Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 755/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện cứu trợ xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 755/LĐTBXH-BTXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 755/LĐTBXH-BTXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 17/03/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 755/LĐTBXH-BTXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 755/LĐTBXH-BTXH | Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2004 |
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đời sống của các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng và những người gặp rủi ro bất hạnh do thiên tai gây ra, thông qua các chính sách cứu trợ xã hội. Ngày 9/3/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 18/2000/TT.BLĐTBXH ngày 28/7/2000 về hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên.
Theo báo cáo của các địa phương hiện nay cả nước có Khoảng 42% đối tượng đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và nuôi dưỡng tập trung. Trong đó ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Quảng Ninh... hầu hết các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng với mức trợ cấp cao hơn mức quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, ở một số địa phương do khó khăn về kinh tế trong khi đối tượng xã hội cần trợ giúp lại nhiều, nhưng số lượng đối tượng được thụ hưởng chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng còn ít và mức trợ cấp cho đối tượng hàng tháng thấp so với mức quy định tối thiểu của Nhà nước.
Để thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo Điều kiện cho các đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống có Điều kiện vươn lên hoà nhập với cộng đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các ban ngành có liên quan thực hiện tốt một số công việc sau đây:
1. Rà soát thống kê, tổng hợp đối tượng xã hội, trong đó số người cần cứu trợ xã hội theo quy định tại Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng.
3. Báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 6 tháng, năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo trợ xã hội).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện các vấn đề nêu trên./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |