Dự thảo Thông tư quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động trong mỏ hầm lò

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công Thương
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

-----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:      /2021/TT-BCT

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày       tháng 3  năm 2021

 

THÔNG TƯ

Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò

-----------------

Căn cứ Điều 116 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, khoáng sản bằng phương pháp hầm lò.

2. Người lao động làm việc tại các công trình khai thác mỏ hầm lò.

3. Người lao động làm việc tại các mỏ hầm lò nhưng không làm các công việc trong hầm lò không áp dụng quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình khai thác mỏ Hầm lò: Là toàn bộ hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió và các công trình khác ngoài mặt bằng mỏ phục vụ công tác khai thác, kết cấu công trình được xây dựng trang bị và lắp đặt cố định, tạm thời trong hầm lò để phục vụ các hoạt động khai thác than, khoáng sản.

2. Mỏ hầm lò: là khu vực khoáng sản than được khai thác bằng phươg pháp hầm lò.

3. Ca làm việc của người làm việc trong hầm lò là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại cửa lò cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

 

Chương II

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

 

Mục 1. Thời giờ làm việc

 

Điều 4. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên

1. Người lao động làm việc thường xuyên theo ca làm việc tối đa 8 giờ. Thời giờ làm việc của người lao động làm việc thường xuyên theo ca đối với các công việc trong hầm lò được tính từ thời điểm người lao động có mặt tại cửa công trình khai thác mỏ hầm lò để vào hầm lò làm việc (bao gồm cả thời gian giao ca, nhận ca, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật trong hầm lò);

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc của các công việc trong hầm lò vào Nội quy lao động và thông báo cho người lao động biết và thực hiện.

Điều 5. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc trong việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động

1. Thời giờ nghỉ ngơi tại vị trí lao động:

2. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc trong việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động là thời gian người lao động có mặt tại khu mỏ của người sử dụng lao động, trừ thời giờ làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

3. Tai nạn lao động xảy ra trong thời giờ được quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định là tai nạn lao động xảy ra trong thời giờ làm việc của người lao động. Các vụ tai nạn lao động này được khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc theo quy định tại Điều 4 được tính là thời gian làm thêm giờ.

2. Việc làm thêm giờ phải tuân thủ đúng quy định tại Điều 107 và 108 Bộ luật Lao động.

 

Mục 2. Thời giờ nghỉ ngơi

 

Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 4 Thông tư này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Điều 8. Nghỉ chuyển ca

Người lao động làm việc theo ca theo quy định tại Điều 4 Thông tư này được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

 

Điều 9. Nghỉ hàng năm, Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động.

2. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương phù hợp với quy định pháp luật về lao động.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này và các chế độ có liên quan.

3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp liên doanh, liên kết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện các quy định tại Thông tư này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm và báo cáo đột xuất trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày       tháng 7 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ CT;

- Lưu: VT, PC, TCCB.

 

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Trần Tuấn Anh

 

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY