Dự thảo Thông tư về xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Thương mại-Quảng cáo Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

 

Số:     /2019/TT-BLĐTBXH

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày     tháng    năm 2019

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm,

dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

do doanh nghiệp thực hiện

 

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh                                       

Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP), bao gồm:

1. Dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

2. Sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động, người quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công; doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết định giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công và thanh toán kinh phí thực hiện sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 3. Căn cứ xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công

1. Tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

2. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.

3. Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Điều 4. Xác định tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

V

=

T        x

 MLth +  (ăn ca   + CĐkhác )

(1)

26 ngày

Trong đó:

1. V là tiền lương của từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

2. T là tổng số ngày công định mức lao động của từng loại lao động để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công. Căn cứ khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công và hệ thống định mức lao động do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để xác định hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công và được quy đổi ra ngày công.

 

3. MLth là mức lương theo tháng của từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công, được xác định theo công thức sau:

 MLth = (Hcb  + Hpc)  x MLcs x (1+ Hđc)

(2)

Trong đó:

a) Hcb là hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở hệ số lương của từng loại lao động quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Hpc là hệ số phụ cấp lương tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công bao gồm: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) MLcs là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.

d) Hđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I; không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II; không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.

Khi xác định MLth theo công thức (2), đối với chức danh, công việc có MLth thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.

4. ăn ca là tiền ăn giữa ca của từng loại lao động theo quy định hiện hành.

5. khác là các chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 5. Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp

Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Vql

=

Tql   x

TLcb + ăn ca + khác                                                                         

(3)

26 ngày

Trong đó:

1. Vql là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.

2. Tql là tổng số ngày công định mức lao động của lao động quản lý doanh nghiệp do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

3. TLcb là mức lương cơ bản bình quân theo tháng của lao động quản lý doanh nghiệp do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. ăn ca là tiền ăn giữa ca của lao động quản lý doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

5. khác là các chế độ khác của lao động quản lý doanh nghiệp (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 6. Xác định tiền lương đối với trường hợp đặc thù

Đối với các sản phẩm, dịch vụ công đặc thù hoặc sản phẩm, dịch vụ công thực hiện trên các địa bàn đòi hỏi chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công cao hơn mức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định mức cụ thể, thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi quyết định để bảo đảm cân đối chung.

Điều 7. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Quy định, hướng dẫn xác định chi phí tiền lương đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể.

b) Tiếp nhận báo cáo của đơn vị thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, đánh giá tình hình thực hiện tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công đã ký hợp đồng thầu hoặc đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và tổng hợp báo cáo theo Biểu mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ công

a) Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể để tính toán, xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở đấu thầu hoặc báo cáo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ.

b) Xác định tiền lương được hưởng, tạm ứng tiền lương theo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện sản phẩm, dịch vụ công; thực hiện trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của doanh nghiệp.

c) Đánh giá tình hình thực hiện tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo hợp đồng (trường hợp trúng thầu) hoặc theo quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và báo cáo theo Biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng    năm 2019 và áp dụng từ năm ngân sách 2019.

2. Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi thực hiện sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại Thông tư này thì quỹ tiền lương thực hiện tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo mức độ hoàn thành khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công đã được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng thầu.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước; 
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục QHLĐTL.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

Đào Ngọc Dung

 

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi