Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 7158/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ đối với người lao động khi thực hiện di dời Công ty Dệt 8/3
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 7158/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7158/LĐTBXH-LĐTL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 25/11/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 7158/LĐTBXH-LĐTL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7158/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời công văn số 8012/VPCP-KTTH ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về đề nghị chế độ đối với người lao động khi thực hiện di dời Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3 thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3 là công ty con của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thuộc diện phải di dời theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và Quyết định số 74/2003/QĐ-UB ngày 17/6/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Vì vậy, để góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và tạo điều kiện cho công ty sớm hoàn thành việc di dời, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhất trí với đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện chế độ hỗ trợ thêm (ngoài các chế độ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành) đối với người lao động khi thực hiện di dời Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3.
2. Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Tài chính đã có công văn số 15028/BTC-QLCS ngày 05/11/2010 về việc hoàn thiện dự thảo Quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3 sẽ thuộc đối tượng áp dụng), trong đó đề xuất các chế độ hỗ trợ đối với người lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời (ngoài các chế độ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành như trợ cấp thôi việc, mất việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội…), gồm:
a) Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp phải di dời, nếu đã làm việc từ 06 tháng trở lên tại doanh nghiệp mà phải ngừng việc do di dời thì được hỗ trợ 01 tháng lương, phụ cấp lương cho mỗi tháng ngừng việc nhưng tối đa không quá 12 tháng, tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp là tiền lương theo thang lương, bảng lương thực tế tại thời điểm ngừng việc.
b) Đối với người lao động phải thôi việc, nếu đã làm việc từ 12 tháng trở lên tại doanh nghiệp thì được hỗ trợ: 01 tháng tiền lương, phụ cấp lương cho mỗi năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp; 06 tháng tiền lương, phụ cấp lương để tìm việc làm mới; người lao động có nguyện vọng học nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề tối đa 12 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Nguồn kinh phí để thực hiện các khoản hỗ trợ nêu trên được hình thành từ: tiền bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.
Vì vậy, đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế trên; trong trường hợp chưa thể ban hành Quy chế, cho phép Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thí điểm thực hiện hỗ trợ đối với người lao động theo các chế độ nêu trên.
3. Về đề xuất các chế độ hỗ trợ thêm khác (ngoài chế độ nêu tại điểm 2 công văn này) đối với người đi theo doanh nghiệp (gồm hỗ trợ mỗi năm làm việc 01 tháng lương, phụ cấp lương; mỗi tháng ngừng việc được 01 triệu đồng nhưng tối đa không quá 12 tháng; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian ngừng việc) và miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản hỗ trợ thêm đối với người lao động, đề nghị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ sung giải trình cơ sở thực tế đề xuất các chế độ này theo điều kiện đặc thù của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây