Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu lần 1
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Điều 169 của Bộ luật lao động về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Dự thảo này đã được thông qua. Xem văn bản chính thức tại đây.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

----------

Số: /2020/NĐ-CP

DỰ THẢO 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu

--------------

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Điều 169 của Bộ luật lao động về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 của Bộ luật lao động.

2. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 của Bộ luật lao động.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Điều 3. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

 

Lao động nam

 

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm sinh

2021

60 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961

2021

55 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966

2022

60 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962

2022

55 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967

2023

60 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963

2023

56 tuổi

 

Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967

2024

61 tuổi

Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963

2024

56 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968

2025

61 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964

2025

56 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969

2026

61 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965

2026

57 tuổi

 

Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969

2027

61 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970

2028

62 tuổi

Từ tháng 4/1966 trở đi

2028

57 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971

 

 

2029

58 tuổi

 

Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973

 

 

2032

59 tuổi

 

Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975

 

 

2035

60 tuổi

 

Từ tháng 5/1975 trở đi

 

Điều 4. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại Điều 3 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thấp hơn của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

 

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

2021

55 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966

2021

50 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971

2022

55 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967

2022

50 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972

2023

55 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968

2023

51 tuổi

 

Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972

2024

56 tuổi

Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968

2024

51 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973

2025

56 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969

2025

51 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974

2026

56 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970

2026

52 tuổi

 

Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974

2027

56 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975

2028

57 tuổi

Từ tháng 4/1971 trở đi

2028

52 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976

 

 

2029

53 tuổi

 

Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978

 

 

2032

54 tuổi

 

Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980

 

 

2035

55 tuổi

 

Từ tháng 5/1980 trở đi

 

Điều 5. Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

1. Cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định này có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường hợp này không quá 5 tuổi so với quy định tại Điều 3 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, được thể hiện theo bảng dưới đây:

 

Lao động nam

 

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu cao hơn

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu cao hơn

Năm sinh

2021

65 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961

2021

60 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966

2022

65 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962

2022

60 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967

2023

65 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963

2023

61 tuổi

 

Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967

2024

66 tuổi

Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963

2024

61 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968

2025

66 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964

2025

61 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969

2026

66 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965

2026

62 tuổi

 

Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969

2027

66 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966

2027

62 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970

2028

67 tuổi

Từ tháng 4/1966 trở đi

2028

62 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971

 

 

2029

63 tuổi

Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971

 

 

2030

63 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972

 

 

2031

63 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973

 

 

2032

64 tuổi

Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973

 

 

2033

64 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974

 

 

2034

64 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975

 

 

2035

65 tuổi

Từ tháng 5/1975 trở đi

 

3. Việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau:

a) Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

b) Cơ quan có nhu cầu sử dụng.

c) Cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

4. Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào điều kiện về tuổi hưởng lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu.

Điều 6. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động. Công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

a) Đối với người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này.

b) Đối với người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo các điểm a, b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.

c) Đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khỉ nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.

Điều 7. Quy định chuyển tiếp

1. Người lao động hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội.

Người lao động hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và quy định tại Nghị định này. Riêng trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu tháng 12/2020 và hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, các quy định của chế độ hưu trí gắn với điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo các Điều 54, Điều 55, khoản 1 Điều 73 của Luật bảo hiểm xã hội được thực hiện theo tuổi nghỉ hưu và điều kiện về tuổi hưởng lương hưu tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và quy định tại Nghị định này.

3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

a) Người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi theo điểm a khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3 của Nghị định này;

b) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì lấy mốc tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 4 của Nghị định này;

c) Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò thì lấy mốc tuổi giảm 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3 của Nghị định này.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định và văn bản sau đây hết hiệu lực:

a) Điều 6; các điểm a, b, c khoản 3 Điều 7; khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

b) Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

c) Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, 

   các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

Phụ lục số 01

Chức vụ, chức danh nghỉ hưu ở tuổi cao hơn[1]

(Ban hành kèm theo Nghị định số       /2020/NĐ-CP

ngày      tháng     năm 2020 của Chính phủ)

 

1. Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:

a) Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ[2];

b) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

c) Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội;

d) Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

đ) Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

e) Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật;

g) Sĩ quan trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp tướng;

h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

i) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

k) Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

 

Phụ lục số 02

CÔNG VIỆC KHAI THÁC THAN TRONG HẦM LÒ[3]

(Ban hành kèm theo Nghị định số       /2020/NĐ-CP

ngày      tháng     năm 2020 của Chính phủ)

 

1. Khai thác mỏ hầm lò.

2. Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò.

3. Đội viên cứu hộ mỏ.

4. Sửa chữa cơ điện trong hầm lò.

5. Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.

6. Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò.

7. Vận tải than trong hầm lò.

8. Đo khí, đo gió, trực cửa gió, trắc địa, KCS trong hầm lò.

9. Công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị trong hầm lò.

10. Vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy trong hầm lò.

11. Vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy trong hầm lò.

12. Nghiệm thu các sản phẩm trong hầm lò.

13. Thủ kho các loại trong hầm lò.

14. Bảo vệ kho trong hầm lò.

15. Quét dọn hầm vệ sinh, nạo vét bùn trong hầm lò.

16. Vận chuyển vật liệu trong hầm lò.

17. Trực gác tín hiệu trong hầm lò.

18. Phục vụ bồi dưỡng trong hầm lò.

19. Lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò.

20. Vận hành trạm mạng trong hầm lò.

21. Trực gác cửa gió trong hầm lò.

22. Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò.

23. Chỉ đạo sản xuất trực tiếp trong hầm lò (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng).

24. Nhân viên, công nhân giám sát an toàn trong hầm lò.

 



[1] Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ

[2] Kết thúc hoạt động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

[3] Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY