Công văn 727/LĐTBXH-ATLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 727/LĐTBXH-ATLĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 727/LĐTBXH-ATLĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 05/03/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 727/LĐTBXH-ATLĐ
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 727/LĐTBXH-ATLĐ | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2015 |
Kính gửi: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhằm kịp thời triển khai thực hiện “Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015” trong năm 2015 tại địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc sau:
1. Làm việc với Sở Tài chính của địa phương về chi tiết kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương năm 2015 triển khai Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015;
2. Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thuộc Chương trình Quốc gia năm 2015 theo hướng dẫn gửi kèm Công văn này và trình phê duyệt dự toán theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và Thông tư liên tịch số 140/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/10/2011 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) để được hướng dẫn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015
(Kèm theo công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 5 tháng 3 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Phần I
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1. Địa phương căn cứ vào năng lực và yêu cầu thực tiễn để xác định các nội dung cụ thể của từng Dự án theo các hoạt động được hướng dẫn ở phần II (có thể bao gồm tất cả hoạt động, hoặc chỉ một số hoạt động; hoặc tăng kinh phí hoạt động này, giảm kinh phí hoạt động khác), tuy nhiên phải ưu tiên tiến hành các hoạt động và thực hiện các chỉ tiêu tại bảng 1, bảng 2 của hướng dẫn này. Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có quyền điều chuyển kinh phí giữa các Dự án trong Chương trình theo đề nghị của các cơ quan quản lý tài chính, lao động, y tế tại địa phương.
2. Các hoạt động triển khai phải đúng phạm vi và đối tượng; trong đó ưu tiên các đối tượng thuộc mục tiêu của Chương trình, Dự án (người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; người làm nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; trong khu vực làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh lao động...).
3. Các ấn phẩm huấn luyện, truyền thông sẽ được nhận từ các cơ quan quản lý Dự án nhằm cấp phát miễn phí cho các đối tượng huấn luyện, truyền thông. Trường hợp ấn phẩm cần cho huấn luyện, tuyên truyền tại địa phương khác với ấn phẩm do cơ quan quản lý Dự án có (ví dụ cần tờ rơi tiếng Khmer) hoặc số lượng cấp từ cơ quan quản lý Dự án không đủ để tuyên truyền, huấn luyện tại địa phương, thì có thể đặt in, đặt mua các ấn phẩm đúng theo quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu.
4. Trong hoạt động huấn luyện, cần lập danh sách ký nhận theo quy định hiện hành; nếu phát các tài liệu hỗ trợ huấn luyện thì phải có thêm danh sách ký nhận tài liệu và liệt kê rõ số lượng, tên các tài liệu phát. Ngoài ra, phải lập danh sách học viên có địa chỉ, số điện thoại hoặc email liên lạc đầy đủ (không cần chữ ký) để tổng hợp, báo cáo và phục vụ việc kiểm soát, đánh giá chất lượng học viên.
5. Trong hoạt động truyền thông, khi phát các tài liệu tuyên truyền thì phải có các tài liệu chứng minh việc cấp phát như: Danh sách ký nhận của các truyền thông viên (nếu sử dụng truyền thông viên chuyển phát tài liệu đến đối tượng truyền thông); có danh sách cấp phát ấn phẩm (loại ấn phẩm địa chỉ nơi nhận; chữ ký của người thực hiện cấp phát; điện thoại cần liên hệ với cơ quan hoặc cá nhân để xác định nhận được tài liệu cấp phát); xác nhận gửi tài liệu của đơn vị, doanh nghiệp bưu chính...
6. Việc xây dựng kinh phí đúng theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư liên tịch số 140/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/10/2011 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.
Phần II
NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
I. Các hoạt động tham gia Dự án 1 “Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động”
1. Các hoạt động và chỉ tiêu ưu tiên thực hiện năm 2015
Năm 2015, ưu tiên triển khai 02 hoạt động tại Dự án 1 (với các chỉ tiêu được nêu chi tiết tại Bảng 1), gồm có
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động (Hướng dẫn tại hoạt động 2.2 của Mục I này);
+ Thống kê người dân địa phương bị chết do tai nạn lao động (Hướng dẫn tại hoạt động 2.3.a của Mục I này)
Bảng 1- Phân bố hoạt động và chỉ tiêu thực hiện Dự án 1
TT | Địa phương | Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động (số lớp tối đa) | Triển khai mẫu về mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (số lượng tối thiểu) | Thống kê người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động | |||
Số lớp | Số DN được hướng dẫn, tư vấn | Số DN áp dụng hiệu quả | Kết hợp với triển khai mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại làng nghề | ||||
I | Đông Bắc Bộ |
|
|
|
|
| |
1 | Hà Giang | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
2 | Cao Bằng | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
3 | Lào Cai | 1 | 8 | 400 | 120 |
| X |
4 | Bắc Kạn | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
5 | Lạng Sơn | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
6 | Tuyên Quang | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
7 | Yên Bái | 1 | 8 | 400 | 120 |
| X |
8 | Thái Nguyên | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
9 | Phú Thọ | 1 | 8 | 400 | 120 |
| X |
10 | Bắc Giang | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
11 | Quảng Ninh | 1 | 02 | 100 | 100 |
| X |
II | Tây Bắc Bộ |
|
|
|
|
| |
12 | Lai Châu | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
13 | Điện Biên | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
14 | Sơn La | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
15 | Hòa Bình | 1 | 2 | 70 | 30 |
| X |
III | Đ.Bằng S. Hồng |
|
|
|
|
| |
16 | Hà Nội | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
17 | Hải Phòng | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
18 | Hải Dương | 1 | 0 | 0 | 0 |
| X |
19 | Bắc Ninh | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
20 | Vĩnh Phúc | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
21 | Hưng Yên | 1 | 8 | 400 | 120 |
| X |
22 | Hà Nam | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
23 | Nam Định | 1 | 2 | 200 | 90 | X | X |
24 | Thái Bình | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
25 | Ninh Bình | 1 | 2 | 100 | 30 | X | X |
IV | Bắc Trung Bộ |
|
|
|
|
| |
26 | Thanh Hóa | 1 | 6 | 300 | 90 |
| X |
27 | Nghệ An | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
28 | Hà Tĩnh | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
29 | Quảng Bình | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
30 | Quảng Trị | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
31 | Thừa Thiên Huế | 1 | 2 | 280 | 90 |
| X |
V | DH Nam T. Bộ |
|
|
|
|
| |
32 | Đà Nẵng | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
33 | Quảng Nam | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
34 | Quảng Ngãi | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
35 | Bình Định | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
36 | Phú Yên | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
37 | Khánh Hoà | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
VI | Tây Nguyên |
|
|
|
|
| |
38 | Kon Tum | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
39 | Gia Lai | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
40 | Đăk Lăk | 1 | 1 | 70 | 70 |
| X |
41 | Đăk Nông | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
42 | Lâm Đồng | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
VII | Đông Nam Bộ |
|
|
|
|
| |
43 | Ninh Thuận | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
44 | Bình Thuận | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
45 | TP. HCM | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
46 | Bình Phước | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
47 | Tây Ninh | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
48 | Bình Dương | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
49 | Đồng Nai | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
50 | Bà Rịa Vũng Tàu | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
VIII | ĐB Sông Cửu Long |
|
|
|
|
| |
51 | Long An | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
52 | Đồng Tháp | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
53 | An Giang | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
54 | Tiền Giang | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
55 | Vĩnh Long | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
56 | Bến Tre | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
57 | Kiên Giang | 1 | 2 | 100 | 30 |
| X |
58 | Cần Thơ | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
59 | Hậu Giang | 1 | 4 | 200 | 60 |
| X |
60 | Trà Vinh | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
61 | Sóc Trăng | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
62 | Bạc Liêu | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
63 | Cà Mau | 1 | 1 | 60 | 20 |
| X |
* Giải thích một số chỉ số:
+ Số doanh nghiệp được hướng dẫn, tư vấn: bao gồm số doanh nghiệp tham gia lớp tập huấn hướng dẫn mô hình hệ thống (không phải số người tham dự) và các doanh nghiệp không tham dự lớp tập huấn nhưng có đăng ký Sở để được tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động đúng theo hướng dẫn tại điểm 2.5 của Phần I này;
+ Số doanh nghiệp dự kiến áp dụng hiệu quả: Là số doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả dù chỉ một trong các nội dung của hệ thống quản lý, được đánh giá theo bảng 2.2. nêu tại Phụ lục 02;
+ Hoạt động tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở Bảng 1 không thuộc nhóm mục tiêu ưu tiên năm 2015, mỗi địa phương (nếu thực hiện) chỉ tối đa là 01 lớp (Hướng dẫn tại hoạt động 2.1 của Mục I này).
2. Nội dung các hoạt động của Dự án 1
2.1. Huấn luyện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động
a) Tổ chức tập huấn đối với cán bộ quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động tại địa phương.
- Đối tượng là người làm công tác an toàn vệ sinh lao động làm việc tại các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
- Số lượng: 40 - 70 học viên /lớp;
- Thời gian: 02- 03 ngày/lớp tùy theo đối tượng;
- Đề cương Chương trình huấn luyện tại Phụ lục 01.
- Quy trình triển khai: xác định số lớp theo mục tiêu; xây dựng phương án; tổ chức tập huấn; giám sát, đánh giá giá (lưu ý: để tăng hiệu quả có thể kết hợp với chương trình huấn luyện truyền thông viên nguồn tại địa phương, giao thêm nhiệm vụ truyền thông viên cho các đối tượng này)
b) Tham dự lớp tập huấn (chỉ hỗ trợ công tác phí) nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động do Trung ương tổ chức, dự kiến gồm:
- Lớp tư vấn viên nguồn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (03 ngày/lớp).
2.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động
a. Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường lao động (ưu tiên các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị và công việc có yêu cầu nghiêm ngặt và người lao động làm các nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm)
b. Các bước hỗ trợ (Tham khảo quy trình tại Phụ lục 02):
Bước 1. Tổ chức các lớp huấn luyện về xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Thời gian: 03 ngày/lớp;
+ Số lượng: 40 - 70 học viên /lớp;
+ Học viên: người làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Đề cương Chương trình huấn luyện tại Phụ lục 03.
Bước 2. Tư vấn, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động
- Đối tượng được tư vấn năm 2015: Các doanh nghiệp tham dự khóa tập huấn đã đăng ký được tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động; các doanh nghiệp khác thuộc đối tượng nêu ở điểm a có đăng ký tư vấn.
- Cán bộ tư vấn: Lựa chọn chuyên gia, cán bộ, công chức có năng lực phù hợp với các doanh nghiệp dự kiến tư vấn, hỗ trợ.
- Phương pháp thực hiện:
+ Cán bộ tư vấn trực tiếp hướng dẫn tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ tư vấn về xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (có thể tư vấn qua điện thoại, thư, công văn ...)
+ Lựa chọn một số (3 - 20) doanh nghiệp đặc thù trong các doanh nghiệp đăng ký để tập trung hướng dẫn mẫu. Các doanh nghiệp này ngoài việc được thường xuyên được theo dõi, tư vấn như trên thì có thể tiến hành thêm các bước: tập huấn, thảo luận chuyên đề, hỗ trợ xây dựng góc bảo hộ lao động...
Bước 3. Giám sát, đánh giá kết quả triển khai:
+ Đánh giá sơ bộ của cán bộ tư vấn;
+ Đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Riêng đánh giá từ cơ quan Trung ương sẽ được thực hiện điểm hàng năm);
+ Tổng hợp kết quả, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Kinh phí hỗ trợ từ dự án 1:
- Tổ chức huấn luyện (bước 1);
- Hỗ trợ cán bộ tư vấn: công tác phí và công tư vấn (theo mức chuyên gia tư vấn), tham khảo Phụ lục 5;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp làm điểm ở bước 2:
+ Hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn (2 lần/1 doanh nghiệp điểm): Cơ quan triển khai tổ chức tập huấn chi trả các khoản chi phí liên quan như các lớp huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động;
+ Hỗ trợ kinh phí cho buổi họp thảo luận chuyên đề (chỉ hỗ trợ tài liệu phô tô);
+ Hỗ trợ một phần kinh phí triển khai xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp làm điểm (xây dựng góc bảo hộ lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân; nội quy; tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy...)
- Hỗ trợ giám sát và thu thập số liệu đánh giá; hội thảo kết quả (bước 3).
Lưu ý:
• Kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp ở bước 2 dùng để triển khai các hoạt động (do Sở hoặc cán bộ tư vấn thực hiện, lưu chứng từ theo quy định pháp luật); không được chuyển tiền hỗ trợ để doanh nghiệp tự chi trả dưới bất kỳ hình thức nào;
• Có thể kết hợp giữa xây dựng mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề với triển khai hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề đó (chi tiết tại Phụ lục 4); đồng thời phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông trong làng nghề tại Dự án 3 để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm kinh phí.
2.3. Xây dựng cơ dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động:
a) Thống kê người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động trong năm 2015:
- Mục tiêu: nhằm tạo kênh thông tin thống kê liên tục người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động mà không cần điều tra qua hồi cứu số liệu.
- Nội dung:
+ Thực hiện giao khoán cho cán bộ xã, phường điền số liệu thống kê ngay khi người dân đến khai tử (không cần đến từng hộ dân để hỏi) theo mẫu phiếu tại Phụ lục số 06;
+ Đây là số phát sinh hàng năm nên việc định lượng số phiếu và xây dựng kinh phí sẽ căn cứ vào số thống kê các năm trước tại địa phương (có thể chọn số trung bình).
Lưu ý:
• Các địa phương chưa điều tra và báo cáo số người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động giai đoạn 2006 - 2014 sẽ tiến hành điều tra ban đầu theo hướng dẫn tại hoạt động 1.4a của kèm theo công văn số 4033/LĐTBXH-ATLĐ ngày 18/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
• Đối với những trường hợp chết trong giai đoạn 2006 - 2014 mà đã có thông tin khai tử (đã điều tra theo hướng dẫn tại hoạt động 1.4a của kèm theo công văn số 4033/LĐTBXH-ATLĐ) nhưng chưa đủ số liệu điền vào phiếu điều tra năm 2012, 2013, 2014 thì hỗ trợ điều tra đến từng hộ gia đình có nạn nhân theo hướng dẫn tại hoạt động 1.5a của công văn số 1307/LĐTBXH-ATLĐ ngày 27/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trường hợp không thể tiến hành điều tra thì thông báo để Cục An toàn lao động bố trí các đơn vị hỗ trợ địa phương điều tra.
b) Khảo sát đánh giá các mục tiêu của Dự án 1 và của Chương trình tại địa phương:
- Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sau 04 năm và ước thực hiện 05 năm triển khai Chương trình tại địa phương.
- Nội dung:
+ Đánh giá mục tiêu giảm tần suất tai nạn lao động đặc thù tại địa phương
+ Đánh giá mục tiêu truyền thông (số làng nghề, hoặc tỷ lệ làng nghề, số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tiếp cận thông tin an toàn vệ sinh lao động; chất lượng truyền thông đến các đối tượng trên);
+ Đánh giá mục tiêu huấn luyện (tỷ lệ và số người người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện; chất lượng huấn luyện).
+ Đánh giá các mục tiêu khác đặc thù của Chương trình tại địa phương
2.4. Hỗ trợ mua các máy, thiết bị phục vụ năng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương
a) Đối tượng được hỗ trợ: Phòng, ban trực tiếp giúp việc quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương.
b) Các hạng mục trang thiết bị dự kiến trang cấp:
Hạng mục chi tiết trang thiết bị dự kiến trang cấp đúng theo hướng dẫn tại Quyết định số 270/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 (tham khảo Phụ lục 07)
c) Nguyên tắc trang cấp và sử dụng tại địa phương:
+ Phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước hiện hành về trang cấp máy, thiết bị (bao gồm cả các quy định của Bộ Tài chính, hướng dẫn của Chính phủ và Ủy ban nhân cấp tỉnh tại địa phương);
+ Loại thiết bị cấp phát phải phù hợp với các yếu tố độc hại, nguy hiểm tương ứng cần kiểm soát, tập trung vào các doanh nghiệp, cơ sở cần ưu tiên giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại địa phương;
+ Đơn vị sử dụng phải có đánh giá và cam kết tăng chất lượng các đợt thanh tra, kiểm tra trên địa bàn về an toàn vệ sinh lao động; có sổ theo dõi và thực hiện báo cáo tình hình sử dụng các thiết bị được trang cấp.
2. 5. Các hoạt động phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai:
- Triển khai xây dựng Luật An toàn - vệ sinh lao động;
- Xây dựng Đề án Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các hội thảo chuyên đề nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động (hỗ trợ công tác phí).
II. Các hoạt động tham gia Dự án 2 “Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động”
Bộ Y tế có hướng dẫn số 44/MT-LĐ ngày 14/01/2015 chi tiết các hoạt động Dự án 2, dự kiến gồm:
1. Triển khai hiệu quả mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các ngành hóa chất, khai thác mỏ, xây dựng và ngành y tế
1.1. Tiếp tục đánh giá và hoàn thiện các mô hình quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống BNN
- Đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe;
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động;
- Đo môi trường lao động;
- Giám sát sức khỏe: khám tuyển, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Lập hồ sơ sức khỏe người lao động;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc: Tập huấn về yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống, sơ cấp cứu cho người lao động và người sử dụng lao động; Tư vấn các biện pháp chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động;
- Tư vấn hướng dẫn báo cáo kết quả thực hiện chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động theo quy định Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý Vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động để phòng chống bệnh nghề nghiệp.
* Lưu ý: Cần làm rõ kinh phí của chương trình sẽ hỗ trợ những nội dung nào trong mô hình hay toàn bộ mô hình và trách nhiệm của cơ sở lao động trong thực hiện mô hình là gì. Hỗ trợ giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng không thuộc điều chỉnh của Bộ luật lao động hoặc cho cơ sở lao động trong diện triển khai thí điểm, trọng điểm.
1.2. Triển khai mở rộng mô hình thông qua các hoạt động truyền thông, lớp tập huấn hướng dẫn triển khai, hội thảo chuyên đề về mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp, ký cam kết triển khai với các cơ sở lao động.
1.3. Tuyên truyền mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe người lao động thông qua các hình thức tuyên truyền trực tiếp (tổ chức tập huấn, hội thi...), gián tiếp (tờ rơi, áp phích, bài tuyên truyền, phóng sự trên đài truyền hình, đài tiếng nói, báo...). Lưu ý sự phù hợp giữa mục đích tuyên truyền với đối tượng, hình thức và nội dung tuyên truyền.
2. Nâng cao năng lực đo, giám sát môi trường lao động thông qua hỗ trợ thiết bị, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động
2.1. Rà soát nhu cầu nội dung đào tạo, xây dựng tài liệu, đánh giá trước/ sau tập huấn và tổ chức tập huấn; đào tạo giảng viên; tuyên truyền để các cơ sở lao động biết về tầm quan trọng việc giám sát để đăng ký tham dự; Tổ chức huấn luyện cho cả cơ sở y tế và cán bộ an toàn tại cơ sở lao động;
- Tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế lao động tuyến tỉnh, huyện;
- Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động do các đơn vị Trung ương tổ chức.
2.2. Hỗ trợ thiết bị giám sát môi trường lao động:
- Căn cứ hỗ trợ đối với tuyến tỉnh:
+ Danh mục trang thiết bị giám sát môi trường lao động được quy định tại Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng và Thông tư số 19/2011/TT-BYT về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Có cán bộ đã được đào tạo sử dụng trang thiết bị hoặc đã có kế hoạch đào tạo;
- Căn cứ hỗ trợ đối với tuyến huyện.
+ Các trang thiết bị cơ bản theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
+ Có khả năng đủ điều kiện công bố năng lực đo, kiểm tra môi trường lao động đối với các chỉ tiêu cơ bản theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp;
3. Nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp
3.1. Bổ sung trang thiết bị phòng khám bệnh nghề nghiệp: theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2008 - 2015; Thông tư số 19/2011/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; có cán bộ đã được đào tạo sử dụng trang thiết bị hoặc đã có kế hoạch đào tạo;
3.2. Tổ chức tập huấn
- Đối tượng tập huấn: Cán bộ y tế lao động các tuyến;
- Nội dung tập huấn: Chẩn đoán, giám định và điều trị bệnh nghề nghiệp;
- Hình thức tập huấn: Tổ chức tại tỉnh hoặc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do các đơn vị Trung ương tổ chức.
III. Các hoạt động tham gia Dự án 3 “Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn - vệ sinh lao động”
1. Các hoạt động và chỉ tiêu ưu tiên thực hiện năm 2015
Các hoạt động và chỉ tiêu ưu tiên triển khai Dự án 3 tại từng địa phương được nêu chi tiết tại Bảng 2, bao gồm:
- Số lớp và số cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được huấn luyện;
- Số lớp và số người lao động (người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động) được huấn luyện;
- Tỷ trọng làng nghề và số doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn vệ sinh lao động.
Bảng 2. Phân bổ nhiệm vụ và chỉ tiêu thực hiện Dự án 3
TT | Địa phương | Huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (số lớp/hoặc người tối thiểu được HL) | Huấn luyện người lao động (số lớp/hoặc người tối thiểu được HL) | Số đơn vị được phổ biến thông tin phù hợp (số tối thiểu) | |||
Trực tiếp huấn luyện | Hỗ trợ Huấn luyện | Trực tiếp huấn luyện | Hỗ trợ Huấn luyện | Tỷ trọng làng nghề[1] | Số doanh nghiệp | ||
I | Đông Bắc Bộ |
|
|
|
|
| |
1 | Hà Giang | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 50 |
2 | Cao Bằng | 2/100 | 0 | 4/200 | 4/200 | 10% | 200 |
3 | Lào Cai | 2/100 | 0 | 4/200 | 4/200 | 10% | 200 |
4 | Bắc Kạn | 3/150 | 0 | 4/200 | 4/200 | 5% | 200 |
5 | Lạng Sơn | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 10% | 100 |
6 | Tuyên Quang | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
7 | Yên Bái | 3/150 | 0 | 4/200 | 4/200 | 5% | 200 |
8 | Thái Nguyên | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
9 | Phú Thọ | 3/150 | 0 | 6/300 | 5/250 | 10% | 200 |
10 | Bắc Giang | 3/150 | 0 | 4/200 | 3/150 | 10% | 200 |
11 | Quảng Ninh | 5/250 | 0 | 12/600 | 10/500 | 10% | 400 |
II | Tây Bắc Bộ |
|
|
|
|
| |
12 | Lai Châu | 2/100 | 0 | 3/150 | 4/200 | 5% | 150 |
13 | Điện Biên | 2/100 | 0 | 3/150 | 4/200 | 10% | 200 |
14 | Sơn La | 2/100 | 0 | 3/150 | 3/150 | 5% | 150 |
15 | Hòa Bình | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
III | Đ.Bằng S. Hồng |
|
|
|
|
| |
16 | Hà Nội | 3/150 | 0 | 4/200 | 4/200 | 5% | 200 |
17 | Hải Phòng | 2/100 | 0 | 3/150 | 3/150 | 5% | 150 |
18 | Hải Dương | 1/50 | 0 | 0 | 5/250 | 5% | 200 |
19 | Bắc Ninh | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 8% | 100 |
20 | Vĩnh Phúc | 2/100 | 0 | 3/150 | 2/100 | 5% | 100 |
21 | Hưng Yên | 3/150 | 0 | 6/300 | 8/400 | 5% | 400 |
22 | Hà Nam | 3/150 | 0 | 4/200 | 3/150 | 5% | 150 |
23 | Nam Định | 3/150 | 0 | 3/150 | 4/200 | 8% | 200 |
24 | Thái Bình | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
25 | Ninh Bình | 2/100 | 0 | 4/200 | 3/150 | 5% | 150 |
IV | Bắc Trung Bộ |
|
|
|
|
| |
26 | Thanh Hóa | 2/100 | 0 | 3/150 | 4/200 | 5% | 200 |
27 | Nghệ An | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
28 | Hà Tĩnh | 3/150 | 0 | 4/200 | 3/150 | 5% | 150 |
29 | Quảng Bình | 1/50 | 0 | 2/100 | 3/150 | 5% | 150 |
30 | Quảng Trị | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
31 | Thừa Thiên Huế | 1/50 | 0 | 2/100 | 4/200 | 7% | 200 |
V | Duyên hải Nam T. Bộ |
|
|
|
|
| |
32 | Đà Nẵng | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
33 | Quảng Nam | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
34 | Quảng Ngãi | 1/50 | 0 | 2/100 | 4/200 | 5% | 200 |
35 | Bình Định | 2/100 | 0 | 4/200 | 2/100 | 5% | 100 |
36 | Phú Yên | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
37 | Khánh Hoà | 3/150 | 0 | 4/200 | 4/200 | 5% | 200 |
VI | Tây Nguyên |
|
|
|
|
| |
38 | Kon Tum | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
39 | Gia Lai | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
40 | Đăk Lăk | 2/100 | 0 | 3/150 | 4/200 | 5% | 200 |
41 | Đăk Nông | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
42 | Lâm Đồng | 3/150 | 0 | 4/200 | 2/100 | 5% | 100 |
VII | Đông Nam Bộ |
|
|
|
|
| |
43 | Ninh Thuận | 2/100 | 0 | 4/200 | 3/150 | 5% | 150 |
44 | Bình Thuận | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
45 | TP. HCM | 1/50 | 0 | 2/100 | 3/150 | 5% | 150 |
46 | Bình Phước | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
47 | Tây Ninh | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
48 | Bình Dương | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
49 | Đồng Nai | 1/50 | 0 | 2/100 | 3/150 | 5% | 150 |
50 | Bà Rịa Vũng Tàu | 3/150 | 0 | 5/250 | 3/150 | 5% | 150 |
VIII | ĐB Sông Cửu Long |
|
|
|
|
| |
51 | Long An | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 150 |
52 | Đồng Tháp | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 150 |
53 | An Giang | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
54 | Tiền Giang | 2/100 | 0 | 4/200 | 2/100 | 5% | 100 |
55 | Vĩnh Long | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
56 | Bến Tre | 2/100 | 0 | 4/200 | 2/100 | 5% | 100 |
57 | Kiên Giang | 2/100 | 0 | 3/150 | 2/100 | 5% | 100 |
58 | Cần Thơ | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
59 | Hậu Giang | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
60 | Trà Vinh | 2/100 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
61 | Sóc Trăng | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
62 | Bạc Liêu | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
63 | Cà Mau | 1/50 | 0 | 2/100 | 2/100 | 5% | 100 |
2. Nội dung các hoạt động của Dự án 3
2.1. Hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
2.1.1. Trực tiếp tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động
Đối tượng huấn luyện:
+ Người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
+ Người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
b) Số lượng: từ 40-70 học viên/lớp;
c) Thời gian: từ 2 đến 3 ngày tùy theo Chương trình huấn luyện;
d) Nội dung huấn luyện: theo Đề cương Chương trình huấn luyện tại Phụ lục 08, Phụ lục 09 (Riêng việc tập huấn người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có thể kết hợp với nội dung hướng dẫn hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
đ) Các bước tổ chức huấn luyện cho các đối tượng mục tiêu chương trình:
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức huấn luyện bao gồm các nội dung:
+ Số lượng các lớp huấn luyện; số người được huấn luyện;
+ Thời gian huấn luyện; địa điểm huấn luyện;
+ Dự trù kinh phí hỗ trợ (kinh phí cấp từ chương trình và tính toán kinh phí đóng góp của doanh nghiệp);
+ Giảng viên huấn luyện; nội dung, chương trình, tài liệu huấn luyện.
Bước 2. Lập danh sách học viên, giảng viên, phương án huấn luyện
- Thông báo tới các doanh nghiệp, cơ sở thuộc đối tượng mời tham dự trong kế hoạch huấn luyện;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin về lớp tập huấn;
- Tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thông viên, tại các buổi hội thảo của doanh nghiệp trên địa bàn...;
- Liên hệ địa điểm đi khảo sát thực tế của lớp tập huấn;
- Tổng hợp danh sách và xây dựng phương án tổ chức lớp tập huấn cụ thể (phân công trách nhiệm bộ phận tổ chức, mời giảng viên, soạn thảo hợp đồng thuê hội trường, thuê xe đi tập huấn...).
Bước 3. Tổ chức huấn luyện và báo cáo kết quả
- Tiến hành các bước theo Chương trình huấn luyện.
- Cấp giấy chứng nhận huấn luyện.
- Tiến hành đánh giá kết quả tổ chức huấn luyện.
- Lưu đầy đủ các chương trình, giáo trình tập huấn và danh sách học viên tham gia tập huấn (danh sách học viên phải có tên, địa chỉ, số điện thoại, cơ quan của người tập huấn).
- Hàng năm, tổng hợp kết quả huấn luyện gửi Cục An toàn lao động sau khi hoàn thành các lớp huấn luyện.
2.1.2. Tham dự các lớp huấn luyện do Trung ương tổ chức, dự kiến gồm:
- Cử người tham dự lớp huấn luyện truyền thông viên nguồn (03 ngày/lớp; 40 học viên/lớp).
2.1.3. Hỗ trợ tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương
a) Đối tượng hỗ trợ: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự tổ chức huấn luyện cho người lao động thuộc đối tượng huấn luyện nêu ở Điểm a của mục 2.1 này; có đăng ký và thông báo lịch huấn luyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ giảng viên (cung cấp giảng viên, chi trả thù lao giảng bài, tiền công tác phí); hỗ trợ tài liệu huấn luyện cho các học viên (phải có danh sách người nhận tài liệu ký với các nội dung: họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác). Các khoản chi phí khác liên quan huấn luyện do doanh nghiệp, cơ sở chi trả.
c) Các bước triển khai
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức huấn luyện bao gồm các nội dung:
+ Số lượng các lớp hỗ trợ huấn luyện; số người được huấn luyện;
+ Nội dung, chương trình, tài liệu huấn luyện;
+ Thời gian, địa điểm hỗ trợ huấn luyện: theo doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ;
+ Dự trù kinh phí hỗ trợ từ chương trình; các tài liệu liên quan và huấn luyện viên (Tham khảo Phụ lục số 10).
Bước 2. Lập danh sách doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ, hoàn thiện phương án hỗ trợ huấn luyện
- Thông báo tới các doanh nghiệp, cơ sở thuộc đối tượng mời tham dự trong kế hoạch hỗ trợ huấn luyện;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin về lớp tập huấn, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp;
- Tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thông viên, tại các buổi hội thảo của doanh nghiệp trên địa bàn...;
- Tổng hợp danh sách doanh nghiệp đăng ký;
- Trao đổi trực tiếp doanh nghiệp hoàn thiện phương án tổ chức hỗ trợ (thời điểm huấn luyện; các khoản đóng góp do doanh nghiệp tự thanh toán; các khoản hỗ trợ từ Chương trình).
Nội dung thông báo hỗ trợ tập huấn phải bao gồm:
+ Những nội dung do kinh phí Chương trình hỗ trợ: chi phí Giảng viên; cung cấp tài liệu huấn luyện cho các học viên;
+ Các chi phí khác liên quan đến huấn luyện do doanh nghiệp, cơ sở tự chi trả.
Bước 3. Tổ chức hỗ trợ huấn luyện.
Bước 4. Báo cáo kết quả huấn luyện.
2.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, tư vấn cải thiện điều kiện lao động
a) Đối tượng thông tin, tuyên truyền, tư vấn
- Người lao động (bao gồm cả người nông dân); người sử dụng lao động
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
- Các cấp, các ngành quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại địa phương
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cung cấp các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (kiểm định, huấn luyện, tư vấn)
Đối tượng ưu tiên thuộc mục tiêu của chương trình:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp);
- Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Các làng nghề (bao gồm cả người có trách nhiệm quản lý nhà nước trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề);
Các ngành, nghề ưu tiên (ngành nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) thuộc mục tiêu của Chương trình:
- Khai thác than, đá, vật liệu xây dựng;
- Xây dựng;
- Sản xuất hóa chất;
- Sản xuất và gia công kim loại.
b) Nội dung thông tin, tuyên truyền, tư vấn:
- Các chủ trương, chính sách, các chế độ, văn bản pháp luật hiện hành, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn - vệ sinh lao động;
- Các kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động, các nguyên tắc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động, xử lý tình huống khẩn cấp, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, quản lý rủi ro tại nơi làm việc…;
- Tuyên dương các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; ...
c) Hình thức thông tin, tuyên truyền, tư vấn:
- Xây dựng các chuyên mục, tin, phóng sự, các thông điệp, cảnh báo chuyên đề về an toàn vệ sinh lao động... để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng thông tin điện tử...);
- Phát hành các ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, sổ tay, sách, tranh áp phích, đĩa hình...;
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ;
- Tổ chức các cuộc thi về an toàn vệ sinh lao động: thi tìm hiểu pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, thi sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, thi sáng tác tranh, áp phích, thi ảnh, thi viết, thi phóng sự, làm phim về công tác an toàn vệ sinh lao động…;
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trao đổi nhằm phổ biến thông tin về an toàn vệ sinh lao động;
- Tư vấn cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Một số hình thức tuyên truyền khác: tổ chức tư vấn pháp luật ngay tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp; thao diễn kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, tổ chức trưng bày, triển lãm về công tác an toàn vệ sinh lao động ...
(Cơ quan Trung ương sẽ cung cấp mẫu và hỗ trợ một số lượng nhất định tờ rơi, tranh áp phích, sách, đĩa hình, bản tin về an toàn vệ sinh lao động).
d. Phương pháp truyền thông, tư vấn đối với các đối tượng ưu tiên:
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: có thể áp dụng một hoặc đồng thời các hình thức truyền thông, tư vấn sau:
+ Các truyền thông viên phát ấn phẩm truyền thông cho các doanh nghiệp (theo số lượng doanh nghiệp cần được tuyên truyền nêu tại bảng 2); tập trung vào các loại tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay; Riêng các doanh nghiệp truyền thông chuyên sâu thì bảo đảm: mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ ít nhất 01 bộ tranh áp phích/năm, phát tờ rơi 6 tháng lần tới trên 50% người lao động trong doanh nghiệp, phát sổ tay tới ít nhất 10% số người lao động trực tiếp, cung cấp 01 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động với nội dung phù hợp (liên hệ Cục An toàn lao động để được cấp miễn phí);
+ Tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình tại địa bàn tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhưng không phải là làng nghề), ưu tiên nơi tập trung các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như khai thác đá, than, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng, sản xuất hóa chất, gia công kim loại;
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về cải thiện điều kiện tại nơi làm việc; hội thảo cần được tổ chức ngay tại địa bàn tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;
+ Tổ chức Hội thi về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp trong cùng một nhóm ngành, nghề (Nếu dự kiến tổ chức thì thông báo lịch và nội dung cho Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện);
+ Các truyền thông viên và cán bộ tư vấn tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động, có thể kết hợp với việc xây dựng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Dự án 1 (theo các bước hướng dẫn tại Phụ lục số 02, 03).
Lưu ý: Các truyền thông viên, cán bộ tư vấn có thể là huấn luyện viên. Vì vậy, khi triển khai cần kết hợp với các hoạt động tư vấn và huấn luyện, truyền thông để đảm bảo các mục tiêu ở bảng 2.
- Đối với các làng nghề: có thể áp dụng một hoặc đồng thời các hình thức truyền thông, tư vấn sau:
+ Tuyên truyền trên đài phát thanh xã, phường nơi có làng nghề (theo số lượng các làng nghề tuyên truyền tại bảng 2); sử dụng hoặc tham khảo nội dung tuyên truyền do Trung ương phát để đưa bản tin phù hợp; đảm bảo tần suất đưa tin hàng tháng ít nhất 4 lần tại từng làng nghề;
+ Các truyền thông viên sẽ phát ấn phẩm truyền thông, tập trung vào các loại tờ rơi, tranh áp phích và sách tranh; bảo đảm trên 50% số cơ sở trong làng nghề được phát tranh áp phích; trên 20 % số cơ sở được phát tờ rơi theo tần suất 6 tháng/lần; trên 10% số cơ sở được phát sách hướng dẫn về cải thiện điều kiện lao động, xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
+ Các truyền thông viên và cán bộ tư vấn tư vấn hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động, có thể kết hợp với việc xây dựng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề (theo các bước được hướng dẫn tại Phụ lục số 5)
3.3. Phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai một số hoạt động:
- Tổ chức các lớp huấn luyện mẫu về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
- Rà soát, xây dựng các tài liệu huấn luyện, truyền thông về công tác an toàn vệ sinh lao động; chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật và thông tin tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động tại địa phương.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
4. Hoạt động quản lý, giám sát Chương trình tại địa phương
a) Hoạt động quản lý Chương trình
- Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết trong năm (bao gồm dự thảo kế hoạch; hội thảo góp ý; thông báo kế hoạch);
- Tổ chức thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm và hoạt động triển khai;
- Tham dự Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình của năm 2015.
b) Hoạt động giám sát triển khai Chương trình tại địa phương
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của Chương trình;
- Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả;
- Tổng hợp (bao gồm các hoạt động thống kê số liệu, phân tích và lưu giữ số liệu), báo báo kết quả 6 tháng và hàng năm theo quy định.
PHỤ LỤC 01
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ QUẬN, HUYỆN, XÃ, PHƯỜNG
TT | Nội dung | Thời Iượng (tiết) | |
Quận huyện | Xã phường | ||
I | Kiểm tra nhận thức đầu vào (Đánh giá kiến thức ban đầu làm cơ sở đánh giá chất lượng lớp học) | 1 | 1 |
II | Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động | 3 | 2 |
1 | Một số khái niệm thường gặp - Bảo hộ lao động; - Điều kiện lao động - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | 0,5 | 0,5 |
2 | Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam | 1,5 | 1 |
2.1 | Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam (Mô hình hóa các lĩnh vực, nội dung chính được quy định về an toàn vệ sinh lao động) |
|
|
2.2 | Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động ở VN |
|
|
3 | Phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động | 1 | 0,5 |
III | Một số quy định cụ thể về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở (Nêu mục đích, ý nghĩa; nội dung cơ bản của các quy định) | 5 | 5 |
1 | Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở | 1 | 1 |
2 | Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động | 0,5 | 0,5 |
3 | Các chế độ bảo hộ lao động - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động - Trang cấp Phương tiện bảo vệ cá nhân - Chăm sóc sức khỏe người lao động - Quy định đối với lao động đặc thù - Các quy định đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm | 1,5 | 1,5 |
4 | Công tác khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (Quy trình, trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm) | 0,5 | 0,5 |
5 | Khen thưởng, kỷ luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động | 0,5 | 0,5 |
6 | Thảo luận | 1 | 1 |
III | Một số kỹ năng, nghiệp vụ triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động | 13,5 | 6,5 |
1 | Tổ chức thông tin, tuyên truyền - Cung cấp kỹ năng cơ bản truyền đạt thông tin - Giới thiệu cụ thể một số biện pháp truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; Panô, tranh áp phích, tờ rơi; hội thảo, tọa đàm, thảo luận nhóm... - Tham gia và tổ chức các sự kiện truyền thông: tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, hội thi an toàn vệ sinh lao động ... | 1 | 1 |
2 | Tổ chức huấn luyện | 0,5 | 0 |
3 | Kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở | 2 | 1 |
4 | Cải thiện điều kiện làm việc tại cơ sở - Nêu rõ quy trình cải thiện điều kiện làm việc từ khâu nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại; đánh giá nguy cơ, đề xuất cải thiện; lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện - Giới thiệu một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp giáo dục hành động: Wind, Wise, Wiscon... (Giảng viên chọn một trong các phương pháp cho phù hợp với đối tượng huấn luyện) | 6 | 4,5 |
5 | Thực tế | 4 | 0 |
V | Kiểm tra cuối giờ | 1,5 | 1,5 |
| Tổng số | 24 | 16 |
Ghi chú:
- Một tiết = 45 phút = 1 giờ học tập; một ngày học không quá 8 tiết
- Trường hợp tổ chức huấn luyện cả cán bộ quận, huyện, phường, xã trong một lớp thì áp dụng Chương trình 16 tiết.
PHỤ LỤC 02
NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Trên cơ sở các chỉ tiêu nêu tại bảng 1, kết hợp chỉ tiêu về doanh nghiệp, làng nghề tại bảng 2, xác định mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (xác định số lượng, ngành nghề kinh doanh, địa bàn cần tập trung). Sau đó tiến hành các bước sau:
Bước 1: Tổ chức các lớp huấn luyện về xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Chuẩn bị nội dung trước khi tập huấn:
Trước khi tập huấn căn cứ vào mục tiêu xác định cụ thể các nội dung sau:
- Đối tượng huấn luyện: dự kiến huấn luyện theo chuyên ngành, theo địa bàn hay huấn luyện chung nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành;
- Dự kiến địa điểm huấn luyện;
- Số lớp cần huấn luyện tương ứng với kinh phí;
- Chương trình tập huấn (tham khảo Phụ lục 03): Thời gian: 03 ngày/lớp; số lượng: 40 - 70 học viên /lớp;
- Bài kiểm tra ban đầu (Phiếu đánh giá nhận thức và sơ bộ thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp);
- Dự kiến số doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chuyên sâu và nội dung dự kiến hỗ trợ;
- Kế hoạch mời học viên; nội dung quảng bá về lớp tập huấn và về kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động; kênh thông tin dự kiến;
- Xác định danh sách các chuyên gia tư vấn hoặc do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tự thực hiện, dự kiến công chuyên gia trong tổng kinh phí (Tham khảo Phụ lục 05)
1.2. Lập danh sách học viên và thông tin về kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp
- Thông báo tới các doanh nghiệp thuộc đối tượng mời tham dự trong kế hoạch (Mỗi doanh nghiệp cử 02 người là đại diện người sử dụng lao động và cán bộ an toàn);
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin về lớp tập huấn, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
- Tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thông viên, các buổi họp chuyên môn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, các hội thảo;
- Tổng hợp danh sách học viên, mời giảng viên, dự kiến chuyên gia tư vấn
- Cụ thể lịch tập huấn: Lựa chọn địa điểm, thời gian tổ chức; hoàn thiện tài liệu, chương trình tập huấn; phân công người đưa đón giảng viên, ban tổ chức;...
- Liên hệ địa điểm đi khảo sát thực tế của lớp tập huấn (nếu có)
1.3. Tổ chức tập huấn
1.3.1. Những nội dung cơ bản phải trình bày tại lớp học:
a) Giới thiệu mô hình quản lý và các nội dung liên quan:
- Phổ biến ý nghĩa, lợi ích việc áp dụng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động.
- Giới thiệu mô hình tổng quát;
- Các bước để xây dựng mô hình;
- Một số phương pháp phòng ngừa nguy cơ, rủi ro nghề nghiệp.
b) Những lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia hỗ trợ:
- Được hỗ trợ kỹ thuật: tư vấn, hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (tư vấn miễn phí; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cung cấp danh sách chuyên gia tư vấn cần liên hệ);
- Có trách nhiệm đánh giá ban đầu và báo cáo kết quả (chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ các mẫu báo cáo và tổng hợp thông tin để báo cáo).
c) Lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp được hỗ trợ điểm để làm mẫu (hỗ trợ chuyên sâu):
- Được hỗ trợ kỹ thuật: tư vấn, hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (mỗi năm sẽ có ít nhất 03 lần chuyên gia đến tư vấn tại chỗ, mỗi lần 01 - 03 ngày);
- Được hỗ trợ bằng vật chất (xây dựng góc bảo hộ lao động, trang cấp phương tiện bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy...);
- Có trách nhiệm: Thực hiện các báo cáo đánh giá ban đầu, đánh giá quá trình và kết quả; tiến hành cải thiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động (doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí ngoài chi phí được hỗ trợ trong điều kiện và năng lực cho phép).
Lưu ý: Trường hợp thuê chuyên gia thì cần giao trách nhiệm cho chuyên gia liên hệ với các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng cần hỗ trợ xây dựng để lập kế hoạch hỗ trợ.
1.3.2. Những nhiệm vụ tiến hành khi kết thúc lớp tập huấn
- Đánh giá chất lượng lớp tập huấn: nhận thức của chủ cơ sở/doanh nghiệp qua số lượng cơ sở/doanh nghiệp đăng ký tham gia áp dụng hệ thống quản lý.
- Lập danh sách doanh nghiệp đăng ký được hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động; từ danh sách đăng ký lựa chọn doanh nghiệp hỗ trợ chuyên sâu với các thông tin ban đầu (quy mô, ngành nghề kinh doanh, nhưng vướng mắc cơ bản về công tác an toàn vệ sinh lao động) để triển khai hợp tác.
Bước 2. Triển khai hỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp
2.1. Lập kế hoạch tư vấn
- Tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ tư vấn từ các lớp tập huấn, từ kết quả truyền thông (doanh nghiệp tự đăng ký); rà soát lại danh sách doanh nghiệp được chọn hỗ trợ chuyên sâu.
- Lựa chọn chuyên gia, cán bộ, công chức có năng lực phù hợp với các doanh nghiệp dự kiến tư vấn, hỗ trợ.
- Xác định nhiệm vụ cho các chuyên gia tư vấn. Tinh công tư vấn
2.2. Triển khai tư vấn đối với các doanh nghiệp tư vấn
- Đánh giá ban đầu về các đối tượng đăng ký tư vấn (phát phiếu khảo sát sơ bộ về công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp)
- Định kỳ tư vấn trực tiếp doanh nghiệp: chuyên gia trực tiếp hướng dẫn tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ tư vấn (có thể tư vấn qua điện thoại, thư, công văn ...) (01 ngày/3doanh nghiệp x 3 lần).
2.3. Hỗ trợ chuyên sâu các doanh nghiệp được chọn làm điểm
2.3.1. Thảo luận ban đầu và ký bản nguyên tắc hợp tác
a) Lập lịch làm việc, gửi phiếu đánh giá ban đầu, trực tiếp đến doanh nghiệp khảo sát.
b) Thảo luận sơ bộ về nội dung cam kết:
- Phân tích đánh giá ban đầu về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở và thảo luận mô hình mà doanh nghiệp hướng tới để thực hiện.
- Ký biên bản nguyên tắc:
(1) Những nội dung dự kiến được hỗ trợ;
(2) Những nội dung doanh nghiệp phải thực hiện.
(c) Tập huấn định hướng và ký cam kết
- Xác định những yêu cầu của lớp tập huấn:
(1) Số lớp tương ứng số doanh nghiệp chuyên sâu: 1 lớp/doanh nghiệp, thời gian không quá 1 ngày/lớp.
(2) Đối tượng: đại diện các phòng, ban và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
(3) Chương trình tập huấn: Mục đích, ý nghĩa và những nội dung cơ bản hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động áp dụng cho doanh nghiệp
(4) Mục tiêu/sản phẩm: Đề xuất và thống nhất phương án xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp dựa trên kết quả tập huấn
- Tiến hành kiểm tra ban đầu về nhận thức của từng người
- Điều chỉnh bản cam kết nguyên tắc, chính thức xác lập cam kết, ước tính tổng mức đầu tư, xác định mức hỗ trợ kinh phí từ Chương trình (tối đa là 30 triệu) tương ứng với mức kinh phí do doanh nghiệp chi trả (tham khảo Bảng 2.1)
Lưu ý: bước b và c sẽ tiến hành trong cùng một đợt công tác
Bảng 2.1. Mức hỗ trợ từ Chương trình và đóng góp của doanh nghiệp
TT | Mức hỗ trợ của Chương trình (Triệu đồng) | Đóng góp của doanh nghiệp (Triệu đồng) |
| TT | Mức hỗ trợ của Chương trình (Triệu đồng) | Đóng góp của doanh nghiệp (Triệu đồng) |
1 | 5 | 0 |
| 14 | 18 | 24 |
2 | 6 | 1 |
| 15 | 19 | 27 |
3 | 7 | 2 |
| 16 | 20 | 30 |
4 | 8 | 3 |
| 17 | 21 | 34 |
5 | 9 | 4 |
| 18 | 22 | 38 |
6 | 10 | 5 |
| 19 | 23 | 42 |
7 | 11 | 7 |
| 20 | 24 | 46 |
8 | 12 | 9 |
| 21 | 25 | 50 |
9 | 13 | 11 |
| 22 | 26 | 55 |
10 | 14 | 13 |
| 23 | 27 | 60 |
11 | 15 | 15 |
| 24 | 28 | 65 |
12 | 16 | 18 |
| 25 | 29 | 70 |
13 | 17 | 21 |
| 26 | 30 | 75 |
2.3.2. Triển khai các hoạt động theo cam kết hợp tác
a) Huấn luyện lần hai cho người sử dụng lao động, người lao động của doanh nghiệp.
- Nội dung: hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (đã điều chỉnh cụ thể các nội dung để phù hợp nhất với doanh nghiệp)
- Đối tượng tham dự: Người sử dụng lao động, người lao động và đại diện phòng, ban;
- Sản phẩm/mục tiêu: nắm bắt vai trò của từng người và các nhân tố trong hệ thống; thảo luận kỹ các bước xây dựng hệ thống quản lý và việc cải thiện điều kiện lao động (01 lớp/doanh nghiệp);
b) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình; tư vấn về thành lập bộ máy tổ chức, lập kế hoạch, xây dựng nội quy;...
c) Hỗ trợ bằng hiện vật theo cam kết về một số nội dung: xây dựng góc bảo hộ lao động; trang bị phương tiện bảo hộ lao động; phòng cháy chữa cháy, bảng nội quy lao động...;
Danh mục tài liệu (mỗi loại 03-quyển) bao gồm:
- Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
- Tài liệu hướng dẫn chung hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)
- Tài liệu huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ an toàn vệ sinh lao động
- Tài liệu huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động
- Các sổ tay an toàn lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm;
- Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Các tài liệu khác có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp
d) Định kỳ tư vấn và giám sát việc thực hiện (mỗi năm chuyên gia tư vấn đến doanh nghiệp ít nhất 03 lần, mỗi lần từ 01 - 03 ngày) (tham khảo Phụ lục 5).
Bước 3. Giám sát và đánh giá
3.1. Xác định và lựa chọn phương án giám sát, đánh giá
a) Hệ thống giám sát và đánh giá ở địa phương gồm:
- Tự giám sát, đánh giá của các cán bộ tư vấn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thuê giám sát, đánh giá độc lập của các tổ chức tư vấn (chỉ áp dụng các mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trọng điểm có sự tham gia của các cơ quan Trung ương);
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm phát huy việc giám sát, đánh giá từ đối tượng thụ hưởng Chương trình (người sử dụng lao động, người lao động).
b) Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm:
- Hoạt động thống kê, báo cáo (theo dõi việc thực hiện từng doanh nghiệp từ doanh nghiệp và cán bộ tư vấn);
- Hoạt động kiểm tra (giám sát việc thực hiện hoạt động từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Hoạt động điều tra, khảo sát (thu thập số liệu từ cán bộ tư vấn và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội).
c) Nội dung các báo cáo giám sát phải cung cấp được các thông tin sau:
- Các phản hồi về công tác an toàn vệ sinh lao động;
- Các thông tin đã xác nhận quá trình triển khai tổ chức thực hiện hệ thống quản lý theo các bước đã được hướng dẫn;
- Các số liệu về tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật và sự cố liên quan đến công việc;
- Các thiệt hại xảy ra;
- Các hạn chế, khiếm khuyết về mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động.
d) Các bước xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá:
(1) Lựa chọn cán bộ đánh giá, giám sát đủ năng lực (có thể là cán bộ tư vấn luôn trong một số công việc);
(2) Xây dựng công cụ giám sát đánh giá, nguyên tắc đánh giá;
(3) Căn cứ theo quy mô, tính chất hoạt động và các mục tiêu an toàn vệ sinh lao động để xác định phương pháp giám sát: giám sát trực tiếp/ gián tiếp;
(4) Lập lịch trình đánh giá.
3.2. Triển khai hoạt động giám sát, đánh giá
- Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá và viết báo cáo kết quả từ cán bộ tư vấn (bao gồm các doanh nghiệp đăng ký được hướng dẫn và các doanh nghiệp điểm);
- Tổ chức các hoạt động đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về các nội dung trên và đánh giá hiệu quả triển khai công việc của cán bộ tư vấn. Lập bảng tổng hợp kết quả.
Bảng 2.2. Tổng hợp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả Chương trình
TT | Tên doanh nghiệp | Kết quả |
1 | Doanh nghiệp A - Địa chỉ - Điện thoại - Fax | - Triển khai các nội dung của hệ thống: + Thay đổi bộ máy quản lý (thành lập phòng, ban, bố trí nhân sự..) + Xây dựng và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động; + Giám sát, đánh giá những yếu tố nguy hiểm có hại; + Xây dựng và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động + Triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động + Quản lý hồ sơ + Thống kê, báo cáo … - Kết quả: + Giảm số vụ tai nạn lao động + Xác định và phân loại sức khỏe người lao động + Giảm thiệt hại do tai nạn lao động … |
2 | Doanh nghiệp B |
|
3.3. Hội thảo và báo cáo kết quả
- Tổ chức hội thảo tại cấp địa phương về kết quả; tham gia các hội thảo do Trung ương tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp;
- Tổng hợp kết quả, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (bao gồm cả đề xuất các giải pháp hoàn thiện; đề nghị cấp chứng nhận đạt yêu cầu chuẩn cho các doanh nghiệp);
- Trên cơ sở đề xuất của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức hội thảo, thuê các chuyên gia tư vấn đánh giá điểm các doanh nghiệp và cấp chứng nhận.
PHỤ LỤC 03
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN XÂY DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
STT | Nội dung | Thời lượng (tiết) | |
Huấn luyện tại Bước 1 | Tập huấn trực tiếp tại doanh nghiệp | ||
I | Kiểm tra đánh giá kiến thức và việc thực hiện quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp | 1 | 0 |
II | Tổng quan về hệ thống quản an toàn - vệ sinh lao động | 3 | 1 |
1 | Quan điểm về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động |
| 0 |
2 | Giới thiệu hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO |
| 0 |
3 | Các quy định liên quan tổ chức quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp của Việt Nam |
| 1 (Giới thiệu quy định phù hợp với doanh nghiệp) |
4 | Giới thiệu các bước xây dựng hệ thống quản lý |
| 0 |
III | Hướng dẫn chi tiết các biện pháp xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động. | 12 | 6 |
1 | Bước 1: Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động - Tự đánh giá kết quả tình hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp - Dự kiến mục tiêu (theo quy định của pháp luật, theo định hướng quản lý...) - Tự đánh giá năng lực thực hiện các mục tiêu; điều chỉnh mục tiêu, đưa vào các quy định chung của doanh nghiệp (nội quy, thỏa ước lao động tập thể ...) hoặc xây dựng các bản cam kết về công tác an toàn vệ sinh lao động... - Cụ thể mục tiêu, xác định nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu | 2 | 1 |
2 | Bước 2. Xây dựng bộ máy tổ chức làm công tác an toàn vệ sinh lao động - Xác định yêu cầu về tổ chức bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động so với mục tiêu, nhiệm vụ; - Đánh giá về tổ chức bộ máy hiện có làm công tác an toàn vệ sinh lao động, so sánh sự phù hợp với yêu cầu đặt ra; - Định hướng xây dựng bộ máy và phân công trách nhiệm (vừa phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của doanh nghiệp). | 2 | 1 |
3 | Bước 3: Xây dựng và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động -Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch - Xác định nội dung kế hoạch + Những kỹ năng cơ bản để xác định các nội dung trong xây dựng kế hoạch + Xây dựng nội dung, tiến độ triển khai - Phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch - Triển khai kế hoạch + Những nhiệm vụ có thể thực hiện ngay: Nội quy, quy trình + Những công việc đầu tư, cải thiện ... | 3 | 2 |
4 | Bước 4: Đánh giá và hoàn thiện việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động - Kỹ năng tự kiểm tra công tác về an toàn vệ sinh lao động - Kỹ năng phân tích, đánh giá số liệu | 3 | 1 |
5 | Bước 5: Đề xuất các phương án hoàn thiện mô hình quản lý - Đề xuất phương án - Lựa chọn phương án tối ưu | 2 | 1 |
IV | Giới thiệu một số phương pháp phòng ngừa nguy cơ, rủi ro nghề nghiệp | 4 | 2 |
1 | Nhận biết và đánh giá rủi ro |
|
|
2 | Các biện pháp kỹ thuật loại trừ trừ các nguy cơ |
|
|
3 | Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân |
|
|
4 | Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp wise |
|
|
5 | Giới thiệu và hướng dẫn một số mẫu biểu cơ bản để thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp - Mẫu tự đánh giá công tác an toàn vệ sinh lao động - Mẫu nội quy, quy trình lao động - Mẫu tự kiểm tra: hàng ngày, định kỳ - Mẫu biểu đánh giá, phân tích công tác an toàn - vệ sinh lao động - Mẫu sổ thống kê công tác an toàn vệ sinh lao động - Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Mẫu sổ thống kê máy, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động - Mẫu biên bản làm thêm giờ - Mẫu hồ sơ vệ sinh lao động - Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe |
|
|
V | Đi thực tế | 4 | 0 |
| Tổng số | 24 | 8 |
PHỤ LỤC 04
NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
Bước 1. Xây dựng mục tiêu và phương án
1.1. Xác định những thông tin cần thu thập
- Thực trạng quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề của cơ quan quản lý nhà nước các cấp (Tổ chức nào, cơ chế quản lý, nội dung quản lý, công cụ quản lý...)
- Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề (hệ thống văn bản quản lý, tổ chức bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động, triển khai thực hiện các nội dung công tác an toàn vệ sinh lao động như tuyên truyền vận động, cải thiện điều kiện lao động...)
- Nhận thức về vai trò công tác an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề...
Lưu ý: Các mô hình làng nghề hiện phổ biến 3 dạng
a) Mô hình 1: Mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề có cụm công nghiệp làng nghề
b) Mô hình 2: Mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề chưa có cụm công nghiệp - các hộ sản xuất nằm rải rác
c) Mô hình 3: Tổng hợp với các làng nghề có cụm và tỷ lệ xen cư cao
1.2. Xây dựng phiếu điều tra/ lập bảng hỏi
a) Đánh giá thông tin có sẵn so với nhu cầu thông tin.
b) Xây dựng phiếu và phương án khảo sát.
1.3. Khảo sát thực tế
1.4. Xây dựng mục tiêu và phương án triển khai
- Đánh giá, phân tích kết quả thu thập về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động làng nghề, vấn đề quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, nhận thức của cấp quản lý, cơ sở.
- Xây dựng mục tiêu:
i) Đối với cấp quản lý: Thúc đẩy việc thực hiện và đưa hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động vào trong công tác quản lý của các làng nghề; Từng bước kiện toàn hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề.
ii) Đối với cấp cơ sở/doanh nghiệp: định lượng số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng mô hình. Phân bố theo quy mô, loại hình (số lượng doanh nghiệp/ cơ sở ở mỗi làng nghề).
Bước 2. Triển khai áp dụng
2.1. Triển khai áp dụng đối với việc quản lý an toàn vệ sinh lao động tại làng nghề
2.2. Triển khai với các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề
Trên cơ sở cam kết với xã và mục tiêu đề xuất triển khai các bước sau:
2.2.1. Tổ chức tập huấn chung cho các doanh nghiệp, cơ sở.
Phối hợp với xã/ phường lựa chọn địa điểm, thời gian tập huấn thích hợp.
a) Chuẩn bị nội dung tập huấn:
Trước khi tập huấn căn cứ vào mục tiêu xác định các cụ thể các nội dung sau:
+ Số lớp
+ Đối tượng và số lượng
+ Chương trình tập huấn
+ Bài kiểm tra ban đầu
+ Kế hoạch lựa chọn số doanh nghiệp, cơ sở thực hiện hỗ trợ chuyên sâu
+ Nội dung quảng bá về lớp tập huấn
b) Phối hợp với xã đưa tin về lớp tập huấn, ý nghĩa của việc tập huấn; Tuyên truyền vận động thông qua hệ thống truyền thông, các buổi họp của thôn/ tổ.
c) Tổ chức tập huấn giới thiệu mô hình quản lý cho cán bộ xã/ phường, thôn/ tổ, các doanh nghiệp/ cơ sở.
Cuối buổi học: Đánh giá chất lượng lớp tập huấn: nhận thức của chủ cơ sở/ doanh nghiệp qua số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng mô hình quản lý.
2.2.2. Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp.
a) Lập danh sách hỗ trợ
- Phổ biến các điều kiện hỗ trợ áp dụng mô hình trên phương tiện của xã
- Phổ biến nội dung bản cam kết áp dụng với các doanh nghiệp đăng ký thực hiện
- Xác định tên doanh nghiệp/ cơ sở tham gia áp dụng.
b) Thảo luận ban đầu về ký bản nguyên tắc hợp tác
- Lập lịch làm việc, gửi phiếu đánh giá ban đầu, trực tiếp đến cơ sở khảo sát.
- Thảo luận sơ bộ về nội dung cam kết (có sự chứng kiến quản lý cấp xã):
c) Tập huấn định hướng và ký cam kết
- Xác định những yêu cầu của lớp tập huấn:
+ Số lớp
+ Đối tượng và số lượng
+ Chương trình tập huấn (lưu ý sản phẩm cuối cùng là hướng tới xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động)
+ Bài kiểm tra ban đầu về nhận thức của từng người trong cơ sở
+ Đề xuất phương án xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở
- Điều chỉnh bản cam kết nguyên tắc, chính thức xác lập cam kết.
d) Triển khai các hoạt động theo cam kết hợp tác
- Huấn luyện lần hai cho người sử dụng lao động, người lao động của doanh nghiệp: thảo luận chuyên sâu hơn về các vướng mắc hệ thống quản lý và việc cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình; tư vấn về thành lập bộ máy tổ chức, lập kế hoạch, xây dựng nội quy):
- Hỗ trợ bằng hiện vật theo cam kết một số nội dung: xây dựng góc bảo hộ lao động; trang bị phương tiện bảo hộ lao động; phòng cháy chữa cháy...
Bước 3. Giám sát và đánh giá
3.1. Tổ chức các hoạt động giám sát và đánh giá
a) Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện các nội dung cam kết, các kết quả đã đạt được về cải thiện điều kiện lao động, xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (có thể ký và thuê các cán bộ xã phường giúp cho việc giám sát và theo dõi này)
b) Tổ chức hoạt động đánh giá kết quả và hiệu quả của việc áp dụng mô hình (sử dụng bảng hỏi kết hợp phiếu chấm điểm).
c) Xây dựng báo cáo đánh giá
Kết quả giám sát (Báo cáo giám sát) phải cung cấp được các thông tin sau:
+ Các phản hồi về công tác an toàn vệ sinh lao động.
+ Các thông tin đã xác nhận quá trình triển khai tổ chức thực hiện mô hình quản lý theo các bước đã được hướng dẫn.
+ Các số liệu về tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật và sự cố liên quan đến công việc.
+ Các thiệt hại xảy ra.
+ Các hạn chế, khiếm khuyết về mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động.
d) Tổng hợp các báo cáo giám sát, đánh giá trên địa phương triển khai.
3.2. Hội thảo và báo cáo kết quả
- Tổ chức các buổi thảo luận chuyên gia và các bộ tư vấn, doanh nghiệp thụ hưởng về kết quả.
- Hội thảo chuyên đề theo khu vực làng nghề và các làng nghề để chia sẻ kinh nghiệm.
- Báo cáo tổng hợp kết quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, triển khai mở rộng.
PHỤ LỤC 05
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÀ CÁCH TÍNH CÔNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN
1. Nguyên tắc chung
- Chuyên gia tư vấn là những người phải có trình độ đại học trở lên, có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
- Các chuyên gia được xác định theo phương pháp tính điểm chia làm 4 cấp độ từ 1 đến IV (riêng chuyên gia cấp V không đề cập đến trong tài liệu hướng dẫn này).
2. Xác định cấp độ chuyên gia
2.1. Tính điểm theo thâm niên công tác trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và trình độ đào tạo (A)
TT | Số năm công tác trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động | Trình độ đào tạo | |
Sau đại học | Đại học | ||
1 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | 2 | 1 |
2 | Từ 3 năm đến dưới 5 năm | 3 | 2 |
3 | Từ 5 năm đến dưới 8 năm | 4 | 3 |
4 | Từ 8 năm đến dưới 10 năm | 5 | 4 |
5 | Từ 10 năm đến dưới 15 năm | 6 | 5 |
6 | Trên 15 năm | 6 | 6 |
2.2. Tính điểm theo chuyên ngành được đào tạo với lĩnh vực tư vấn (B)
TT | Số năm công tác trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động | Chuyên ngành đào tạo (cấp đại học trở lên) phù hợp lĩnh vực, ngành nghề tư vấn |
1 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | 2 |
2 | Từ 3 năm đến dưới 10 năm | 3 |
3 | Trên 10 năm | 4 |
2.3. Tính điểm theo văn bằng, chứng chỉ và kinh nghiệm khác có liên quan
(C = c1 + c2 + c3 + c4)
TT | Chỉ tiêu | Điểm |
c1 | Đã có văn bằng, chứng chỉ liên quan đánh giá hệ thống quản lý, hoặc đánh giá các tiêu chuẩn quản lý (như: OHSAS 18001, ISO 9000, ISO 14.000, SA 8000...) | 1 |
c2 | Đã tham gia làm chuyên gia và ký đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đạt Hệ thống quản lý hoặc tiêu chuẩn quản lý quốc tế cho bất kỳ 1 doanh nghiệp nào. | 2 |
2.4. Xác định mức điểm tổng hợp và cấp độ của Chuyên gia tư vấn:
Tổng điểm kinh nghiệm của Chuyên gia tư vấn được xác định theo công thức D= A+B+C
TT | Cấp độ chuyên gia tư vấn | Điểm (A+B+C) |
1 | I | Từ 3 đến 5 |
2 | II | Từ 6 đến 9 |
3 | III | Từ 10 đến 11 |
4 | IV | Trên 11 |
3. Tính công tư vấn
Cấp độ chuyên gia tư vấn | Đơn giá (đồng/ngày) |
I | 245,000 |
II | 490,000 |
III | 950,000 |
IV | 1,225,000 |
(Các mức chi chuyên gia tư vấn trên là mức chi trọn gói, bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại thuế theo quy định hiện hành
4. Định biên số ngày công tư vấn trong xây dựng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động
TT | Nhiệm vụ tư vấn | Số ngày công tối đa trên 1 doanh nghiệp | Số lần thực hiện trong năm |
a | B | c | d |
I | Doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ tư vấn |
|
|
1 | Đánh giá ban đầu | 1/2 | 1 |
2 | Tư vấn định kỳ | 1 | 3 |
3 | Đánh giá | 1/2 | 2 |
II | Doanh nghiệp hỗ trợ chuyên sâu |
|
|
1 | Thảo luận ban đầu về ký bản nguyên tắc hợp tác | 4 | 1 |
2 | Triển khai các hoạt động theo cam kết hợp tác |
|
|
2.1 | Huấn luyện | 1 | 1 |
2.2 | Tư vấn, hỗ trợ DN xây dựng | 2 - 3 | 1 |
2.3 | Giám sát định kỳ việc thực hiện | 1- 1,5 | 5 |
2.4 | Đánh giá kết quả | 1-2 | 1 |
|
|
|
|
Ghi chú Số ngày công tối đa áp dụng khi tư vấn các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động: khai khoáng, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất.
Ví dụ: Có 300 doanh nghiệp đăng ký, nhưng rà soát năng lực chỉ đạt 100 doanh nghiệp khai thác đá cần hướng dẫn áp dụng hiệu quả, 5 doanh nghiệp hỗ trợ điểm hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, thì số ngày công sẽ là:
100 x (1/2 x 1 + 1 x 2 + 1/2 x 2) + 5 x (4 x 1 + 1 x 1 + 3 x 1 + 1,5 x 5 + 2 x 1) = 350 + 87,5 = 437,5
PHỤ LỤC 06
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH THÔNG TIN VỀ TỬ VONG DO TAI NẠN LAO ĐỘNG
I. Thông tin hành chính về địa điểm điều tra:
1. Xã/phường: ………………………………………………………………………………………….
2. Quận/Huyện/Tp: …………………………………………………………………………………….
3. Tỉnh: …………………………………………………………………………………………………..
4. Họ tên người trả lời: …………………………………………………………………………………
5. Địa chỉ cư trú: Số nhà/thôn phố …………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
6. Quan hệ với người bị tử vong do TNLĐ (đánh dấu vào ô phù hợp nhất):
(1) Chủ hộ gia đình: [ ] (2) Vợ, con cái [ ]
(3) Bố mẹ [ ] (4) Anh chị em ruột [ ]
(5) Người thân (cô chú, ông bà, ...) [ ]
II. Thông tin nạn nhân:
1. Họ và tên ………………………………………………………….. Năm sinh:…………………….
2. Giới tính: Nam [ ] ; Nữ [ ]
3. Trình độ: (đánh dấu vào trình độ cao nhất)
(1) Chưa học qua bất kỳ trường nào [ ] (2) Tốt nghiệp tiểu học (Cấp 1): [ ] (3) Tốt nghiệp THCS (Cấp 2): [ ] (4) Tốt nghiệp THPT (Cấp 3): [ ] | (5) Tốt nghiệp trường dạy nghề [ ] Bậc thợ: ………………………….. (6) Tốt nghiệp đại học, cao đẳng [ ] (7) Trên đại học [ ] |
4. Chuyên ngành/nghề được đào tạo: …………………………………………………………….
5. Nghề nghiệp khi bị nạn: ……………………………………………………………………………
* Thuộc nhóm nào sau đây:
Nhân viên văn phòng Bộ đội, công an Nông dân Lao động tự do Lái, phụ xe Không rõ | [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] | Thợ thủ công (nghề thủ công, mỹ nghệ) Thợ xây, phụ hồ ... (CN xây dựng) Công nhân khai thác than Công nhân khai thác đá CN khai thác vật liệu xây dựng (cát, sỏi ...) Khác | [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] |
6. Thu nhập trước khi bị tai nạn: ………………………………………………………………………
7. Tham gia hình thức bảo hiểm nào (khoanh vào các ô phù hợp)
(1) Tham gia BHXH [ ] (2) Mua BHYT [ ] 3). Mua bảo hiểm thân thể [ ]
4) Khác (ghi rõ) [ ] ……………………………
III. Thông tin về tai nạn lao động
1. Tai nạn xảy ra khi đang làm cho ai:
(1) Làm thuê cho doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh, cho người thân trong gia đình.... [ ]
(2) Không làm cho ai [ ]
Nếu làm thuê xin trả lời các câu hỏi sau đây
1.1. Hình thức giao kết hợp đồng lao động (đánh dấu vào ô duy nhất):
(1) Ký hợp đồng thời vụ và ngắn hạn [ ]
(2) Hợp đồng dài hạn [ ]
(3) Làm công theo ngày và không ký hợp đồng [ ]
1.2. Tên cơ sở làm thuê khi bị nạn (nếu có): ……………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cơ sở (tỉnh/thành): ……………………………………………………………………………
1.3. Loại hình hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở làm thuê:
(1) Công ty nhà nước | [ ] | (7) doanh nghiệp tư nhân | [ ] |
(2) Công ty TNHH 01 thành viên; | [ ] | (8) Công ty liên doanh | [ ] |
(3) Công ty cổ phần tư nhân; | [ ] | (9) Hợp tác xã; | [ ] |
(4) Công ty trách nhiệm hữu hạn | [ ] | (10) Công ty hợp danh | [ ] |
(5) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài | [ ] | (11) Hộ gia đình kinh doanh | [ ] |
(6) Cơ quan hành chính, sự nghiệp | [ ] | (12) Khác, cụ thể: ………………… |
|
1.4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở làm thuê:
(1) Sản xuất kim loại | [ ] | (7) Sản xuất điện và điện tử. | [ ] |
(2) Chế tạo thiết bị | [ ] | (8) Sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng. | [ ] |
(3) Sản xuất Hóa chất | [ ] | 9) Sản xuất hàng Dệt - may | [ ] |
(4) Khai khoáng | [ ] | (10) Chế biến nông, hải sản, thực phẩm. | [ ] |
(5) Xây dựng. | [ ] | (11) Nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp. | [ ] |
(6) Sản xuất Giầy da. | [ ] | (12) Khác (Cụ thể): ……………………….. | [ ] |
2. Thời gian xảy ra tai nạn lao động:
(1) Ngoài thời gian làm việc [ ] (2) Đang trong giờ làm việc [ ]
(3) Năm xảy ra tai nạn [ ]
3. Địa điểm xảy ra tai nạn:
(1) Tại công trường [ ] (3) Trên đường đi đến và về nơi làm việc [ ]
(2) Tại nơi làm việc [ ] (4) Khác (ghi rõ): ………………………………………………
(5) Tỉnh/Thành phố nơi xảy ra TNLĐ: ……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
4. Tai nạn do ai gây ra
(1) Do bản thân gây ra trong quá trình làm việc [ ]
(2) Do người làm cùng cơ quan hoặc cùng nơi làm việc gây ra [ ]
(3) Người khác (không thuộc 02 nhóm trên) [ ]
5. Công việc đang tiến hành khi xảy ra tai nạn lao động
1. Mô tả nghề/ công việc để xảy ra tai nạn: ………………………………………………..
2. Nếu tai nạn do bản thân gây ra thì cho biết
a) Biết nghề là do tự học [ ]
b) Nghề được đào tạo qua trường, lớp [ ]
c) Số năm làm nghề, công việc trên: ……………………………..
6. Yếu tố trực tiếp gây tai nạn
(1) Do nhiệt (2) Do điện (3) Do hóa chất (4) Do vật rơi, văng bắn | [ ] [ ] [ ] [ ] | (5) Ngã lừ trên cao (dàn giáo, thiết bị bảo hộ) (6) Do sập hầm lò hoặc bị vùi lấp (7) Do thiên tai, thảm họa (8) Do tai nạn giao thông | [ ] [ ] [ ] [ ] |
(9) Do máy móc công, nông nghiệp (cán, cuốn, kẹp …), cụ thể (tên máy và nguyên nhân): ……
………………………………………………………………………………………………………………
(10) Khác, cụ thể: …………………………………………………………………………………………
7. Bộ phận bị thương:
(1) Đầu, mặt, cổ (2) Thân mình (3) Tứ chi | [ ] [ ] [ ] | (4) Đa chấn thương (5) Ngoài da (6) Khác ……………………………… | [ ] [ ] [ ] |
8 . Cơ chế thương tích:
(1) Chấn thương kín | [ ] | (3) Cả 1 và 2 | [ ] |
(2) Vết thương phần mềm | [ ] | (4) Khác ……………………………… |
|
9 . Thời gian tử vong sau khi TNLĐ xảy
(1) Trong vòng 1 giờ đầu sau tai nạn | [ ] | (4) Trong vòng 1 tuần sau tai nạn | [ ] |
(2) Trong vòng 1 ngày (24 giờ) sau tai nạn | [ ] | (5) Trong vòng 1 tháng sau tai nạn | [ ] |
(3) Trong vòng 3 ngày sau tai nạn | [ ] | (6) Hơn 1 tháng sau tai nạn | [ ] |
10. Địa điểm tử vong:
(1) Tại nơi xảy ra TNLĐ | [ ] | (3) Tại bệnh viện điều trị | [ ] |
(2) Trên đường đến bệnh viện | [ ] | (4) Gia đình xin đưa về chết tại nhà | [ ] |
(5) Khác: …………………………………………………………………………………………. |
11. Nguồn chi phí điều trị, ma chay:
(đánh dấu vào ô phù hợp và điền số tiền tương ứng, nếu nhớ)
(1) Gia đình tự bỏ ra: [ ] ………………………………………..đồng
(2) Được hỗ trợ một phần từ người gây ra tai nạn: [ ] ……………………………………….đồng
(3) Được nơi sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ chi phí: [ ] …………………………………..đồng
(4) Khác, cụ thể là ……………………………………….; …………………………………….. đồng
(5) Ước tính tổng chi phí do tai nạn: …………………………………………………………….đồng
Cảm ơn gia đình đã dành thời gian cung cấp thông tin!
Điều tra viên | Ngày tháng năm 2015 |
PHỤ LỤC 07
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HỖ TRỢ ĐỊA PHƯƠNG
TT | Nội dung trang cấp | Số lượng máy, thiết bị phân theo tổng số doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn | Kinh phí tối đa (triệu đồng/chiếc) | |
Có từ 20.000 doanh nghiệp trở lên | Có dưới 20.000 doanh nghiệp | |||
I | Thiết bị giám sát môi trường lao động (loại kiểm tra nhanh) |
|
|
|
a | Độ ẩm | 02 | 01 | 15 |
b | Bụi | 02 | 01 | 77 |
c | Ồn | 02 | 01 | 20 |
d | Rung | 02 | 01 | 28 |
đ | Hơi khí độc | 01 | 01 | 170 |
e | Điện từ trường | 01 | 01 | 10 |
g | Bức xạ nhiệt | 01 | 01 | 15 |
h | Ánh sáng | 01 | 01 | 10 |
i | Áp lực không khí | 01 | 01 | 12 |
k | Điện trở đất | 01 | 01 | 38 |
l | Vận tốc gió | 02 | 01 | 23 |
II | Máy, thiết vị văn phòng phục vụ thanh tra, kiểm tra |
|
|
|
a | Máy ảnh | 01 | 01 | 10 |
b | Máy tính xách tay | 01/02 cán bộ | 01/03 cán bộ | 20 |
c | Máy tính để bàn | 01/02 cán bộ | 01/03 cán bộ | 10 |
d | Máy in xách tay | 01 | 0 | 15 |
e | Máy chiếu | 01 | 01 | 15 |
f | Thiết bị đo cách điện của thiết bị điện | 01 | 01 | 15 |
g | Máy ghi âm | 01 | 01 | 03 |
h | Ống nhòm | 01 | 01 | 05 |
Việc tổ chức trang cấp thực tế phải lưu ý vào các nội dung sau:
o Đối với các trang thiết bị trong Quyết định này thuộc hạng mục đã được Bộ Tài chính ban hành trong các tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc (như máy tính để bàn, bàn làm việc...) thì việc xác định số lượng, đối tượng được trang cấp và dự kiến kinh phí phải thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
o Căn cứ kinh phí thực tế được cấp để triển khai Dự án 1 hàng năm cho cơ quan, đơn vị để lập kế hoạch, dự toán kinh phí, tổ chức mua sắm, sử dụng trang thiết bị theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
PHỤ LỤC 08
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
STT | Nội dung | Huấn luyện lần đầu (giờ) | Huấn luyện định kỳ |
1 | Những vấn đề cơ bản về bảo hộ lao động | 2 | 1 |
2 | Hệ thống pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động | 2 | 1 |
3 | Công tác an toàn - vệ sinh lao động tại tại cơ sở | 4 | 2 |
4 | Các yếu tố có hại, phương pháp xác định và các biện pháp phòng chống. | 4 | 2 |
5 | Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, phương pháp xác định và biện pháp phòng chống | 2 | 2 |
a | Các yếu tố nguy hiểm |
|
|
b | Phương pháp xác định |
|
|
c | Biện pháp phòng chống (bao gồm cả ứng cứu khẩn cấp) |
|
|
d | Giới thiệu phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro |
|
|
6 | Kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở | 2 | 1 |
7 | Kỹ năng, nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo tai nạn lao động ở cơ sở. | 1 | 1 |
8 | Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc theo phương pháp wise | 3 | 2 |
a | Giới thiệu phương pháp wise |
|
|
b | Các nội dung của phương pháp wise |
|
|
9 | Đi thực tế | 4 | 4 |
| Tổng số | 24 | 16 |
PHỤ LỤC 09
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
STT | Nội dung | Thời lượng HL lần đầu (giờ) | Thời lượng định kỳ |
I | Những quy định chung về công tác AT-VSLĐ | 16 | 8 |
1 | Kiến thức cơ bản về công tác an toàn vệ sinh lao động | 1 | 0,5 |
1.1 | Một số khái niệm thường gặp |
|
|
1.2 | Mục đích và ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động |
|
|
1.3 | Tính chất và nội dung của công tác an toàn vệ sinh lao động |
|
|
2 | Hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh lao động | 2 | 1 |
2.1 | Hệ thống luật pháp về an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam |
|
|
2.2 | Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động |
|
|
2.3 | Giới thiệu một số chế độ bảo hộ lao động hiện hành |
|
|
2.4 | Chế độ khen thưởng và xử phạt về an toàn vệ sinh lao động |
|
|
3 | Qui tắc chung về An toàn lao động và nội quy an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp | 2 | 1 |
3.1 | Qui tắc chung về An toàn lao động |
|
|
3.2 | Nội qui an toàn lao động của cơ sở |
|
|
4 | Những yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động và các biện pháp phòng ngừa | 2 | 1 |
4.1 | Một số khái niệm |
|
|
4.2 | Tai nạn lao động |
|
|
4.3 | Các giải pháp kỹ thuật an toàn cơ bản để phòng ngừa tai nạn lao động |
|
|
4.4 | Phòng cháy, chữa cháy |
|
|
5 | Những yếu tố có hại trong sản xuất và các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của chúng | 3 | 1 |
5.1 | Kiến thức cơ bản |
|
|
5.2 | ảnh hưởng của các yếu tố có hại đến sức khỏe người lao động |
|
|
5.3 | Những biện pháp phòng ngừa các yếu tố có hại |
|
|
6 | Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc theo phương pháp WISE | 3 | 2 |
6.1 | Giới thiệu phương pháp WISE |
|
|
6.2 | Các nội dung của phương pháp WISE |
|
|
6.3 | Những đóng góp của người lao động trong cải thiện điều kiện lao động |
|
|
7 | Công dụng, cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân | 1 | 0,5 |
7.1 | Khái niệm |
|
|
7.2 | Điều kiện cấp phát |
|
|
7.3 | Giới thiệu một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân |
|
|
7.4 | Các quy tắc trong lựa chọn và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân |
|
|
8 | Hướng dẫn sơ, cấp cứu tại nơi làm việc | 2 | 1 |
8.1 | Nguyên tắc sơ, cấp cứu ban đầu |
|
|
8.2 | Thực hành sơ cấp cứu trong một số trường hợp |
|
|
II | Một số nội dung chuyên sâu về quy trình làm việc và xử lý sự cố (Áp dụng riêng cho người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động) | 8 | 8 |
| Tổng số | 24 | 16 |
PHỤ LỤC 10
NỘI DUNG CHI PHÍ HUẤN LUYỆN - HỖ TRỢ HUẤN LUYỆN
STT | Nội dung | Tự tổ chức huấn luyện | Hỗ trợ huấn luyện người lao động | Ghi chú |
I | Chi phí chung |
|
|
|
1 | Thuê hội trường, thiết bị, maket | x |
|
|
2 | Thù lao giảng bài của giảng viên | x | x |
|
3 | Tiền phòng nghỉ cho giảng viên | x | x |
|
4 | Phụ cấp lưu trú cho giảng viên | x | x |
|
5 | Hỗ trợ tiền ăn giảng viên | x | x |
|
6 | Phô tô bài giảng của giảng viên | x | x |
|
7 | Sách huấn luyện | x | x | Sách phát miễn phí hoặc được mua theo đơn giá |
8 | Văn phòng phẩm: bút, vở, cặp bìa | x |
|
|
9 | Giải khát giữa giờ | x |
|
|
10 | Hỗ trợ tiền ăn cho học viên | x |
| Tùy theo từng đối tượng |
11 | Chấm bài kiểm tra | x | x |
|
12 | In giấy chứng nhận | x |
|
|
13 | Chi khác (bưu phí, phục vụ...) | x |
|
|
II | Hỗ trợ công tác phí cho học viên |
|
| Chi cho người lao động thuộc khu vực đặc biệt ưu tiên ngăn chặn tai nạn lao động, như khai thác đá, xây dựng dân dụng ... |
1 | Kinh phí đi lại: Tính theo km |
|
| |
2 | Tiền phòng nghỉ |
|
| |
III | Công tác phí (nội tỉnh) của Ban tổ chức |
|
|
|
1 | Tiền phòng nghỉ cho ban tổ chức | x |
|
|
2 | Phụ cấp lưu trú cho ban tổ chức | x |
|
|
3 | Chi phí đi lại | x |
|
|
IV | Công tác phí khi mời cán bộ Trung ương xuống giảng dạy tại ĐP | x | x | Chỉ mời cán bộ từ Trung ương xuống giảng dạy khi địa phương không đủ năng lực giảng dạy |
PHỤ LỤC 11
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG VIÊN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ CÁN BỘ XÃ PHƯỜNG, QUẬN HUYỆN
TT | Nội dung | Thời lượng (tiết) | |
Quận huyện | Xã phường | ||
I | Kiểm tra nhận thức đầu vào (Đánh giá kiến thức ban đầu làm cơ sở đánh giá chất lượng lớp học) | 1 | 1 |
II | KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG | 13 | 11 |
1 | Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động | 2 | 1.5 |
1.1 | Một số khái niệm thường gặp - Bảo hộ lao động; - Điều kiện lao động - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | 0,5 | 0,5 |
1.2 | Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam | 1,5 | 1 |
a | Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam (Mô hình hóa các lĩnh vực, nội dung chính được quy định về an toàn vệ sinh lao động) |
|
|
b | Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam | 0,5 | 0,5 |
c | Phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động | 1 | 0,5 |
2 | Một số quy định cụ thể về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở (Nêu mục đích, ý nghĩa; nội dung cơ bản của các quy định) | 4 | 4 |
2.1 | Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở | 1 | 1 |
2.2 | Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động | 0,5 | 0,5 |
2.3 | Các chế độ bảo hộ lao động - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động - Trang cấp Phương tiện bảo vệ cá nhân - Chăm sóc sức khỏe người lao động - Quy định đối với lao động đặc thù - Các quy định đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm | 1,5 | 1,5 |
2.4 | Công tác khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (Quy trình, trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm) | 0,5 | 0,5 |
2.5 | Khen thưởng, kỷ luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động | 0,5 | 0,5 |
3 | Cải thiện điều kiện làm việc tại cơ sở/doanh nghiệp - Nêu rõ quy trình cải thiện điều kiện làm việc từ khâu nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại; đánh giá nguy cơ, đề xuất cải thiện; lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện - Giới thiệu một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp giáo dục hành động: Wind, Wise, Wiscon... (Giảng viên chọn một trong các phương pháp cho phù hợp với đối tượng huấn luyện) | 6 | 4 |
4 | Thảo luận | 1 | 1,5 |
III | Một số kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông | 24 | 18 |
1 | Nhiệm vụ và quyền lợi của truyền thông viên về an toàn vệ sinh lao động (Liên hệ thực tiễn và thảo luận giữa nhóm học viên và giảng viên). | 2 | 2 |
2 | Các kỹ năng truyền thông - Cung cấp kỹ năng cơ bản truyền đạt thông tin theo đối tượng thụ hưởng (thuyết trình, thảo luận nhóm, dẫn dắt, thuyết phục, ..) - Các bước và công cụ tổ chức truyền thông trong doanh nghiệp/làng nghề - Thực hành các kỹ năng đã học | 8 | 6 |
3 | Các kỹ năng khác - Tổ chức huấn luyện - Giám sát, đánh giá tại doanh nghiệp, cơ sở | 4 | 1 |
4 | Thực tế tại doanh nghiệp/làng nghề | 4 | 4 |
5 | Thảo luận và xây dựng phương án | 6 | 4 |
IV | Kiểm tra cuối giờ | 2 | 2 |
| Tổng số | 40 | 32 |
PHỤ LỤC 12
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
STT | Nội dung | Thời lượng (tiết) | |
Giảng viên nguồn cấp tỉnh | Giảng viên cấp cơ sở | ||
I | Kỹ năng giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động | 24 | 14 |
1 | Giới thiệu những chương trình, nội dung cơ bản trong công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. | 3 | 1 |
Liên hệ thực tiễn và thảo luận giữa nhóm học viên và giảng viên. | 1 | 1 | |
2 | Tổng quan về các phương pháp giảng dạy, giới thiệu phương pháp giảng dạy tích cực. | 4 | 2 |
3 | Các phương pháp giảng dạy: |
|
|
- Phương pháp thuyết trình. | 4 | 2 | |
- Phương pháp thuyết trình và thảo luận nhóm. | 2 | 2 | |
- Kỹ năng đóng vai giao tiếp, dẫn dắt thuyết phục. | 2 | 1 | |
- Phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp đưa ra tình huống và thực hiện làm việc thảo luận theo nhóm. - Phương pháp truyền đạt và học qua trải nghiệm. | 4 | 2 | |
4 | Thực hành tổng hợp các kỹ năng sư phạm giảng dạy | 4 | 3 |
II | Phương pháp giáo dục hành động trong an toàn vệ sinh lao động | 16 | 10 |
1 | Phương pháp giáo dục hành động: minh họa WISE cải thiện điều kiện lao động. | 4 | 2 |
2 | Tham quan thực tế (thu thập hình ảnh, tư liệu xây dựng nội dung bài giảng an toàn vệ sinh lao động do nhóm học viên tự chọn đăng ký chuyên đề) tại doanh nghiệp. | 4 | 4 |
3 | Xây dựng, thuyết trình bài giảng mẫu có áp dụng kết quả kiểm định của nhóm học viên. | 8 | 4 |
| Tổng số | 40 | 24 |
Ghi chú:
1. Một tiết = 45 phút = 1 giờ học tập; một ngày học không quá 8 giờ.
2. Học viên
2.1. Lớp giảng viên nguồn cấp tỉnh
- Yêu cầu:
+ Là cán bộ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố cử đi tham dự để làm giảng viên nguồn cho địa phương; hoặc là những người tự nguyện và có nhu cầu tham gia làm giảng viên nguồn về an toàn vệ sinh lao động
+ Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về công tác an toàn vệ sinh lao động
- Nhiệm vụ và quyền hạn (sau khi và có giấy chứng nhận đạt yêu cầu tại khóa đào tạo giảng viên nguồn do Chương trình tổ chức hoặc được Ban quản lý Dự án thừa nhận):
+ Được làm giảng viên huấn luyện về kỹ năng giảng dạy cho giảng viên cấp cơ sở; huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương đối với lớp huấn luyện người lao động, người sử dụng lao động, tùy theo trình độ chuyên môn và năng lực của giảng viên.
+ Được tham gia tổ chức các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
+ Tham gia truyền thông về an toàn vệ sinh lao động (hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động, tuyên truyền những điển hình tốt...).
+ Định kỳ hằng năm, viết báo cáo kết quả tham gia triển khai huấn luyện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc nơi tổ chức huấn luyện giảng viên đó.
+ Được hỗ trợ kinh phí cho giảng viên theo quy định hiện hành khi tham gia giảng dạy.
+ Được hỗ trợ kinh phí như truyền thông viên khi tham gia làm truyền thông.
2.2. Lớp giảng viên nguồn cấp cơ sở
- Yêu cầu:
+ Là cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động, cán bộ y tế, thành viên hội đồng bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh viên và có kiến thức, kỹ năng truyền đạt, có khả năng tổ chức, thuyết trình
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
- Nhiệm vụ và quyền hạn (sau khi và có giấy chứng nhận đạt yêu cầu tại khóa đào tạo giảng viên nguồn do Chương trình tổ chức hoặc được Ban quản lý Dự án thừa nhận):
+ Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho cơ sở, doanh nghiệp;
+ Tổ chức huấn luyện, làm giảng viên huấn luyện người lao động tại doanh nghiệp mình.
+ Được làm giảng viên huấn luyện người lao động tại các doanh nghiệp khác nếu doanh nghiệp có nhu cầu mời.
+ Tham gia truyền thông về an toàn vệ sinh lao động (hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động, tuyên truyền những điển hình tốt...) tại doanh nghiệp.
+ Được hỗ trợ kinh phí cho giảng viên theo quy định hiện hành khi tham gia giảng dạy hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác hoặc theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Được hỗ trợ kinh phí như truyền thông viên khi tham gia làm truyền thông cho các doanh nghiệp khác hoặc tại doanh nghiệp theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
PHỤ LỤC 13
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU
I. Thực hiện mục tiêu tuyên truyền đến các doanh nghiệp
Bước 1. Xác định mục tiêu và phương án triển khai
a) Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương
- Xác định tổng số doanh nghiệp; Thực trạng triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động;
- Đối tượng ưu tiên truyền thông (lưu ý phối hợp hoạt động xây dựng hệ thống quản lý của dự án 1 để đảm bảo hiệu quả).
b) Đánh giá năng lực triển khai
- Kinh phí: Dự kiến kinh phí, ngân sách trung ương, địa phương; khả năng đối ứng của doanh nghiệp.
- Nhân sự: Đánh giá năng lực đội ngũ tư vấn, truyền thông viên tại địa phương; dự kiến khả năng liên kết đội ngũ tư vấn trung ương, địa phương khác
c) Xây dựng mục tiêu, kế hoạch triển khai
- Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng tiến hành xây dựng mục tiêu trong năm cho phù hợp.
- Trên cơ sở mục tiêu, xác định phương án triển khai, với các nội dung cơ bản:
+ Dự kiến đội ngũ truyền thông viên
+ Cách thức, công cụ tổ chức truyền thông;
Ví dụ: Xác định mục tiêu truyền thông chuyên sâu 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp ước tính có 100 lao động; có thể xác định các chỉ số khác như sau:
+ Số lượng truyền thông viên là 20 (mỗi truyền thông viên phụ trách 10 doanh nghiệp).
+ Thực hiện truyền thông với mục tiêu phát ít nhất 01 bộ tranh áp phích (2 lần/năm,) phát tờ rơi 4 tháng/ lần tới trên 50% (10.000) người lao động trong doanh nghiệp, phát sổ tay tới ít nhất 10% số người lao động trực tiếp (2.000 người), cung cấp 01 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động với nội dung phù hợp tới từng doanh nghiệp
---> Cần ít nhất 400 bộ tranh áp phích, 30.000 tờ rơi, 4.000 sổ tay các loại, 200 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động)
+ Thực hiện tuyên truyền khác: 01 hội thảo; 01 hội thi doanh nghiệp cùng ngành.
Bước 2. Lựa chọn truyền thông viên
- Xác định truyền thông viên: Ưu tiên sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh tại doanh nghiệp (nếu có); sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương
- Tổ chức hội thảo chuyên đề (nếu cần) để tập hợp các truyền thông viên
- Tập huấn và củng cố kỹ năng truyền thông (nếu cần):
+ Thời gian 3 - 5 ngày
+ Chương trình: Tham khảo Phụ lục 11- Chương trình huấn luyện truyền thông viên là cán bộ xã phường để điều chỉnh nội dung chuyên môn cho phù hợp.
- Thực hiện ký hợp đồng và giao nhiệm vụ
+ Tính toán số ngày công giao khoán:
TT | Nhiệm vụ truyền thông | Số ngày công tối đa /1 doanh nghiệp | Số lần thực hiện trong năm |
1 | Phát tranh áp phích, tờ rơi | 1/3 | 2 - 3 |
2 | Truyền thông tư vấn tại doanh nghiệp | 1/3 | 2 - 3 |
3 | Giám sát và đánh giá | 1/3 | 2 - 3 |
+ Tính chi phí 1 ngày công: áp dụng theo công chuyên gia tư vấn tại Phục lục 5 hoặc thực hiện khoán công tác phí theo quy định pháp luật hiện hành.
Bước 3. Thực hiện truyền thông
- Truyền thông viên thực hiện việc phát tài liệu truyền thông và tư vấn theo cam kết;
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ khác:
+ 01 hội thảo chuyên đề về cải thiện điều kiện tại nơi làm việc; ngay tại địa bàn tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ 01 Hội thi về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp.
- Các truyền thông viên có thể kết hợp với việc xây dựng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động được hướng dẫn tại Dự án 1 (theo các bước hướng dẫn tại Phụ lục số 2, 3).
Bước 4. Đánh giá kết quả
a) Xây dựng báo cáo đánh giá với các thông tin sau:
- Các phản hồi về công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Các thông tin đã xác nhận quá trình triển khai tổ chức thực hiện
- Các số liệu về tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật và sự cố liên quan đến công việc.
- Các thiệt hại xảy ra.
- Các hạn chế, khiếm khuyết về truyền thông.
b) Địa phương định kỳ kiểm tra việc thực hiện các truyền thông viên
Bước 5. Hội thảo và báo cáo kết quả
- Tổ chức các buổi thảo luận chuyên gia và truyền thông viên về kết quả.
- Báo cáo tổng hợp kết quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, triển khai mở rộng.
II. Thực hiện mục tiêu tuyên truyền đến các làng nghề
Bước 1. Xác định mục tiêu và phương án triển khai
a) Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
- Xác định tổng số làng nghề, số doanh nghiệp, cơ sở và người lao động;
- Thực trạng triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động;
- Đối tượng ưu tiên truyền thông: lưu ý phối hợp dự án 1 để đảm bảo hiệu quả.
b) Đánh giá năng lực triển khai:
- Kinh phí: Dự kiến kinh phí cần thiết; ngân sách trung ương, địa phương;
- Nhân sự: Đánh giá năng lực đội ngũ tư vấn, truyền thông viên sẵn có
c) Xây dựng mục tiêu, kế hoạch triển khai
- Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng tiến hành xây dựng mục tiêu trong năm cho phù hợp.
- Trên cơ sở mục tiêu, xác định phương án triển khai, với các nội dung cơ bản:
+ Dự kiến đội ngũ truyền thông viên
+ Cách thức, công cụ tổ chức truyền thông;
Ví dụ: Xác định mục tiêu truyền thông 30 làng nghề, mỗi làng nghề ước tính có 20 cơ sở; mỗi cơ sở bình quân 20 lao động; có thể xác định các chỉ số khác như sau
+ Số lượng truyền thông viên là 30 (mỗi truyền thông viên phụ trách 1 làng nghề)
+ Thực hiện truyền thông với mục tiêu: 15 cơ sở/ làng nghề được phát tranh áp phích với tần suất 2 lần/năm; 15 cơ sở/làng nghề được phát tờ rơi theo tần suất 4 tháng/lần tới trên 50% tổng số lao động; 20 số cơ sở/làng nghề được phát bộ sách hướng dẫn về cải thiện điều kiện lao động (tức là cần ít nhất: 15 cơ sở x 2 lần x 30 làng nghề = 900 bộ tranh áp phích; 15 cơ sở x 30 làng nghề x 3 lần x 10 người lao động = 13.500 tờ rơi; 20 cơ sở x 30 làng = 600 bộ sách hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động)
+ Tuyên truyền trên đài phát thanh xã, phường nơi có làng nghề: 4 lần/ tháng 8 tháng x 30 làng nghề = 960 lần;
Bước 2. Lựa chọn truyền thông viên
- Xác định truyền thông viên: Ưu tiên cán bộ xã, phường, quận huyện làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương
- Tập huấn và củng cố kỹ năng truyền thông:
+ Thời gian 3 - 5 ngày
+ Chương trình: Tham khảo Phụ lục 11
- Thực hiện ký hợp đồng và giao nhiệm vụ
+ Tính toán số ngày công giao khoán:
TT | Nhiệm vụ truyền thông | Số ngày công tối đa /1 cơ sở trong làng nghề | Số lần thực hiện trong năm |
1 | Phát tranh áp phích, tờ rơi | 1/5 | 3 |
2 | Truyền thông tư vấn tại cơ sở | 1/5 | 3 |
3 | Giám sát và đánh giá | 1/5 | 3 |
+ Chi phí 1 ngày công: áp dụng khoán công tác phí theo quy định pháp luật hiện hành.
Bước 3. Thực hiện truyền thông
- Truyền thông viên thực hiện việc phát tài liệu truyền thông và tư vấn
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ khác: hội thảo; hội thi, tuyên truyền trên đài phát thanh xã
Bước 4. Đánh giá kết quả
a) Xây dựng báo cáo đánh giá với các thông tin sau:
- Các phản hồi về công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Các thông tin đã xác nhận quá trình triển khai tổ chức thực hiện
- Các số liệu về tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật và sự cố liên quan đến công việc.
- Các hạn chế, khiếm khuyết về mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động.
b) Địa phương định kỳ kiểm tra việc thực hiện các truyền thông viên
Bước 5. Hội thảo và báo cáo kết quả
- Tổ chức các buổi thảo luận chuyên gia và truyền thông viên về kết quả.
- Báo cáo tổng hợp kết quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, triển khai mở rộng.
PHỤ LỤC 14
HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
(THAM KHẢO)
I. Mục tiêu 2015
Địa phương A có mục tiêu cần phải đạt năm 2015 được nêu tại Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây.
Bảng 1- Mục tiêu Dự án 1
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động (số lớp tối đa) | Triển khai mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (số tối thiểu | Thống kê người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động | ||
Số lớp | Số DN được hướng dẫn, tư vấn | Số DN áp dụng hiệu quả | ||
Mục tiêu 1 | Mục tiêu 2 | Mục tiêu 3 | ||
3 lớp | 6 | 300 | 80 | Tất cả các xã, phường, quận huyện |
Bảng 2. Mục tiêu Dự án 3
Huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (số lớp/hoặc người tối thiểu được HL) | Huấn luyện người lao động (số lớp/hoặc người tối thiểu được HL) | Số đơn vị được phổ biến thông tin phù hợp (số tối thiểu) | |||
Trực tiếp huấn luyện | Hỗ trợ Huấn luyện | Trực tiếp huấn luyện | Hỗ trợ Huấn luyện | Tỷ trọng làng nghề | Số doanh nghiệp |
Mục tiêu 4 | Mục tiêu 5 | Mục tiêu 6 | Mục tiêu 7 | ||
4/160 | 3/150 | 8/320 | 24/960 | 20% | 350 |
II. Xây dựng kế hoạch
A. Kế hoạch thực hiện Dự án 1
1. Mục tiêu 1: Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
- Triển khai 2 lớp huấn luyện các bộ xã phường;
- Mỗi lớp 50 người.
2. Mục tiêu 2: Triển khai mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
a) Huấn luyện mô hình quản lý:
- 6 lớp; 60 DN/lớp (tổng số 360 doanh nghiệp);
- Mỗi doanh nghiệp từ 1 ÷ 2 người (doanh nghiệp lớn 2 người, doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 người) → Tổng số có 600 người (100 người/lớp)
b) Tư vấn hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp:
- Giả định cần tư vấn 100 doanh nghiệp (lớn hơn 80); số doanh nghiệp hướng dẫn điểm là 5, căn cứ vào Phụ lục 5 thì số ngày công thuê chuyên gia là:
100 x (1/2 x 1 + 1 x 2 + 1/2 x 2) + 5 x (4 x 1 + 1 x 1 + 3 x 1 + 1,5 x 5 + 2 x 1) = 350 + 87,5 = 437,5 (ngày công)
- Các nội dung chính triển khai theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 gồm:
+ Thuê chuyên gia tư vấn thực hiện toàn bộ các công việc từ tập huấn, tư vấn đến giám sát, đánh giá các doanh nghiệp tư vấn (bao gồm cả doanh nghiệp làm điểm) với số ngày công tạm tính đã nêu
+ Chi trả các khoản hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp làm điểm:
● Hỗ trợ bằng hiện vật (xây dựng góc bảo hộ lao động; trang bị phương tiện bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, bảng nội quy lao động...) ước tính 15 triệu đồng/doanh nghiệp;
● Các nội dung chi khi huấn luyện lần 1, lần 2 (không bao gồm chi giảng viên vì tư vấn viên đã được trả công; tiền thuê phòng): tài liệu, nước uống.
3. Mục tiêu 3: Thống kê qua các năm trước thì số người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động bình quân là 250 người.
B. Kế hoạch thực hiện Dự án 3
1. Mục tiêu 4:
- Huấn luyện người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp: 4 lớp; 50 người/lớp → tổng số 200 người (bao gồm người làm công tác an toàn vệ sinh lao động; người sử dụng lao động ở doanh nghiệp chưa có người làm công tác an toàn vệ sinh lao động);
- Hỗ trợ huấn luyện: 3 lớp; 50 người/lớp → tổng số 150 người (dự kiến hỗ trợ 3 lớp do Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của địa phương A thực hiện)
2. Mục tiêu 5:
- Trực tiếp huấn luyện cho người lao động: 8 lớp; 50 người/lớp → tổng số 400 người.
- Hỗ trợ huấn luyện cho người lao động là: 24 lớp; 50 người/lớp → tổng số 1.200 người (Dự kiến chỉ hỗ trợ các lớp do doanh nghiệp tự tổ chức).
3. Mục tiêu 6: Truyền thông làng nghề.
a) Mục tiêu cụ thể:
- Địa phương có tổng số 75 làng nghề, vậy 20% của 75 làng nghề tương ứng với 15 làng nghề; mỗi làng nghề ước tính có 20 cơ sở; mỗi cơ sở bình quân 20 lao động, xây dựng kế hoạch truyền thông như sau:
- Truyền thông viên: 15 người là các cán bộ cấp xã tại làng nghề.
- Nhiệm vụ truyền thông viên: 15 cơ sở/làng nghề được phát tranh áp phích với tần suất 2 lần/năm; 15 cơ sở/làng nghề được phát tờ rơi theo tần suất 4 tháng/lần tới trên 50% tổng số lao động; 5 cơ sở/làng nghề được phát bộ sách hướng dẫn về cải thiện điều kiện lao động. Do đó cần ít nhất: 15 cơ sở x 2 lần x 15 làng nghề = 450 bộ tranh áp phích; 15 cơ sở x 15 làng nghề x 3 lần x 10 người lao động = 6.750 tờ rơi; 5 cơ sở x 15 làng = 75 bộ sách hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động).
Giả sử đã có 05 mẫu (tranh, sách, tờ rơi) do Trung ương cấp phù hợp với làng nghề, còn lại 10 mẫu còn thiếu thì đề nghị Trung ương cấp hoặc in bổ sung. Giả sử trong trường hợp này, Địa phương A tự thiết kế và in.
- Tuyên truyền trên đài phát thanh xã, phường nơi có làng nghề: 4 lần/ tháng x 8 tháng x 15 làng nghề = 480 lần.
b) Xây dựng các nội dung công việc:
- Tập huấn truyền thông viên: 01 lớp; 05 ngày (kết hợp với huấn luyện cán bộ xã, phường làm công tác an toàn vệ sinh lao động).
- Xác định tổng số ngày công giao khoán (bảng tính theo Phụ lục 13):
15 làng x [15 cơ sở/làng x (1/5 ngày công/cơ sở x 3 lần + 1/5 ngày công/cơ sở x 3 lần + 1/5 ngày công/cơ sở x 3 lần)] = 405 ngày công
- Xác định công cụ truyền thông:
+ Cần 450 bộ tranh áp phích; 6.750 tờ rơi; 225 bộ sách hướng dẫn cải thiện ĐKLĐ; Trung ương cấp 5 bộ mẫu cho 5 làng nghề; còn 10 làng nghề tự in tờ rơi và tranh áp phích (300 bộ tranh mỗi bộ 1 loại tranh và 4.500 tờ rơi);
Tuyên truyền trên đài phát thanh xã, phường: 4 lần/tháng x 8 tháng x 15 làng nghề; Nội dung tuyên truyền theo đề cương mẫu của Trung ương về cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Giao cho truyền thông viên hoặc hợp đồng với xã, phường để phát thanh.
4. Mục tiêu 7: Truyền thông doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a) Mục tiêu cụ thể:
Số doanh nghiệp cần truyền thông là 250 doanh nghiệp (ngoài 100 doanh nghiệp được hướng dẫn, tư vấn ở Dự án 1), dự kiến sẽ truyền thông chuyên sâu cả 250 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp ước tính có 100 lao động; có thể xác định các chỉ số khác như sau:
+ Số lượng truyền thông viên là 30 (mỗi truyền thông viên phụ trách 7-10 doanh nghiệp);
+ Thực hiện truyền thông: phát ít nhất 01 bộ tranh áp phích 2 lần/năm; tờ rơi 3 lần/ năm tới trên 50% (tương ứng với 250x50 = 12.500) người lao động trong doanh nghiệp, phát sổ tay tới ít nhất 10% số người lao động trực tiếp (2.500 người), cung cấp 01 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động với nội dung phù hợp tới từng doanh nghiệp (tức là cần ít nhất 250 bộ tranh áp phích, 37.500 tờ rơi, 2.500 sổ tay các loại, 250 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động).
b) Xây dựng các nội dung công việc:
- Tập huấn truyền thông viên: 01 lớp; 03 ngày (kết hợp với lớp huấn luyện giảng viên nguồn cơ sở tại Phụ lục 13 thì thời lượng sẽ là 05 ngày).
- Xác định tổng số ngày công giao khoán (bảng tính theo Phụ lục 13):
250 doanh nghiệp x (1/3 ngày công x 2 lần + 1/3 ngày công x 2 lần + 1/3 ngày công x 2 lần) = 500 ngày công.
- Xác định công cụ truyền thông: Cần 250 bộ tranh áp phích, 37.500 tờ rơi, 2.500 sổ tay các loại, 250 bộ sách về an toàn vệ sinh lao động; địa phương tự đặt in, mua toàn bộ vì Trung ương không có.
- Tổ chức 01 hội thảo đánh giá kết quả.
III. Khái toán kinh phí (bao gồm cả kinh phí Trung ương và địa phương)
TT | Nội dung chi | ĐVT | Số lượng | Đơn giá tham khảo (đồng) | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
I | Triển khai Dự án 1 |
|
|
| 512.500.000 |
|
1 | Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động | Lớp | 2 | 20.000.000 | 40.000.000 |
|
2 | Triển khai mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp |
|
|
| 392.500.000 |
|
2.1 | Huấn luyện mô hình quản lý | lớp | 6 | 30.000.000 | 180.000.000 | Phụ lục 02 |
2.2. | Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp |
|
|
| 192.500.000 |
|
A | Chi công tư vấn | công | 437,5 | 200.000 | 87.500.000 | Mức cụ thể tùy theo cấp độ chuyên gia tại Phụ lục 05 |
b | Hỗ trợ hiện vật cho doanh nghiệp làm điểm | Dn | 5 | 15.000.000 | 75.000.000 | Phụ lục 02 |
c | Hỗ trợ huấn luyện (tài liệu, nước uống tại doanh nghiệp làm điểm) | lần | 10 | 3.000.000 | 30.000.000 | Phụ lục 02 |
2.3 | Dự phòng phát sinh các chi phí hợp pháp khác |
|
|
| 20.000.000 |
|
3 | Thống kê người dân địa phương chết do tai nạn lao động |
|
|
| 20.000.000 | Phụ lục 06 |
a | Chi cho người cấp tin | phiếu | 250 | 30.000 | 7.500.000 |
|
b | Chi cho điều tra viên | phiếu | 250 | 30.000 | 7.500.000 |
|
c | Xử lý, tổng hợp | lần | 1 | 5.000.000 | 5.000.000 |
|
4 | Tham dự tập huấn do Trung ương tổ chức | lần | 2 | 30.000.000 | 60.000.000 |
|
II | Triển khai Dự án 3 |
|
|
| 747.500.000 |
|
1 | Huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp |
|
|
| 92.000.000 |
|
1.1 | Trực tiếp huấn luyện | lớp | 4 | 20000000 | 80.000.000 |
|
1.2 | Hỗ trợ huấn luyện | lớp | 3 | 4000000 | 12.000.000 |
|
2 | Huấn luyện người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động |
|
|
| 168.000.000 |
|
2.1 | Trực tiếp huấn luyện | lớp | 8 | 15.000.000 | 120.000.000 |
|
2.2 | Hỗ trợ huấn luyện | lớp | 24 | 2.000.000 | 48.000.000 |
|
3 | Tuyên truyền đến làng nghề |
|
|
| 173.500.000 | Phụ lục 13 |
3.1 | Huấn luyện truyền thông viên là cán bộ xã, phường | lớp | 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
3.2 | Trả công truyền thông viên (tiền công 1 ngày tùy theo định mức công tác phí khoán của từng địa phương) | công | 405 | 150.000 | 60.750.000 |
|
3.3. | In tranh áp phích 300 bộ | tờ | 300 | 20.000 | 6.000.000 |
|
3.4 | ln tờ tơi | tờ | 4.500 | 1.500 | 6.750.000 |
|
3.5 | Phát thanh trên đài | đài | 15 | 4.000.000 | 60.000.000 |
|
3.6 | Các khoản chi hợp pháp khác: (công tác phí giám sát của cán bộ Sở, in , phô tô tài liệu phát sinh ...) |
|
|
| 10.000.000 |
|
4 | Tuyên truyền đến doanh nghiệp |
|
|
| 244.000.000 | Phụ lục 13 |
4.1 | Huấn luyện truyền thông viên là cán bộ xã, phường | lớp | 1 | 4.000.000 | 4.000.000 |
|
4.2 | Trả công truyền thông viên (tiền công 1 ngày tùy theo định mức công tác phí khoán của từng địa phương) | công | 500 | 150.000 | 75.000.000 |
|
4.3 | ln tranh áp phích | tờ | 250 | 20.000 | 5.000.000 | Có thể đề nghị Trung ương cấp miễn phí |
4.4 | In tờ tơi | tờ | 37.500 | 1.200 | 45.000.000 | |
4.5 | in sách | cuốn | 2.500 | 20.000 | 50.000.000 | |
4.6 | Mua sách | bộ | 250 | 100.000 | 25.000.000 | |
4.7 | Hội thảo đánh giá kết quả | ht | 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
4.8 | Các khoản chi hợp pháp khác: công tác phí giám sát của cán bộ Sở, in , phô tô tài liệu phát sinh ....) |
|
|
| 10.000.000 |
|
5 | Tổ chức hội thi |
|
|
| 70.000.000 |
|
|
|
|
| Tổng số | 1.260.000.000 |
|
PHỤ LỤC 15
DANH SÁCH LIÊN HỆ HỖ TRỢ, TƯ VẤN KỸ THUẬT
TT | Họ tên | Nhiệm vụ/tư vấn kỹ thuật | Địa chỉ liên lạc/ Số điện thoại/ Email |
1 | Ông Bùi Đức Nhưỡng | - Các hoạt động tổng thể tham gia Chương trình, Dự án. | 0934233788 |
2 | Bà Đỗ Thị Phin | - Công tác kế toán tài chính - Định mức chi phí cho các hoạt động | 0915344568 |
3 | Ông Nguyễn Minh Tiến | - Đầu mối thông tin qua thư điện tử - Đăng ký cấp miễn phí tài liệu của Dự án | 0913591975 antoanlaodong2015@gmail.com |
4 | Bà Nguyễn Thị Nga | - Điều tra, thống kê TNLĐ; - Phần mềm nhập số liệu TNLĐ - Truyền thông trong làng nghề (1.1). | 0912063067 nnga157@yahoo.com |
5 | Ông Bùi Doãn Trung | - Hướng dẫn quản lý hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động - Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động | trungbuidoan@gmail.com 0983980333 |
6 | Bá Phạm Thị Thúy | - Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (2.1) - Các hoạt động thông tin truyền thông về an toàn vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng (2.2). - Truyền thông trong làng nghề (1.2) - Truyền thông trong doanh nghiệp. | diepthuys@yahoo.com 0983101522 |
7 | Bà Trần Thị Thanh Thủy | - Kế hoạch Dự án 1,3 phần do Cục ATLĐ, Bộ LĐTBXH thực hiện - Đề xuất kế hoạch năm các địa phương | tranthithanhthuy76@yahoo.com 0912508216 |
8 | Bà Triệu Hồng Nhung | - Báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương (3.1) - Kiểm tra công văn đến và đi. - Quản lý theo dõi số sách đã phát miễn phí cho địa phương - Báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương (3.2) | 0943926868 thnhung.201@gmail.com |
[1] Làng nghề bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng có nghề
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây