đoàn, tiếp tục tuyên truyền quá trình soạn thảo, lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam tới cán bộ công đoàn.
5. Sử dụng các hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với cán bộ công đoàn, CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong các loại hình doanh nghiệp:
- Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn Bộ Luật Lao động 2019, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam tới cán bộ công đoàn.
- Phát huy vai trò báo chí công đoàn, báo chí trung ương, địa phương có chương trình phối hợp với Tổng Liên đoàn, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; sử dụng truyền thông xã hội, các phương tiện truyên thông thông qua internet để tuyên truyền, phổ biên và tư vấn pháp luật tới CNVCLĐ.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền cho CNLĐ, xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật tại các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân; sử dụng các hình thức tuyên truyên, tư vấn pháp luật trực tiếp, qua hệ thống loa truyền thanh, bảng tin nội bộ của doanh nghiệp, qua hoạt động của tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, đội công nhân nòng cốt... để tuyên truyền cho công nhân tại doanh nghiệp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1.1. Ban Tuyên giáo:
- Đề xuất kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL và đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Tổng Liên đoàn.
- Thực hiện Đề án theo Quyết định 705/QĐ-TTg; hướng dẫn các cấp công đoàn chuẩn bị tổng kết Đề án vào năm 2021.
- Hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL hưởng ứng Ngày Pháp luật (sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
- Tổ chức tuyên truyền, PBGDPL trên cổng thông tin điện tử của Tổng Liên đoàn, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài hệ thống công đoàn, trên mạng xã hội - trang Công đoàn Việt Nam.
1.2. Ban Quan hệ lao động: Biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn tới cán bộ công đoàn về Bộ Luật Lao động 2019; chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động... Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật, tham gia xây dựng chính sách pháp luật, nhất là xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.
1.3. Ban Tổ chức: Biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn tới cán bộ công đoàn về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
1.4. Các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn: tùy theo nhiệm vụ chuyên môn, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL.
1.5. Các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn: tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, trọng tâm là Bộ Luật Lao động 2019, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), quá trình soạn thảo Luật Công đoàn sửa đổi.
2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
2.1. Tiếp tục thực hiện Đề án theo Quyết định 705/QĐ-TTg; chuẩn bị tổng kết Đề án vào năm 2021.
2.2. Tổ chức tập huấn Bộ Luật Lao động 2019, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho cán bộ công đoàn.
2.3. Tuyên truyền pháp luật trên Trang thông tin điện tử, tạp chí, bản tin của LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; sử dụng mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan báo chí của bộ, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền
2.3. Hướng dẫn công đoàn cơ sở:
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, PBGDPL hưởng ứng Ngày Pháp luật.
- Chọn lọc những nội dung cơ bản nhất của Bộ Luật Lao động 2019, pháp luật công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động ... để tuyên truyền tới CNLĐ tại cơ sở.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền: xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật, tư vấn pháp luật, sử dụng loa truyền thanh, bảng tin nội bộ của doanh nghiệp, hoạt động của tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, đội công nhân nòng cốt...
Trên đây là Hướng dẫn công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ năm 2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo và email viethatuyengiao@gmail.com) trước ngày 30/11/2020.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
Trần Thanh Hải |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây