Công văn 657/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính phủ về gia nhập Công ước 144 của Tổ chức Lao động quốc tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 657/TTg-QHQT

Công văn 657/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính phủ về gia nhập Công ước 144 của Tổ chức Lao động quốc tế
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:657/TTg-QHQTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:02/05/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

tải Công văn 657/TTg-QHQT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 657/TTg-QHQT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

Số: 657/TTg-QHQT
V/v gia nhập Công ước 144 của ILO

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2008

 
 

Kính gửi: Chủ tịch nước
 

Thủ tướng Chính phủ xin báo cáo Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc Việt Nam gia nhập Công ước 144 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về "Tham khảo ba bên", như sau:

1. Nội dung cơ bản của Công ước 144

Công ước số 144 được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1976 tại Giơnevơ. Công ước gồm có 14 điều, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Quy định nghĩa vụ của các nước thành viên tham gia bao gồm: Cam kết tiến hành các thủ tục và trình tự đảm bảo tham khảo ý kiến giữa các đại diện của chính phủ, của người sử dụng lao động và của người lao động về các vấn đề thuộc hoạt động của Tổ chức Lao động quốc tế (Điểm 1, Điều 2), ít nhất mỗi năm một lần (điểm 2, Điều 5); việc tham khảo ý kiến phải thực hiện trước khi Chính phủ quyết định.

- Quy định các nội dung phải tham khảo ba bên: ý kiến trả lời của Chính phủ đối với các phiếu hỏi của ILO về Chương trình nghị sự của Hội nghị ILO hàng năm; ý kiến bình luận của Chính phủ đối với các dự thảo văn bản mà Hội nghị thảo luận; tống đạt các Công ước và Khuyến nghị của ILO lên các nhà chức trách có thẩm quyền theo Điều 19 của Điều lệ ILO; báo cáo hàng năm của Chính phủ gửi ILO về các biện pháp đã tiến hành để tạo hiệu lực cho các Công ước đã phê chuẩn, theo quy định tại Điều 22 của Điều lệ ILO.

Ngoài ra, Công ước còn quy định một số vấn đề khác như: các nội dung có thể tham khảo ba bên; bản chất của tham khảo ba bên; mục tiêu và các hình thức tham khảo ba bên.

Hiện nay đã có 122 nước trên tổng số 181 quốc gia thành viên của ILO gia nhập Công ước số 144, trong đó có 3 nước ASEAN (Philipines năm 1992, Malaysia năm 2002 và Indonesia năm 1990). Trung Quốc cũng đã gia nhập Công ước này vào ngày 2/11/1990.

2. Những thuận lợi, khó khăn khi gia nhập Công ước 144

Việc gia nhập Công ước 144 không làm phát sinh nghĩa vụ đóng góp tài chính. Gia nhập Công ước ta có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:

Thuận lợi:

- Những quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động hiện hành của nước ta về cơ bản phù hợp với các quy định của Công ước 144.

- Việc gia nhập Công ước 144 phù hợp với Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc của ILO năm 1998 mà Việt Nam đã ký tham gia, trong đó khuyến khích và tạo điều kiện để các nước thành viên gia nhập các Công ước cơ bản và các Công ước ưu tiên của Tổ chức này.

- Việc gia nhập Công ước 144 không đặt ra yêu cầu phải sửa đổi ngay lập tức các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mà chỉ cần bổ sung một số điểm nhỏ trong quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động trong thời gian tới.

Khó khăn:

- Trên thực tế, mặc dù việc tham khảo ý kiến ba bên ở nước ta đã được quy định và thực hiện, nhưng nhận thức của các bên liên quan về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế, cơ chế tham khảo ý kiến vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả tham khảo ý kiến chưa đạt như mong muốn. Tuy nhiên, đây là những khó khăn không thuộc về bản chất và dần dần sẽ được khắc phục.

3. Sự cần thiết gia nhập Công ước

Hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nước ta gia nhập Công ước trên là rất cần thiết và phù hợp với quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật nước ta nhằm áp dụng các biện pháp đảm bảo sự tham khảo ý kiến hữu hiệu giữa các đại diện của Chính phủ, của người sử dụng lao động và của người lao động về các vấn đề liên quan đến hoạt động của ILO. Việc tham khảo ý kiến ba bên góp phần nâng cao chất lượng văn bản pháp luật về lĩnh vực lao động và tạo sự đồng thuận trong quá trình thực thi pháp luật lao động và đồng thuận xã hội.

Gia nhập Công ước 144 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện các cam kết của WTO và các Hiệp định thương mại song phương như Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Đối với các nhà đầu tư nói chung (cả trong và ngoài nước) việc gia nhập Công ước 144 là căn cứ pháp lý quốc tế khẳng định quyền được tham gia ý kiến của giới lao động và giới sử dụng lao động vào việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Chính phủ. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, thông qua việc gia nhập Công ước 144, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự đánh giá cao hơn về tính kiên định và tính dân chủ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế và sẽ yên tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam.

Gia nhập Công ước 144 còn khẳng định bản chất dân chủ của nhà nước và xã hội Việt Nam, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng một thể chế dân chủ dựa trên sự đối thoại, sự tham vấn giữa công quyền và các đối tác xã hội. Gia nhập Công ước 144 còn tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho giới lao động và giới sử dụng lao động có cơ hội bàn bạc, thảo luận, qua đó thực hiện tốt hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Xét đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ý kiến của các cơ quan: Ban Đối ngoại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc Việt Nam gia nhập Công ước 144 về "Tham khảo ba bên" nêu trên.

Theo quy định của Công ước 144 và quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, việc gia nhập Công ước trên thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ trân trọng trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên (kèm theo hồ sơ);
- Thủ tướng CP (để b/c);
- PTT Phạm Gia Khiêm;
- Các Bộ: Tư pháp, Ngoại giao, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ: TH, KG, VX, KTTH, TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT (2). 24

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Gia Khiêm

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi