Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Công nghiệp |
Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Công Thương |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Thông tư 10/2017/TT-BCT về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không yêu cầu phải có thiết bị áp lực nổ và lan truyền sự cháy; thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa; thiết bị thử nghiệm sốc khi kiểm định thiết bị nhóm H.
Tải Thông tư
BỘ CÔNG THƯƠNG ---------- Số: /2019/TT-BCT DỰ THẢO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
-----------------
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Thông tư số 10/2017/ ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
1. Thay thế nội dung “Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống” tại điểm c khoản 2 Điều 4 bằng “Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống (không yêu cầu đối với tổ chức kiểm định chỉ thực hiện kiểm định cột chống thủy lực)”.
2. Điểm c khoản 2 Điều 4:
a) Thay thế cụm từ ”Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống;” bằng ”Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống (trường hợp tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định vì chống thủy lực);”
b) Thay thế cụm từ ” Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;” bằng ” Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn (trường hợp tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định vì chống thủy lực);”
3. Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm đ khoản 2 Điều 4:
- Thiết bị thử áp lực nổ và lan truyền sự cháy;
- Thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa;
- Thiết bị thử nghiệm sốc nhiệt.
4. Bãi bỏ Điểm c Khoản 1 Điều 12.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (Thông tư 10/2017/TT-BCT)
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 11-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT:
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy biến áp phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
b) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:
- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.
- Kiểm tra momen xoắn của các cọc đấu dây
d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
đ) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp biến áp phòng nổ
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
e) Thay thế Phụ lục đính kèm QTKĐ 11-2017/BCT bằng Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này.
2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 12-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của động cơ điện phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 2 Mục 9.1:
- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.
d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
đ) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp động cơ điện phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 13-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:
- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.
d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
đ) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ;
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 14-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng ”thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
d) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị điều khiển phòng nổ
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 15-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy phát điện phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
d) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy phát điện phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 16-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Thay thế cụm từ “ 9.1. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “9.1. Kiểm định lần đầu”.
7. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 17-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của đèn chiếu sáng phòng nổ;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Thay thế cụm từ “ 9.1. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “9.1. Kiểm định lần đầu”.
d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.
đ) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đèn chiếu sáng phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1;
- Trường hợp sau khi đèn chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại Quy trình kiểm định QTKĐ 12-2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT
a) Thay thế cụm từ “ 4.3. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “4.3. Kiểm định lần đầu”.
b) Sửa đổi mục 5.3 như sau:
”5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy nổ mìn;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Thay thế cụm từ “ 9.1. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” thành “9.1. Kiểm định lần đầu”.
d) Sửa đổi mục 9.3 như sau:
”9.3. Kiểm định bất thường
Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy nổ mìn.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.”
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2019.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Văn phòng Tổng Bí thư; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Lãnh đạo Bộ Công Thương; - Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - VPCP; - Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; - Công báo; - Lưu: VT, PC, ATMT. | BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh |
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung |